Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

10 Lỗi “Chết Người” Ứng Viên Thường Mắc Phải Khi Tìm Việc

Đôi khi, ứng viên có thể làm vụt mất cơ hội làm việc bởi những lỗi tưởng chừng như không đáng kể. Và nếu bạn là một nhà tuyển dụng, với những lỗi tuy đơn giản nhưng nghiêm trọng mà người tìm việc mắc phải có thể giúp bạn đánh giá được ứng viên đó là người như thế nào.

  Đôi khi, ứng viên có thể làm vụt mất cơ hội việc làm bởi những lỗi khi tìm việc mà tưởng chừng như không đáng kể. Và nếu bạn là một nhà tuyển dụng, với những lỗi tuy đơn giản nhưng nghiêm trọng mà người tìm việc mắc phải có thể giúp bạn đánh giá được ứng viên đó là người như thế nào.

Sau đây là 10 lỗi “chết người” mà mỗi nhà tuyển dụng cần lưu ý khi xem xét đơn xin việc cũng như sơ yếu lí lịch của ứng viên.

Hãy cân nhắc những ứng viên mắc phải những lỗi sau:

1. Không theo quy trình xin việc của công ty bạn:

Nó quan trọng vì: Khi làm theo hướng dẫn của công ty để ứng tuyển, có thể qua email, fax, hoặc gửi thư, ứng viên đã cho thấy được rằng họ là một người biết hợp tác và sẵn sàng làm theo các hướng dẫn. Hơn nữa, nhờ vậy mà nhà tuyển dụng có thể sắp xếp các hồ sơ đâu vào đấy trong thư mục tuyển dụng trên email.

Ứng viên nào có thể cho thấy rằng anh ta luôn sẵn sàng làm đúng quy trình nộp đơn mà không phá cách chính là người mà bạn tìm.

 

2. Lỗi đánh máy trong sơ yếu lí lịch hoặc đơn xin việc:

Nó quan trọng vì: Nếu sơ yếu lí lịch hay đơn xin việc mắc phải các lỗi đánh máy thì chứng tỏ đó là một người cẩu thả vì đã không dành nhiều thời gian xem đi xem lại hồ sơ của mình. Thêm vào đó, bạn cũng có thể đánh giá chất lượng làm việc trong tương lai của ứng viên thông qua chất lượng hồ sơ của họ.

Và ngày càng nhiều nhà quản lí dựa theo các lỗi đánh máy để loại ứng viên ra khỏi cuộc đua.

3. Không đề cập về mức lương họ muốn theo yêu cầu của bạn:

Nó quan trọng vì: Nhiều ứng viên tin rằng ngay khi bạn đọc qua lí lịch của họ và gặp trực tiếp họ thì lương bổng không còn là vấn đề nữa. Vì họ nghĩ bạn sẽ bị thuyết phục bởi lí lịch của họ.

Họ sai rồi. Công ty bạn có ngân sách, có bản mô tả công việc và bạn, với tư cách là nhà tuyển dụng, không phí thời gian với những ứng cử viên “đắt giá”.

Cùng lắm thì bạn cũng chỉ gọi điện để kiểm tra sơ bộ đối với những ứng viên như thế này. Tại sao lại dành thời gian đối với những ứng viên không thể nộp đơn theo sự hướng dẫn của bạn chứ?

4. Gửi đơn xin việc và sơ yếu lí lịch không theo bố cục:

Nó quan trọng vì: Một đơn xin việc đúng mẫu không chỉ đề cập đến tên công ty bạn ở đoạn đầu tiên. Mà nó còn có nghĩa là từng phần từng mục được chia rõ ràng, và bạn có thể biết được lí lịch của ứng viên có đáp ứng được yêu cầu của bạn hay không.

Bạn đã biết được phần giới thiệu sơ bộ trong sơ yếu lí lịch của ứng viên rồi, nên đơn xin việc là cái giúp họ tỏa sáng và chứng tỏ được liệu họ có làm tốn thời gian của bạn hay không. Những ứng viên có thể kết nối được các ý với nhau thì chứng tỏ họ là người rất tỉ mỉ, có hứng thú với công việc và đáng để bạn dành thời gian cho họ.

5. Không giải thích “khoảng trống thời gian” giữa các công việc:

Nó quan trọng vì: Khi nhìn sơ bộ qua sơ yếu lí lịch của một ứng viên bạn có thể thấy được các khoảng trống trong sự nghiệp của họ. Hãy tin tôi đi. Bạn luôn tò mò muốn biết tại sao lại có những khoảng trống này. Những chuyên gia trong lĩnh vực tìm kiếm việc làm khuyên ứng viên rằng nên giải thích tại sao lại có những khoảng trống thời gian trong nghề nghiệp như vậy trong đơn xin việc của họ.

Mặt khác, có thể bạn cũng tin rằng ứng viên này có điều gì đó không ổn.

Có thể anh ta không đáng tin cậy, gặp khó khăn trong quá trình tìm việc hoặc có nhiều lí do khác. Và sự thật thì – chắc chắn ứng viên này có vấn đề.

6. Đề cập đến những gì họ làm, chứ không phải những gì họ đã đạt được:

Nó quan trọng vì: Bạn có thật sự quan tâm nếu ứng viên có thể sử dụng được hệ thống điện thoại đa tuyến và làm trong ngành dịch vụ chăm sóc khách hàng không? Không hẳn. Bởi điều bạn muốn biết là họ đã làm như thế nào để tăng phần trăm của dịch vụ chăm sóc khách hàng lên đến 120 phần trăm. Vậy nên, sơ yếu lí lịch của ứng viên nên tập trung vào những việc đã đạt được; chẳng hạn như ứng viên đó đã được thăng chức 3 lần.

Nhờ vậy mà bạn biết được ứng viên đó đã được khen thưởng trong lĩnh vực chăm sóc khách hàng. Còn nếu không, với tư cách là một nhà tuyển dụng, bạn nên xem xét kỹ lưỡng rằng họ có đạt được bất kì thành tích nào không – hay họ chỉ là một người viết CV dở tệ chứ chẳng giúp ích được gì.

7. Ứng viên vượt quá tiêu chuẩn – hoặc không đủ tiêu chuẩn:

Nó quan trọng vì: Bạn đã mô tả rất chi tiết những kĩ năng và kinh nghiệm yêu cầu cho vị trí tuyển dụng trong thông tin tuyển dụng của công ty rồi.

Bạn đã có một bản mô tả công việc và mức lương rồi, nên nếu ứng viên vượt quá hoặc không đủ tiêu chuẩn, bạn nên loại đi.

Bạn có thể đáp ứng được cho một ứng viên chứ? Bạn có nghĩ anh ta nói quá trong sơ yếu lí lịch của mình không? Và bạn cũng không cần phải mất thời gian để xem xét một ứng viên mới tốt nghiệp phổ thông lại ứng tuyển vào vị trí yêu cầu bằng cấp và 1 đến 2 năm kinh nghiệm. Đừng phí thời gian đọc những hồ sơ như vậy – hay ít nhất, đừng tốn quá nhiều thời gian.

8. Ngữ pháp có vấn đề

Nó quan trọng vì: Các hồ sơ không được ứng viên viết hoàn chỉnh có thể cho thấy rằng họ thật sự không phải là người bạn tìm. Các lỗi ngữ pháp có thể cho thấy được nhiều điều. Rằng ứng viên không có kỹ năng viết tốt.  

Tệ hơn là họ thiếu sự tỉ mỉ. Khả năng của họ trong việc tương tác với khách hàng bị giới hạn bởi các kĩ năng của họ. Vậy liệu họ có thể trở thành một người thành thạo chứ? Có thể được thăng chức chứ? Không hẳn, nếu đơn xin việc và sơ yếu lí lịch của họ dù đã được chuẩn bị kĩ nhưng cũng không làm bạn mấy hứng thú.

9. Sử dụng thủ thuật và những mánh lới để thu hút sự chú ý của bạn:

Nó quan trọng vì: Các ứng viên tin rằng nếu sử dụng các mánh lới, họ có thể khiến bạn chú ý đến họ. Thật ra bạn không nên để ý đến họ làm gì. Bạn đã phải đối mặt với đủ mọi vấn đề với luật phân biệt đối xử khi không xem qua ảnh cá nhân của ứng viên rồi.

Một tờ sơ yếu lí lịch quá màu mè và giả dối khó có thể sửa đổi lắm. Đọc lai lịch và xem qua các chứng chỉ đào tạo của ứng viên cũng không giúp họ được cộng điểm đâu – và bạn cũng có thể bỏ qua họ trong quá trình nhìn sơ bộ sơ yếu lí lịch. Tuy nhiên, việc họ sử dụng mánh lới lại khiến bạn suy nghĩ không mấy tốt về họ.

10. Không nộp đơn cho Quản lí nhân sự mà nộp thẳng cho Giám đốc tuyển dụng hay CEO:

Nó quan trọng vì: Các cuốn sách hướng dẫn tìm việc vẫn luôn cho rằng đây là một lời khuyên đúng đắn. Nhưng thật ra, nó chỉ có ích khi một người muốn giới thiệu bản thân họ một cách chuyên nghiệp. Và khi ứng viên sử dụng thủ thuật này để ứng cử thì họ đã phạm sai lầm. Điều gì khiến ứng viên tin rằng chuyên môn của cô ấy sẽ giúp CV qua được trót lọt khi nộp hồ sơ vượt cấp như vậy?

Liệu họ có liên tục không theo hướng dẫn không? Tất nhiên, ứng viên đó đã không hiểu về trách nhiệm quan trọng của Quản lí nhân sự. (Ngày nay, vai trò của Quản lí nhân sự thay đổi theo nhiều tổ chức). Liệu họ vẫn được tuyển chứ? Không hẳn, vì những giám đốc tốt sẽ trả hồ sơ của người này về bộ phận Quản lí nhân sự, họ biết mình không có quyền lựa chọn ứng viên cho đến khi bộ phận Nhân sự đã tổng hợp xong danh sách ứng viên.

10 lời khuyên này giúp nhà tuyển dụng nhận biết điểm yếu của người tìm việc và lí do tại sao.

Theo interview.vn

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

637 lượt xem