Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

10 Lời Khuyên Thiết Thực Để Bạn Viết Tốt Hơn Cho IELTS Writing

Một cuộc thi viết với chủ đề cứu trợ và nghèo khó đã được tổ chức gần đây và những bài viết đã được nộp đều vô cùng tuyệt vời. Dù vậy người tổ chức tự hỏi liệu trong khi kiểm tra IELTS Writing thì mọi người có viết được những bài như thế này hay không. Sau đây là những tips cho bạn nào đang ôn IELTS Writing band 8.0 và có mục tiêu cao. Châm ngôn của chúng ta là: “Để đạt band 8.8 thì những thứ đơn giản phải làm thật tốt”.

1. Đọc – viết – đọc – viết – đọc – viết – đọc – viết – đọc – viết – đọc – viết – đọc- viết – đọc

Nghĩa là sao? Nghĩa là bạn nên đọc đi đọc lại bài viết của mình trước khi viết một bài mới. Nếu bạn nghĩ như vậy thật vô ích thì bạn đã lầm rồi đó bởi vì:

  • Liên kết các đoạn văn với nhau rất quan trọng – còn gì thực tế hơn là tự kiểm lại bài bạn viết chứ?
  • Việc này giúp bạn chọn từ ngữ cho bài viết sau – lặp lại một vài từ là điều tốt vì bạn có thể cải thiện khả năng liên kết câu của mình. Hãy đọc thử một vài bài mẫu band 8.0 để xem cách lặp. 

2. Đừng thể hiện mà hãy viết thật súc tích, lựa chọn từ ngữ

“IELTS không phải là bài kiểm tra trí tuệ” – một lời khuyên hầu nhưng mọi thế hệ sĩ tử thi IELTS Writing đều được nghe và vẫn còn hữu ích đến bây giờ. Bạn làm bài kiểm tra để thể hiện khả năng Anh ngữ chứ không phải để cho mọi người biết ý tưởng bạn tốt đến mức nào. Đây là lời khuyên đặc biệt hữu ích cho những thí sinh có nền tảng học thuật tốt vì họ dễ bị sa vào lối suy nghĩ này. IELTS không giống vậy: Bạn có thể đạt 8.0 khá dễ mà không cần lôi ra bất kì từ ngữ “hàn lâm” nào.

Lời khuyên dành cho bạn là hãy chọn ý tưởng hay nhất và viết chúng ra. Cũng có nghĩa là đừng viết tất cả những gì bạn nghĩ ra – chọn một số thôi – quan trọng là bạn có thể giải thích chúng rõ ràng nhất không.

3. Viết về những điều bạn hiểu rõ và thoải mái với các ý tưởng

Đây là một ý tưởng tương tự. IELTS là một kì thi quốc tế (Viết tắt của chữ “I” trong IELTS đó) và các câu hỏi được soạn để tất cả mọi người trên toàn thế giới với học vấn bình thường có thể trả lời. Một số bị áp lực khi phải tìm ý tưởng. Không nên như vậy. Những gì bạn cần rất đơn giản (như là “Tôi không đồng ý”, “Ý tưởng này không hay chút nào”.)

Bạn nên tập trung nghĩ về những gì BẠN HIỂU và bạn đã TRẢI QUA. Nếu bạn đọc kĩ thì câu hỏi sẽ gợi ý cho bạn. Bạn tới từ chỗ nào thì viết về chỗ đó thôi!

4. Lấy ví dụ dễ hơn giải thích

Khi làm bài thi bạn phải chịu áp lực của thi cử. Bạn muốn mọi thứ có lợi cho mình nhất có thể. Một mẹo là bạn hãy tập trung lấy ví dụ nhiều như giải thích vậy. Vì sao ư? Đơn giản là việc cứ mãi suy nghĩ cho câu trả lời “bởi vì” sẽ khiến bạn cùng đường. Sẽ có những ý vô cùng phức tạp và, dưới áp lực, có nhiều lý do khiến bạn gặp khó khăn để triển khai hoàn chỉnh và rõ ràng. Câu chữ vì thế trở nên dài dòng và lạc đề.

Vậy nên hãy lấy ví dụ cho khỏe. Việc này dễ hơn nhiều vì bạn chỉ phải miêu tả lại các tình huống thôi. Bạn cũng nên chú ý là hướng dẫn cũng bảo bạn nên dùng ví dụ cơ mà! Hãy nhớ là những ví dụ của bạn phải liên quan và chính xác.

5. Đừng cố viết dài

Dù không có giới hạn từ nhưng viết dài tới 350 từ không phải là một ý hay. Tại sao ư? Bởi vì:

  • Giám khảo phải dành nhiều thời gian đọc. Bạn càng viết nhiều thì họ đọc “càng ẩu”. Chấm một bài 300 chữ dễ hơn 400 chữ nhiều!
  • Viết càng nhiều thì khả năng viết sai càng nhiều.
  • Càng dài càng dễ lạc đề. Và lạc đề thì không có điểm nhé.
  • Nếu bạn viết ngắn bạn sẽ có thì giờ để cân nhắc từ ngữ – và đây là thứ bạn được chấm điểm.
  • Nếu bạn viết ngắn bạn sẽ dành được thời gian quý báu để xem lại bài.

6. Hãy hiểu bản thân mình

Một trong những suy nghĩ triết học nổi tiếng là “thấu hiểu chính mình”. Áp dụng điều này vào việc viết? Liệu khi xưa Plato có vừa thi IELTS vừa nghĩ ra câu này không á? Chắc chắn là không, nhưng mà… Ý tưởng ở đây là bạn nên kiểm soát những lỗi sai lúc mình viết. Không thực tế lắm nếu bạn kiểm tra chung chung – quá khó và tốn thời gian. Bạn không muốn phí thời gian cho những lỗi mà bạn hay mắc phải. Tốt nhất là có một danh sách những lỗi định hình trong đầu trước khi viết. Để làm được điều này thì ắt hẳn bạn phải tập trung thời gian cho bước 1 nhiều đấy!

7. Định hình toàn bộ bài viết trước trong đầu

Việc định hình toàn bộ bài văn và chắc là chúng mạch lạc vô cùng quan trọng. Một bài văn liên kết chặt chẽ sẽ khiến bạn đạt điểm cao cho cả phần liên kết câu và trả lời câu hỏi. Nghĩa là bạn phải biết lên kế hoạch. Lên dàn bài làm một số mệt và một số thì chán. Có nhiều cách để làm điều này, nhưng tốt nhất là suy nghĩ trong đầu và vạch ra sơ đồ nhánh thực đơn giản.

8. Tập trung cho sườn ý của bài luận

Đây là một lời khuyên liên quan mật thiết tới điều vừa nhắc ở trên. Hiển nhiên toàn bộ bài văn quan trọng rồi, nhưng có những cái quan trọng hơn những cái khác. Tôi khuyên các bạn nên chú tâm cho sườn ý của bài, thứ sẽ giúp bạn viết tốt hơn mà giám khảo cũng dễ hiểu bài bạn hơn. Dàn bài sẽ gồm:

  • Mở bài: Phần này sẽ nêu ra câu hỏi bà định hình toàn bộ bài. Đừng nóng vội vì đây là phần đầu tiên mà giám khảo sẽ đọc mà. Ấn tượng ban đầu quan trọng lắm. Hãy ngắn gọn – súc tích – hiệu quả.
  • Thân bài: Mở đầu mỗi đoạn nên là một câu chủ đề.. Những câu này nên mạch lạc và rõ ràng nêu ra luận điểm. Chúng nên giúp người đọc hiểu được ý tưởng của đoạn đó và tương quan trong toàn bộ bài văn. Lời khuyên là các bạn hãy viết rành mạch. Bắt đầu từ những cái chung rồi đi vào chi tiết.
  • Kết bài: Thường thì đây là phần dễ nhất. Thông thường bạn chỉ cần soạn lại phần mở bài thôi.

Làm những điều này đúng thì những thứ khác sẽ tự nhiên vào đúng chỗ.

9. Đừng luyện tập viết hết cả một bài

Cách tốt nhất để luyện viết là viết? Đúng hay sai? Câu trả lời sẽ là cả hai:

  • Đúng, bạn cần phải luyện tập để có kết quả tốt, nhưng làm vậy thôi thì không đủ.
  • Những phần khác nhau sẽ yêu cầu những kĩ năng khác nhau. Để mở bài tốt bạn phải có kĩ năng diễn giải tốt. Để viết thân bài bạn phải biết giải thích các luận điểm. Và với kết bài, bạn phải có khả năng tóm tắt.

Tóm chung lại là bạn nên tập viết từng đoạn mở, thân, kết riêng để tập trung cải thiện kĩ năng từng phần yêu cầu rồi mới ráp lại thành cả bài. Bạn sẽ mất nhiều thời gian hơn nhưng nhận được kết quả kém hiệu quả hơn khi cứ bắt tay vào luyện cả đề đấy!

10. Chú tâm vào câu hỏi

Các bài luận thất bại vì nhiều lý do. Một số lý do bạn không tránh được: Vốn từ tiếng Anh của bạn chưa đủ nhiều, văn phạm bạn chưa đủ phức tạp… Những lỗi mà bạn luôn có thể tránh là bỏ trống câu trả lời. Nhiều bài luận bị chấm rớt vì thí sinh không đọc và hiểu đúng về câu hỏi. Lời khuyên cho bạn: Trước khi viết đoạn nào thì cũng nên nhớ lại người ta hỏi gì và bạn định viết gì.

Khi đã đặt bút xuống bạn rất dễ đi trật khỏi đề bài. Bạn lạc đề, đôi khi lại nảy ra được “luận điểm hay” khi bạn viết, thế là bạn sa vào đó. Đáng tiếc là những “luận điểm hay” đó không liên quan gì tới đề bài cả. Chuyện to đó à nha!

Người dịch: Lê Tiến Nghị

Nguồn: dcielts

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

1,071 lượt xem