Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

20 Lỗi Nhận Thức Kinh Điển Phá Rối Các Quyết Định Của Bạn

Bạn đưa ra hàng ngàn các quyết định lý trí mỗi ngày – hoặc có thể bạn nghĩ vậy. Từ những món ăn bạn sẽ lựa chọn hôm nay đến những quyết định lớn lao như nhảy việc, nghiên cứu cho thấy rừng có vô số những thiên kiến nhận thức ảnh hưởng đến quyết định của bạn. Đây là những lỗi nhận thức phổ biến nhất phá rối quá trình quyết định của bạn.

  1. Hiệu ứng mỏ neo

Mọi người quá phụ thuộc vào mẫu thông tin đầu tiên họ nhận được. Trong một cuộc đàm phán, ai đưa ra mức giá đầu tiên sẽ nắm phần thiết lập một phạm vi giá hợp lý trong tâm trí của đối phương.

  1. Ảo tưởng sẵn có

Mọi người hay phóng đại tầm quan trọng của thông tin sẵn có đối với họ. Một người nghiện thuộc có thể lập luận rằng hút thuốc không gây hại cho sức khoẻ bởi vì anh ta biết một ai đấy sống tới 100 tuổi mà vẫn đốt ba bao một ngày.

  1. Hiệu ứng đoàn tàu

Khả năng khiến một người tin vào một điều gì đó gia tăng dựa trên số lượng người cùng có niềm tin này. Đây là lối tư duy bầy đàn mạnh mẽ và là thủ phạm khiến các cuộc họp thường vô tác dụng.

  1. Thiên kiến điểm mù

Không nhận ra các lỗi nhận thức của mình chính là một kiểu lỗi. Mọi người phát hiện ra những thiên kiến trong tư duy và động lực ở người khác nhiều hơn là ở bản thân mình.

  1. Hiệu ứng ủng hộ - lựa chọn

Khi bạn chọn lựa một thứ gì đó, bạn thường cảm thấy tích cực vì nó, kể cả khi lựa chọn ấy có lỗi. Giống như bạn nghĩ con chó nhà mình thật là tuyệt đỉnh – kể cả khi thỉnh thoảng nó cũng ngoạm vài người.

  1. Ảo giác tập hợp

Đây là xu hướng nhìn thấy các mẫu hình trong những sự kiện ngẫu nhiên. Đây là lí do khiến chúng ta nhìn thấy các con vật trong những đám mây, và mặt người trong một chiếc bánh.

  1. Thiên kiến xác nhận

Chúng ta thường thường chỉ lắng nghe những thông tin xác nhận lại các định kiến trướ đó của mình – đây là lý do tại sao tranh luận lại thường vô ích vì bên nào cũng chỉ muốn nghe những lập luận “ủng hộ” cho quan điểm của mình và lờ đi những thứ còn lại.

  1. Thiên kiến bảo thủ

Mọi người ủng hộ bằng chứng trước đây hơn bằng chứng, hay thông tin mới xuất hiện. Họ thường rất chậm chạp chấp nhận rằng Trái đất hình cầu bởi vì họ vẫn duy trì những hiểu biết trước đó rằng Trái đất phẳng.

  1. Thiên kiến thông tin

Xu hướng tìm kiếm thông tin khi nó không thực sự ảnh hưởng đến hành động. Nhiều thông tin không có nghĩa là luôn luôn tốt hơn. Với ít dữ liệu, mọi người lại thường đưa ra những dự đoán chính xác hơn.

  1. Hiệu ứng đà điểu

Quyết định lờ đi thông tin nguy hiểm hoặc tiêu cực bằng cách “vùi đầu” vào trong cát, giống như một con đà điểu. Nghiên cứu cho thấy rằng, các nhà đầu tư kiểm tra giá trị các tài sản của mình đặc biệt ít trong những lúc thị trường xấu bất ngờ

  1. Hiệu ứng kết quả

Đánh giá một hành động dựa trên kết quả - thay vì cách hành động đó chính xác được đưa ra tại thời điểm đó như thế nào. Chỉ bởi vì bạn trúng đề hôm nay không có nghĩa bạn đánh đề giỏi.

  1. Quá tự tin

Nhiều người quá tự tin vào khả năng của mình, và điều này gây ra những mối nguy hại lớn trong cuộc sống thường ngày. Các chuyên gia thậm chí còn dễ mắc ảo tưởng này hơn những người không chuyên, bởi vì họ càng tin rằng mình là người “biết tuốt”.

  1. Hiệu ứng giả dược

Khi đơn thuần tin rằng điều gì đó sẽ có tác dụng, nó lại có tác dụng thật. Trong y tế, những người uống các iên thuốc bọc đường thường trải nghiệm những tác động sinh lý giống như những người dùng thuốc thật.

  1. Thiên kiến ủng hộ - sáng tạo

Một người ủng hộ sáng tạo thường đánh giá quá mức giá trị của nó và coi nhẹ những hạn chế. Nghe quen không? Giới Startup, hích những những sáng tạo thay đổi thế giới đó.

  1. Hiệu ứng gần đây

Xu hướng coi trọng thông tin gần đây nhất hơn là các dữ liệu cũ. Các nhà đầu tư thường nghĩ rằng thị trường sẽ luôn giống ngày hôm nay và đưa ra những quyết định ngu ngốc.

  1. Hiệu ứng nổi bật

Chúng ta thường tập trung và những đặc điểm dễ nhận ra nhất của một người hoặc khái niệm. Khi bạn nghĩ về cái chết, bạn có thể lo lắng mình bị con sư tử rượt đuổi, thay vì một nguyên nhân khả dĩ về mặt thông kê hơn, như chết trong tai nạn giao thông.

  1. Nhận thức có chọn lọc

Chúng ta cho phép những kì vọng của mình ảnh hưởng đến cách ta nhịn nhận thế giới. Một ths nghiệm về trận bóng giữa sinh viên của hai trường đại học cho thấy thành viên đội này thấy đội kia phạm nhiều lỗi hơn.

  1. Quy chụp

Kì vọng một nhóm hoặc một người có những đặc điểm mà không có thông tin thực sự về người đó. Nó giúp chúng ta nhanh chóng xác định những kẻ lạ mặt là người thân hay kẻ thù, nhưng mọi người thường lợi dụng cơ chế này quá mức.

  1. Thiên kiến sống sót

Một lỗi bắt nguồn từ việc chỉ tập trung vào những bằng chứng còn sống sót, khiến ta đánh giá sai một tình huống. Ví dụ, chúng ta có thể nghĩ rằng làm giàu không khó, bởi toàn chỉ được nghe những ví dụ về thành công, chứ không phải thất bại trên báo chí.

  1. Thiên kiến rủi ro – bằng không

Các nhà xã hội học thấy rằng chúng ta yêu sự chắc chắn đến mức muốn loại bỏ hàn toàn sự bất trắc, trong khi về mặt dài hạn những lựa chọn thay thế khác có thể giảm thiểu rủi ro tốt hơn.

Theo: Tramdoc.vn

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

5,255 lượt xem