Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

14 Bí Quyết Để Được Yêu Quý Ngay Từ Lần Đầu Gặp Mặt

 

Tất cả chúng ta đều quan tâm đến những gì người khác nghĩ về mình và muốn được yêu quý (dù bạn vẫn là một đứa nhóc 15 tuổi thích quậy phá). Những nguyên tắc cơ bản để khiến người khác thích bạn rất hiển nhiên: đó phải là một người tốt bụng, chu đáo và tử tế. Những điều đó đều đúng.Tuy nhiên, còn nhiều điều nhỏ nhặt và nhẹ nhàng hơn bạn có thể làm – những việc có tác động to lớn đến cách người khác nghĩ về bạn.Phần lớn những mẹo sau đều là những kỹ thuật đơn giản bạn có thể thực hiện mỗi ngày. Chúng có vẻ nhỏ nhặt hoặc thậm chí ngu ngốc, nhưng hãy thử một lần và bạn có thể thấy mình được yêu mến hơn rất nhiều.

1. Dùng tên người đó

Có một sự thật không thể phủ nhận là tất cả mọi người đều trân quý bản thân và yêu chính cái âm thanh của tên mình. Hãy ghi nhớ những cái tên và sử dụng chúng. Luôn dùng tên của một người trong một cuộc hội thoại. Kỹ thuật được cho là rất hiệu quả này xuất phát từ tác phẩm kinh điển “Đắc nhân tâm” của tác giả Dale Carnegie.

2. Mỉm cười với cảm xúc của mình

Dù rằng chúng ta đang sống trong thời đại kỹ thuật số, trong khi công nghệ hiện đại đang ngày càng thay thế cho sự tương tác giữa con người với nhau, chúng ta về cơ bản vẫn là những sinh vật trong xã hội. Đã là con người, chúng ta sử dụng sự tương tác xã hội như một công cụ tìm kiếm sự phản hồi, và chúng ta đưa ra rất nhiều những sự lựa chọn và vô ý thức dựa trên cách người khác hiểu và hồi đáp lại.Khi ai đó nở một nụ cười lớn với hoàn toàn sự chân thành, niềm hạnh phúc nảy sinh trong chính người nhận. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra sự lan truyền tâm trạng – dù là tích cực hay tiêu cực, giữa những cá nhân với nhau.Nếu thái độ tích cực của bạn làm thắp sáng một ngày tuyệt vời cho ai đó, người ta sẽ yêu mến bạn vì điều đó

3. Lắng nghe (không chỉ bằng đôi tai)

Chẳng cần động não ta cũng biết rằng mọi người sẽ yêu quý bạn hơn nếu bạn biết lắng nghe họ nói. Điều này bắt đầu bằng việc phớt lờ thông tin cập nhật trên Twitter/ facebook trong lúc đang đi ăn ngoài với bạn mình, nhưng còn hơn cả thế. Bạn có thể chứng minh cho người đối diện thấy rằng bạn đang lắng nghe ai đó qua ngôn ngữ cơ thể (xác định cơ thể của bạn khi đối mặt với ai đó và đứng đối diện với họ), liên hệ qua đôi mắt ( thật nhiều vào) và xác nhận bằng khẩu hình ( sẽ được nói thêm ở phần kế tiếp).

4. Sử dụng xác nhận bằng khẩu hình

Phần lớn các sách viết về tâm lí học đề cập đến kĩ thuật này như là “nghe chủ động”. Nghe chủ động tập trung vào thể hiện kĩ năng nghe bằng việc lặp lại những đoạn mà một người vừa nói với mình. Cho ví dụ:Lan: Mình đến dự một sự kiện thử bia tuyệt vời vào cuối tuần trước – Mình đã được thưởng thức rất nhiều loại bia địa phương từ nhiều nơi khác.Bạn: Bạn chắc đã thử nhiều loại bia khác nhau nhỉ?Lan: Ừ, cực vui luôn. Loại yêu thích của mình là Pretty Things Magnifico.Bạn: Bạn thích Magnifico thật sao?Lan: Ừ, loại đó ngon lắm.Trong khi ở hình thức viết, điều này trông có vẻ là một cuộc hội thoại lạ lùng, nhưng khi diễn giải thành lời, loại hội thoại này có thể thực sự góp phần giúp cho mọi người yêu mến bạn hơn nhiều. Nó khiến cho những người khác cảm thấy như thể bạn đang thực sự chú tâm. Thêm vào đó, mọi người muốn nghe từ của chính họ được lặp lại bởi vì nó đụng chạm phần nào đến lòng tự trọng của người ta.

5. Gợi lại cuộc hội thoại - chứng minh rằng bạn thực sự chú ý

Chúng ta vừa thảo luận về tầm quan trọng của việc chỉ cho người khác thấy rằng bạn đang lắng nghe họ nói. Việc ngáy trong một bài nói chuyện hoặc bị nhìn chằm chằm vào mắt dễ làm người đối diện thấy khó chịu.Để thực sự bày tỏ với ai đó rằng bạn đang tập trung nghe họ, hãy thử nêu ra một chủ đề mà người đó đã đề cập trước đó. Có phải bạn đồng nghiệp của bạn đã từng nói chuyện về việc làm việc với con trai anh ấy trong một dự án hội chợ khoa học tuần trước? Hãy tiếp mạch câu chuyện đó. Bạn của bạn từng nói cô ấy dự định sơn nhà bếp sang màu khác vào cuối tuần? Hãy hỏi cô ấy thích màu sắc như thế nào vào thứ hai. Chúng chẳng phải là những sự kiện lớn lao, để đời. Trên thực tế, đôi khi có tác động lớn lao hơn nhiều so với việc đơn thuần bạn có thể nhớ lại và thể hiện sự quan tâm đến những điều thậm chí là nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống của một người khác.

6. Khen ngợi chân thành và tán dương những việc nhỏ nhặt nhất

Theo Dale Carnegie – chuyên gia về nghị lực con người nổi tiếng, mọi cá nhân đều mong muốn nhận được những sự đánh giá chân thực từ người khác. Điều này khác hẳn với những lời nịnh bợ rỗng tuếch, điều mà phần lớn mọi người đều có khả năng phát giác ra. Không ai thích một kẻ xu nịnh, và hầu hết chúng ta đều không thích bị dắt mũi bởi kẻ khác. Những gì người ta thực sự mong muốn là sự khen ngợi chân thành- thể hiện sự ghi nhận và đánh giá cho những nỗ lực của họ.Thêm vào đó, việc rộng lượng với sự tán thưởng của bạn cũng rất quan trọng. Mọi người muốn được khen ngợi, điều đó chẳng có gì đáng ngạc nhiên. Thật tốt khi được ai đó bảo rằng bạn vừa thực hiện một việc rất tốt. Khi một người làm thứ gì đó đúng đắn, hãy nói vậy với họ. Điều đó sẽ không bị lãng quên.

7. Đối phó với những chỉ trích

Cùng một tâm trạng, trong khi bạn có thể rộng lượng với những lời khen của mình, hãy hạn chế những lời chỉ trích. Con người có bản ngã cá nhân rất cao, và thậm chí một từ mang ý phê phán nhẹ cũng có thể làm tổn thương lòng tự trọng của ai đó. Dĩ nhiên sự chữa lỗi cho ai đó đôi khi là cần thiết, nhưng nó luôn luôn phải có mục đích nhất định và đưa ra một cách cẩn trọng. Nếu ai đó mắc lỗi, đừng gọi riêng họ ra khỏi một nhóm. Thay vì vậy, cần phải thận trọng và tinh tế. Xem xét việc đề nghị một chiếc bánh sandwich để ngợi khen ai đó – một chiến lược vô cùng hiệu quả có liên quan đến việc bày tỏ sự tán thưởng trước và sau một lời chỉ trích.

Ví dụ như:Mẫu báo anh gửi qua trông rất tuyệt, làm tốt lắm. Vậy là còn một số lỗi thông số trong báo cáo gần đây anh gửi – để chắc chắn kiểm tra kĩ càng những con số đó. Tôi cũng muốn yêu cầu anh tiếp tục công việc tuyệt vời mà anh đã đăng trên Facebook- Tôi vừa chứng kiến một bước nhảy vọt đáng kể trong quan hệ giữa hai bên.

Mục tiêu của bạn thực sự là để người kia nhận ra lỗi mà không cần bạn phải chỉ ra. Như trong ví dụ trên, bạn thậm chí có thể đơn giản nói “Thôi nhìn thấy một vài lỗi thông số trong báo cáo anh gửi qua gần đây” và chờ đợi một hồi đáp. Nếu một cá nhân đáp lại với giọng điệu đầy xin lỗi và hứa sẽ cố gắng hơn nữa, bạn không cần phải đào sâu chủ đề đó. Cần trấn an họ, rằng bạn chắc chắn họ sẽ làm được, và tiến tới. Càng có ít điểm chỉ ra càng tốt.Một chiến lược khác cho sự sửa lỗi một cách hữu nghị là bắt đầu câu chuyện bằng việc nêu ra lỗi của mình trước khi đào sâu vào lỗi của một ai khác. Cuối cùng, mục đích là luôn nhẹ nhàng với những lời chỉ phê bình và chỉ nêu ra lời chỉ trích một ai khi thực sự cần thiết.

8. Tránh ra lệnh cho người khác, thay vì vậy hãy đặt câu hỏi

Không ai muốn bị người khác ra lệnh cho mình hết. Vậy thì bạn phải làm gì khi cần hoàn thành một việc gì đó? Sự thật là bạn có thể gặt hái cùng một kết quả qua việc đặt câu hỏi như việc bạn có thể làm bằng việc ra lệnh. Kết quả có thể như nhau, nhưng cảm xúc và thái độ của người kia có thể có sự khác biệt lớn, tuỳ thuộc vào cách tiếp cận của bạn ra sao.Đi từ đơn giản: “Jim, tôi cần những báo cáo đó trước tối nay. Hãy gửi chúng cho tôi càng sớm càng tốt.” đến “Jim, anh có nghĩ rằng mình cần gửi cho tôi những báo cáo đó trước chiều nay không? Tôi sẽ rất biết ơn về điều đó.” là một sự khác biệt rất lớn.

9. Là một con người thật, đừng là rô bốt

Con người thích được nhìn thấy cá tính và sự chân thật. Trong khi chủ học thuyết kinh doanh cổ điển đặt tầm quan trọng của một tư thế nam giới đúng chuẩn (vai ưỡn ra sau, ngực hướng lên trên, cái bắt tay mạnh mẽ), thật dễ dàng gạt đi và xem đó là giả tạo.Thay vì vậy, cố gắng để trông mình vừa thật tự tin vừa đáng tôn trọng. Một số chuyên gia hợp tác gợi ý việc bước về phía một người và cúi nhẹ người xuống khi bạn được giới thiệu, như cử chỉ của một cái gật đầu. Những loại cử chỉ này có thể góp phần đáng kể trong việc khiến người khác đáng giá cao hơn về con người bạn.

10. Trở thành một chuyên gia kể chuyện

Chúng ta hết thảy đều thích những câu chuyện hay, và những câu chuyện như vậy đòi hỏi những người kể chuyện tài ba. Kể chuyện là một hình thức nghệ thuật yêu cẩu vốn hiểu biết nhất định về ngôn ngữ và nhịp điệu. Làm chủ kĩ năng vấn đáp bằng việc kể chuyện và mọi người sẽ đổ xô tìm đến bạn như thể bạn là một nhà diễn thuyết tài ba.

11. Những cái "chạm"

Việc này khá là khó nói, và tôi đang lưỡng lự liệu có nên đề cập đến nó bởi vì rõ ràng điều này đang cần được thực hiện ở một cách trình bày nhất định. Đây không phải là một lời mời gọi để hoà nhập với những đồng nghiệp của bạn. Tuy nhiên, người ta đã chỉ ra rằng những cái chạm sinh lí dù là rất nhẹ làm cho con người cảm thấy gần gũi hơn với bạn. Một ví dụ điển hình là việc chạm nhẹ vào cổ tay ai đó (bằng tay trái của bạn) trong khi đang bắt tay (bằng tay phải của bạn) – đó là một cách tuyệt vời để kết thúc một cuộc nói chuyện. Không phải ai cũng cảm thấy thoải mái với chiến lược này, và nếu không phải dành cho bạn, cũng tốt thôi.

12. Hỏi xin lời khuyên

Điều khá ngạc nhiên là, việc hỏi xin lời khuyên một ai đó là một cách khiến cho mọi người yêu quý bạn. Xin lời khuyên thể hiện rằng bạn coi trọng quan điểm của một ai đó và thể hiện sự tôn trọng với họ. Mọi người đều muốn cảm thấy rằng mình quan trọng và được cần đến. Khi bạn làm cho ai đó cảm thấy tốt hơn về chính bản thân họ, cuối cùng người đó nhất định sẽ thích bạn cho xem.

13. Tránh những lời nói sáo rỗng, rập khuôn

Thực tế là, hầu hết chúng ta đều không thích những người tẻ nhạt… Thay vì vậy, chúng ta thích những gì được xem là bất thường, độc nhất và đôi khi là kì dị.Một ví dụ có thể kể đến là trong những cuộc phỏng vấn, thay vì cái điệp khúc buồn tẻ “Rất vui được gặp bạn” vào phần cuối cuộc phỏng vấn, hãy thêm vào chút gì đó đa dạng, khác đi khiến người ta phải nhớ mãi về mình. Thử thứ gì đó như là “Tôi thực sự rất thích được nói chuyện với bạn ngày hôm nay” hoặc là “Tôi thật lấy làm vinh hạnh được biết thêm về công ti … của ông/bà”. Bạn không cần phải tự làm mới thứ gì hết- chỉ cần là chính con người bạn.

14. Đặt những câu hỏi

Hỏi người khác những câu hỏi – về đời sống, những sở thích, đam mê của họ – là một cách hiệu quả để ghi điểm trong sổ tay tình bạn của họ. Người đời thường ích kỉ- họ thích nói về chính bản thân mình. Nếu như bạn đang đặt câu hỏi và để người khác nói về bản thân họ, cuối cuộc nói chuyện, họ hẳn sẽ nghĩ rằng bạn là người tuyệt vời nhất. Thậm chí cuộc hội thoại không thực sự cho người kia một lí do để yêu quý bạn, họ sẽ nghĩ tốt hơn về bạn một cách vô thức vì đã đặt cái tôi của người đó lên trên hết.

 

Theo dungbocuoc.com

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

4,323 lượt xem