Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

25 Điều Tôi Học Được Khi Là Người Mới Bắt Đầu Chơi Nhiếp Ảnh

Nhiếp ảnh dường như thật dễ, mua một chiếc máy chụp hình và chụp hình thôi, đúng chứ? Ngoại trừ việc nó không phải là chiếc máy chụp hình bạn cần, có nhiều đồ phụ kiện khác và nhiều thứ bạn cần biết như một người mới chơi nhiếp ảnh. Ống kính nào bạn sẽ mua và tại sao? Bạn sẽ chụp cái gì? Làm thế nào để bạn thiết lập máy ảnh đúng cách? Đâu là cách tốt nhất để xử lí những file RAW?

Đi vào bên trong một cửa hàng bán máy chụp hình tốt và ở đó có những bức tường phủ đầy những chiếc túi, những căn phòng đủ loại ống kính, ngân hàng phụ kiện, và những tripod được sắp xếp theo một sự sắp đặt đầy nghệ thuật ở đâu đó trên sàn nhà. Thật khó để biết bạn thực sự cần thêm thứ gì so với người bán hàng bảo bạn mua. Internet đưa ra nhiều lựa chọn để tìm kiếm và nghiên cứu trước, nhưng thỉnh thoảng bạn phải tự tìm hiểu mọi thứ bằng cách khó khăn hơn.

Cộng thêm việc người bán hàng không thể giúp bạn một khi bạn bước ra khỏi cửa, có trong tay chiếc camera đem về, và bạn cố gắng đọc hiểu cuốn sách hướng dẫn sử dụng của chiếc máy ảnh trong lần đầu tiên. Rồi đột nhiên bạn thấy mình đứng trước nhiều khả năng và cơ hội nhưng không biết chắc làm cách nào để bắt lấy chúng.

Đây là top 25 điều tôi học được khi còn là “newbie”. 

Gắn kết những thứ liên quan với nhau

1. Mua ít nhất một cục pin dự phòng và thẻ nhớ, hoặc cả hai nếu bạn có thể chi trả. Nhớ giữ cho những cục pin dự phòng được sạc đầy!

2. Kiểm tra dụng cụ và thiết lập camera trước khi bạn rời khỏi nhà – tốt hơn hết nên trước một ngày (nhờ vậy bạn có thể sạc đầy những cục pin). Phát hiện ra bạn vẫn để thẻ nhớ cắm vào máy tính và pin của bạn vẫn đang sạc sau khi khởi hành một tiếng thì không được lý tưởng cho lắm.

3. Chiếc cặp đựng camera hoàn hảo rất khó để kiếm được. Bạn sẽ phải lướt qua vài chiếc cặp cố gắng tìm ra chiếc cặp ưng ý nhất phù hợp với yêu cầu của bạn.

4. Dụng cụ mới không giúp bạn trở thành một thợ ảnh tốt hơn. Nhiều người lầm tưởng rằng mua một phần thân máy ảnh DSLR đắt tiền sang chảnh bằng cách nào đó sẽ đảm bảo những tấm hình của họ trở nên ấn tượng hơn. Một ống kính mới có thể giúp bạn chụp vật thể tốt hơn (thí dụ một ống kính macro giúp bạn tiếp cận những thứ nhỏ, tầm phóng xa giúp bạn chụp những con chim hoặc động vật dễ dàng hơn)  nhưng những thứ này chỉ là công cụ cho bạn, một bức ảnh còn phải do tay nghề của một nhiếp ảnh gia thực thụ.

5. Mua một chiếc tripod mà bạn cảm thấy thoải mái khi sử dụng.

Dụng cụ không phải chỉ có những chiếc máy ảnh và ống kính

6. Đi trong bóng tối ư? Hãy lấy một chiếc đèn pha hoặc đèn pin, thích hợp hơn để một cái trên một cái giá xoay nhờ vậy bạn có thể chiếu đèn trên mặt đất trong khi bạn đi bộ trong bóng tối. Việc này rất quan trọng để không trượt và đập mắt cá chân vào đá hoặc ổ gà và để tìm vật dụng trong túi của mình.

7. Hãy đầu tư tốt những đôi giày, đôi ủng…. Hãy đội một cái mũ, xài kem chống nắng, mang theo nước và thuốc chống côn trùng. Và bạn cũng nên mang theo một lớp áo nữa đề phòng cần sử dụng.

8. Cần có dụng cụ phù hợp cho thời tiết lạnh. Không có gì tệ hơn việc ra ngoài với bàn chân ẩm và lạnh cùng những ngón tay tê cóng. Nếu bạn sống trong những vùng lạnh, nên chuẩn bị bốt đi chân phù hợp để đi trên loại đất này. Công nghệ quần áo đã được cải tiến vài năm gần đây, có rất nhiều lựa chọn cho các lớp áo ngoài, giữa và trong, găng tay, mũ nón, và những chiếc tất mà mỏng, nhẹ và dễ mặc. Dụng cụ chất lượng tốt có thể mắc, nhưng chúng thường bền và đáng để đầu tư.

9. Hãy mua chế độ bảo hiểm máy ảnh thích hợp. Dụng cụ máy ảnh mắc và thường là mục tiêu của những tên trộm (đừng bỏ chúng trong xe hơi của bạn qua đêm). Những tai nạn có thể xảy ra, một đợt sóng biển lớn đột ngột có thể quét bạn và tripod của bạn đi không cảnh báo trước. Phần đầu tripod có thể gặp trục trặc và khiến máy ảnh và ống kính của bạn rớt thẳng xuống nền bê tông. Tất cả những tại nạn này có thể xảy ra, do đó hãy bảo vệ những món đầu tư bằng việc mua bảo hiểm, việc này rẻ hơn là phải thay thế chúng.

Làm cho những tấm hình trông đẹp hơn

10. Nhìn phía sau bạn, ở trên, xung quanh. Thỉnh thoảng góc nhìn đẹp nhất không hiện rõ ràng trực tiếp trước mặt bạn. Điều này đặc biệt được ứng dụng khi bạn đang chụp một địa điểm nổi tiếng và được chụp ảnh thường xuyên. Hãy nỗ lực hết mình  để khiến bức ảnh của bạn khác biệt. Cố gắng làm bản thân bạn tách biệt với đám động.

11. Sẽ tốn một thời gian để vượt qua những bước khởi đầu trong nhiếp ảnh và bộc lộ sự tiến bộ. Nó thậm chí tốn nhiều hơn để phát triển kĩ năng và trở nên giỏi hơn.

12. Bố cục cực kì quan trọng và sẽ tạo ra hoặc phá đi bất cứ bức ảnh nào. Đây là chủ đề mà bản thân tôi khuyên mọi người nên đầu tư thời gian nghiên cứu và học hỏi. Có rất nhiều bài viết về bố cục  trên mạng, hãy dành thời gian đọc chúng và sau đó luyện tập, cố gắng nhận ra các tùy chọn bố cục khác nhau khi chụp. Nhiều người đứng và chụp như chỉ có 1 kiểu. Đưa máy ảnh xuống mặt đất hoặc đưa máy ảnh ngang tầm mắt có thể cho ra một hình ảnh hoàn toàn khác. Thiết lập camera ở chế độ chân dung hoặc phong cảnh có thể tạo ra một sự khác biệt thực sự. Học cách tạo bố cục là một trong những công cụ mạnh mẽ nhất bạn có khi là một nhiếp ảnh gia.

13. Bạn hay ở nhà để chờ những cảnh bình mình và hoàng hôn tuyệt đẹp. Thay vì bạn có thể ra ngoài mỗi buổi sáng trong vài tháng và không đạt được gì. Và vào một ngày nọ bạn ở nhà và ngủ tôi bảo đảm bạn sẽ bị choáng với kết quả cho mà xem.

14. Tất cả là về ánh sáng mà bạn có ngay tại thời điểm đó. Đôi lúc bạn có lựa chọn là bước đi và trở lại, đôi lúc thì không. Vậy nên nó rất quan trọng để học cách nhận biết ánh sáng bạn có và biết được các cách chụp một tấm ảnh đẹp nhất với ánh sáng hiện có.

15. Hãy lấy camera ra sử dụng thường xuyên nhất và thực hành nhiều nhất bạn có thể. Tuy nhiên có những lúc khi bạn có thể thích ở trong khoảnh khắc mà bạn muốn tận hưởng (một buổi hòa nhạc hoặc bữa tiệc hoặc sự kiện) và điều đó cũng được.

16. Hãy kiểm tra các góc cạnh khung hình trước khi chụp. Đưa mắt xung quanh góc cạnh tấm ảnh qua khe ngắm. Nó có các cành cây, cỏ hoặc cây chỉa ra theo một cách kì cục không? Chủ thể của bức chân dung có một cây cột đèn trồi ra từ đỉnh đầu không? Mọi người có đầy đủ trong khung hình không? – không có cánh tay, chân hoặc đỉnh đầu nào bị cắt đi không?

Cài đặt camera

17. Muscle memory – hãy học cách xài những nút bấm trên camera và biết được vị trí của chúng. Hãy học thật kĩ để bạn có thể tìm chúng bằng cảm giác trong bóng tối. Khi gặp các tình huống hay thay đổi thì việc này rất quan trọng để bạn thích nghi một cách nhanh chóng mà không nghĩ quá lâu về nó.

18. Chế độ chỉnh tay là một cài đặt khác nữa trên camera của bạn. Không có luật nào nói rằng bạn phải luôn sử dụng nó mặc dù có nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề này. Nếu chụp bằng chế độ chỉnh tay làm cho bạn thích thú thì tốt cho bạn thôi. Nếu bạn đang suy nghĩ lo lắng và không chắc chắn thì điều đó cũng ổn thôi, cũng có nhiều tùy chọn khác nữa mà.

19. Back Button Focus là tùy chọn được ưu thích hơn bởi các nhiếp ảnh gia về chim và cuộc sống hoang dã. Khi bạn đã quen với thay đổi này thì bạn sẽ thấy nó nhanh hơn nhiều.

Xử lý ảnh và các công việc cần phải làm

20. Hãy phát triển quá trình xử lý của riêng mình. Không có cách nào đúng hoặc sai và có thể có nhiểu cách khác nhau và hiệu quả hơn để đạt được kết quả mong muốn. Hãy tìm cái nào hợp với bạn nhất.

21. In ấn tác phẩm của bạn thật sự phức tạp một cách bất ngờ. Có các định cỡ khác nhau của màn hình, hồ sơ màu của máy in và giấy, soft proofing và nhiều tùy chọn giấy và khâu hoàn thiện khác nhau. Dù bạn nhờ các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp để làm việc này thì họ cũng có thể gặp khó khăn đấy. Hãy chuẩn bị dành ra một chút tiền thử nghiệm và tìm ra cách để bản in có chất lượng tốt nhất.

22. Lưu trữ và backup dữ liệu là ưu tiên hàng đầu. Nếu bạn đặc biệt không thích công nghệ thông tin, điều này có thể hơi thách thức một chút. Nếu bạn chụp ảnh RAW cho ra file ảnh lớn, cuối cùng thì bạn sẽ gặp phải yêu cầu cần lưu trữ dữ liệu. Thường thì ngay từ đầu ổ cứng của bạn không thể lưu được thì bạn cũng nên cân nhắc đến việc back up dữ liệu.

23.Học cách crop và đừng ngần ngại sử dụng nó. Sử dụng crop một cách sáng tạo có thể là một công cụ tạo bố cục mạnh mẽ giúp cải thiện tấm ảnh hoặc sửa nó (có thể khi bạn cắt mất bàn chân của người nào đó). Hãy chú ý rằng crop ảnh sẽ làm mất đi pixel và dữ liệu từ kích thước file và có thể giới hạn độ lớn của bản in thành phẩm.

Nâng cao hiệu quả công việc của bạn

24. Hãy chia sẻ công việc của bạn và mời mọi người vào thảo luận. Những nơi như Facebook, Instagram, Twitter và nhiều trang thư viện trực tuyến khác là những địa điểm dễ dàng để chia sẻ hình ảnh. Hãy bắt đầu viết blog và chia sẻ chuyến đi của bạn, cộng đồng blog rất thân thiện và sẽ muốn giúp đỡ bạn. Hãy tham gia vào câu lạc bộ camera tại địa phương để có được sự tương tác face-to-face. Việc nhận được nhiều sự đánh giá rất có giá trị nhưng việc không quan tâm nó cũng là điều cần thiết vì không phải ai cũng thích bạn. Vài người sẽ rất tốt và một vài thì không và điều đó thì khó nghe đấy.

25. Phá bỏ mọi giới hạn của bản thân.  Một vài phong cách nhiếp ảnh sẽ trông thú vị, vui hơn và dễ dàng cho bạn,. Dành thời gian trong không gian đó và nâng cao tay nghề của mình là điều tốt. Tuy nhiên, thử các phong cách mới cũng có thể là một công cụ học tập mạnh mẽ. Đừng sợ thử những cái mới, nhớ rằng nó có thể tốn thời gian để thành thạo nên đừng mong thành công đến tức thì.

Tổng kết

Như mọi sở thích mới, khi bạn bắt đầu và va chạm, có nhiều điều để học hơn bạn nghĩ. Vài bài học có thể chỉ được học bằng cách khó nhọc qua kinh nghiệm bản thân. Phạm sai lầm là một kinh nghiệm học hỏi tuyệt vời nếu bạn và dụng cụ camera sống sót qua những trải nghiệm đó.

Theo designs.vn

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

2,100 lượt xem