Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

3 Bước Kiểm Chứng Liệu Bạn Có Phù Hợp Với Môi Trường Làm Việc Mới Hay Không

Trước khi gật đầu đồng ý làm việc ở bất cứ đâu, việc bạn có được đối xử công bằng và trọng thị hay không chính là điều quan trọng bạn tối thiểu phải nắm được. Mặc dù không hề đảm bảo chắc chắn nhưng ba bước dưới đây có thể giúp bạn an tâm phần nào khi tìm kiếm một môi trường làm việc lý tưởng.

Bất cứ ai từng đi làm đều sẽ hiểu rằng mức độ hài lòng với công việc của một cá nhân quan trọng hơn tiền lương rất nhiều. Môi trường làm việc thuận lợi cả về vật chất lẫn tinh thần luôn rất cần thiết đối với nhân viên công ty. Điều này thậm chí còn đúng hơn khi nói đến những đối tượng thường bị phân biệt đối xử như phụ nữ, cộng đồng LGBT, nhân viên lớn tuổi hoặc có các khiếm khuyết, cựu chiến binh, người da màu.

Trước khi gật đầu đồng ý làm việc ở bất cứ đâu, việc bạn có được đối xử công bằng và trọng thị hay không chính là điều quan trọng bạn tối thiểu phải nắm được. Mặc dù không hề đảm bảo chắc chắn nhưng ba bước dưới đây có thể giúp bạn an tâm phần nào khi tìm kiếm một môi trường làm việc lý tưởng.

1. Đặt những câu hỏi khôn khéo cho nhà tuyển dụng khi phỏng vấn

Vâng, điều này không có nghĩa rằng bạn sẽ tra hỏi nhà tuyển dụng như một đặc vụ ngầm của Tổ chức Lao động Quốc tế hay bất kỳ Ủy ban Cơ hội Việc làm Bình đẳng nào cả. Các nhà tuyển dụng gần như sẽ lảng tránh những ứng viên cố gắng “tra hỏi” họ những vấn đề liên quan đến đa dạng và phân biệt đối xử tại công sở. “Bạn sẽ không bao giờ muốn tạo cơ hội cho họ từ chối mình”, bà Barbara Mitchell (hiệu trưởng trường Millenium Group International) chia sẻ. Thay vào đó, tốt hơn hết là bạn nên hỏi những câu đại khái hơn, chẳng hạn:

  • Tại sao các ông/bà lại thích làm việc tại công ty này?
  • Một cá nhân đóng vai trò như thế nào khi làm việc nhóm tại công ty của ông/bà?
  • Trong công ty ông/bà có tồn tại cơ hội thăng tiến cho nhân viên chứ?
  • Điều gì khiến mọi người muốn ở lại công ty?
  • Các giám đốc trong công ty có cởi mở và sẵn sàng tiếp thu những quan điểm khác biệt hay không?

Rõ ràng là, mỗi người sẽ có nhu cầu khác nhau và một vài trong số những nhu cầu đó cần được bày tỏ công khai. “Hoàn toàn có thể chấp nhận được nếu các ứng viên hỏi xem có bao nhiêu người thuộc nhóm thiểu số có thẩm quyền trong công ty”, bà Mitchell cho biết. Bà cũng tin rằng việc yêu cầu các chương trình đào tạo nghiệp vụ nên được thiết kế để giúp các nhân viên thuộc nhiều nhóm khác nhau thích nghi với văn hóa công ty là điều có thể chấp nhận được.

Nếu bạn mang khuyết tật về thể chất, bạn có thể thảo luận các nhu cầu cần thiết cho bản thân để thể hiện tốt trong công việc. Một lần nữa, bạn nên cân nhắc khi đặt câu hỏi. Nếu bạn đưa ra cho nhà tuyển dụng những hai mươi câu hỏi khác nhau về các thiết bị văn phòng, điều đó có thể khiến nhà tuyển dụng cảm thấy khó chịu.

2. Tham quan công ty

Ít nhất nhờ việc này, bạn có thể tự mình trả lời được rất nhiều câu hỏi mà không cần phiền nhà tuyển dụng. Hãy theo dõi tâm trạng của nhân viên khi được đi tham quan quanh công ty:

  • Trông nhân viên có vui vẻ hay không?
  • Văn phòng có sạch sẽ và đủ ánh sáng, hay ngược lại, chúng vô cùng bẩn và quá tối? Thông thường, văn hóa thị giác (những gì bạn tiếp nhận bằng mắt thường) có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn ở nơi công sở đấy.
  • Có sự khác biệt nào giữa các nhân viên hay không? Bà Mitchell gợi ý rằng bạn nên quan sát tất cả mọi người xem họ có thực sự muốn gắn bó với môi trường làm việc đó hay không.

Nếu có thể, hãy đến sớm vài phút và trò chuyện với lễ tân. Theo bà Mitchell, họ mới chính là mỏ vàng chứa đầy thông tin hữu ích. Bạn nên chú ý đến những chi tiết nhỏ, chẳng hạn như cô ấy có mời bạn uống cái gì đó trong khi chờ hay mọi người có mỉm cười và chào hỏi khi họ đi qua chỗ lễ tân hay không.

3. Nghiên cứu công ty

Bạn có thể thu thập thông tin bạn cần mà không phải đặt câu hỏi khi phỏng vấn. Ví dụ như, nếu như bạn là người đồng tính và liệu công ty có đề xuất quyền lợi gì không, hãy tra tra thông tin trên website công ty để biết được những gói phúc lợi cụ thể.

Xem xét kỹ các ấn phẩm của công ty. Ví dụ, hình ảnh của nhân viên có thể cho thấy dấu hiệu tốt không chỉ về văn hóa đa dạng trong công ty mà còn về các hoạt động quảng bá hình ảnh công ty. Chẳng hạn, một công ty có nhiều nhân viên Mỹ gốc Phi nhưng không có lấy một ai làm quản lý thì đó quả là một lời cảnh báo đến bạn đấy.

Nếu có thể, hãy sử dụng chiến lược “sáu chặng phân cách/sáu độ tách”. Nghĩa là, hỏi xem có ai biết ai đó biết ai đó biết ai đó đang làm việc cho công ty này không. Moi thông tin nội bộ về tình hình của công ty thường rất hữu ích, cả trong quá trình phỏng vấn lẫn lúc ra quyết định của chính bản thân bạn.

Nếu bạn rất quan tâm đến khả năng bị quấy rối nơi làm việc, bạn có thể mở rộng nghiên cứu sang những vụ kiện EEO (những vụ kiện liên quan đến việc thiên vị hay bất bình đẳng) trong công ty. Cách tốt nhất để tiến hành việc này là tìm kiếm cơ sở dữ liệu về luật có liên quan. Tuy nhiên, cần cẩn trọng với thông tin bạn có được. Bà Mitchell nhấn mạnh rằng “Các công ty đôi khi bị kiện bởi những vấn đề trời ơi đất hơi (nên cần phải xem xét những vụ kiện đó kỹ càng)”. Dĩ nhiên, nếu có hàng trăm vụ kiện tụng liên quan đến công ty thì bạn tốt hơn hết nên tìm một công việc khác.

Theo interview.vn

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

1,204 lượt xem