Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

10 Quy Tắc Để Học Tốt

Đây là 10 quy tắc giúp bạn học tốt rút ra từ cuốn sách A Mind for Numbers: How to Excel in Math and Science (Even if You Flunked Algebra), của Barbara Oakley và sau khi tôi học xong khóa học của chính GS Oakley Learn how to learn (Học cách học) trên Coursera.
  1. Hồi tưởng (Recall). Sau khi bạn đọc một trang hoặc vài trang, đừng nhìn vào sách tìm cách nhớ lại những ý tưởng chính. Đừng gạch chân (highlight) ý chính trước khi bạn có thể nhớ lại những ý này. Hãy thử nhớ lại ý tưởng chính khi bạn đang đi bộ đến lớp học hoặc ở nơi nào đó khác lớp học. Khả năng hồi tưởng được ý chính từ bên trong chính mình và ở nhiều nơi khác nhau là một trong những kỹ năng quan trọng nhất của việc học.
  2. Tự kiểm tra (Test yourself). Luôn kiểm tra lại xem mình hiểu chưa, dùng các test nhỏ (minitest) được cung cấp trong sách hay bài giảng. Có thể dùng Flash cards tự mình làm.
  3. Chia nhỏ vấn đề (Chunk your problems). Chia nhỏ (Chunking) là hết sức quan trọng vì bộ nhớ được thiết kế để nhớ từng đơn vị tri thức (chunks). Sau khi giải xong bài toán hay đọc được một ý quan trọng, hãy tập dược lại từng bước giải (rehearse it). Đảm bảo rằng bạn có thể làm lại từng bước như sách.
  4. Có kế hoạch lập lại (Space your repetition). Phân bố việc học theo kế hoạch từng ngày, từng tháng như vận động viên thực hiện. Não của bạn cũng như cơ (Your brain is like a muscle)— nó chỉ có thể phát triển dần dần từng bước một.
  5. Tìm cách giải vấn đề, cách hiểu khác ( Alternate different problem-solving techniques). Không nên hài lòng với cách giải, cách hiểu trong sách, của thầy mình. Luôn suy nghĩ xem có cách hiểu hay cách giải khác không.
  6. Giải lao (Take breaks). Rất phổ biến là không thể giải quyết vấn đề hoặc hiểu đối khái niệm trong toán học hoặc khoa học lần đầu tiên bạn gặp. Đây là lý do tại sao học tập, nghiên cứu mỗi ngày một ít tốt hơn nhiều so với học tập, nghiên cứu tất cả cùng một lúc. Khi bạn cảm thấy thất vọng với giải bài toán hay vấn đề khoa học, nên nghỉ ngơi. Đó là lúc phần khác của não bộ làm việc ở chế độ nền để cùng giải bài toán.
  7. Giải thích đơn giản và dùng ví dụ tương tự (Use explanatory questioning and simple analogies). Bất cứ khi nào bạn đang đánh vật với một khái niệm, nghĩ xem bạn có thể giải thích điều này thế nào để đứa trẻ mười tuổi có thể hiểu. Sử dụng một tương tự thực sự sẽ giúp bạn, ví dụ có thể giải thích về điện thế (voltage) như áp lực của dòng nước chảy. Việc nói và viết theo cách của bạn cho phép bạn mã hóa sâu hơn (có nghĩa là, chuyển đổi thành các cấu trúc trong bộ nhớ) những gì bạn đang học.
  8. Tập trung (Focus). Một kỹ thuật đơn giản nhưng hiệu quả mang tên "kỹ thuật pomodoro". Pomodoro tiếng Ý là quả cà chua. Thiết bị này có dạng quả cà chua do Francesco Cirillo phát minh và dùng như một thiết bị định thời, có thể thiết lập thời hạn 25 phút cho sự tập trung bằng cách tắt điện thoại, đóng facebook và cửa sổ email. Không chú ý nhiều đến kết quả (product) mà chỉ chú trọng đến tiến trình (process). Cứ làm theo tiến trình và tập trung 25 phút, sau đó được giải lao 5 phút. Lúc này bạn có thể cho phép mình thoải mái đôi chút như lướt web, xem facbook, đọc email hay làm môt ly cà phê. .
  9. Làm việc khó trước (Eat your frogs first). Làm những việc khó trước ở thờ điểm bắt đầu ngày mới.
  10. Tạo sự tương phản (Make a mental contrast). Tưởng tượng theo một cách khác, tương phản với hiện thực mà bạn đang đối mặt. Có thể sử dụng các khẩu hiệu dán trước mặt để nhắc nhở đến giấc mơ hay mục tiêu của mình.

Nguồn: FB Đào Trung Thành 

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

897 lượt xem