Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

4 Kỹ Năng Không Thể Thiếu Nếu Muốn Ghi Điểm Với Nhà Tuyển Dụng

Bạn chắc hẳn đã từng băn khoăn trước mỗi buổi phỏng vấn rằng “Nhà tuyển dụng đang tìm kiếm nhân tố gì ở ứng viên?” và “Làm sao để có thể cho họ biết mình đang thực sự sở hữu những gì mà họ bấy lâu kiếm tìm?”. Với chuỗi bài [Nhà tuyển dụng muốn] lần này, bài viết hy vọng sẽ cung cấp những thông tin bổ ích nhất về góc nhìn (insights) của nhà tuyển dụng, và bí kíp để chinh phục những câu hỏi phỏng vấn kiểm tra năng lực.

“Biết người biết ta, trăm trận, trăm thắng" quả thực sự không sai. Dù có 101 bí kíp phỏng vấn, nhưng nếu thực sự không hiểu được nhà tuyển dụng muốn gì và đáp ứng được tương đối sự kì vọng của họ thì bạn cũng sẽ bị loại khỏi cuộc chơi. Đừng để ra về với lời từ chối “Chúng tôi chỉ chọn người phù hợp nhất”. Hãy nhớ: bằng nhiều câu hỏi khác nhau, nhà tuyển dụng sẽ dần “vén màn", nhìn nhận ở bạn có đang có những yếu tố làm mình phù hợp với công việc, và công ty hay không. Ở bài viết này, hãy cùng HRC khám phá 4 năng lực mà nhà tuyển dụng nào cũng tìm kiếm ở ứng viên nhé!

#1. Kỹ năng làm việc nhóm (Teamwork)

Điều làm nên sức mạnh của một công ty là đội ngũ nhân viên không chỉ giỏi về kiến thức, kỹ năng mà còn là những con người làm việc nhóm với nhau tốt. Ý thức rõ điều này, nhà tuyển dụng luôn đặt năng lực làm việc nhóm là một trong những tiêu chí không thể thiếu trong quá trình tuyển chọn ứng viên.

Làm việc nhóm không phải đơn thuần chỉ là cùng nhau bàn bạc, thảo luận, tranh luận để đưa ra phương án, giải pháp, kết quả cuối cùng tốt nhất, mà nó còn là cơ hội để từng thành viên thể hiện năng lực và đóng góp vào kết quả chung. Một trong những câu hỏi kinh điển giúp nhà tuyển dụng đánh giá được kỹ năng làm việc nhóm của ứng viên: Hãy kể về trải nghiệm đáng nhớ nhất trong quá trình làm việc nhóm của bạn.

Bạn đang ở mức độ nào của kỹ năng làm việc nhóm?
  1. Mức độ vận dụng:

  • Cộng tác, hợp tác với những người khác

  • Đóng góp vào thành quả chung của cả nhóm

  • Có trách nhiệm

 2.  Mức độ thành thạo:

  • Cộng tác/Hợp tác với những người khác bằng sự tin tưởng.

  • Linh động

  • Giúp đỡ thành viên khác cùng đạt mục tiêu

  • Làm việc tốt với cả nội bộ và những người ngoài công ty

#2. Kỹ năng lãnh đạo (Leadership)

Chỉ có leader mới thực sự cần kỹ năng/khả năng lãnh đạo? Câu trả lời là không. Khả năng lãnh đạo trong nhiều trường hợp được hiểu theo nghĩa hẹp là khả năng dẫn dắt một nhóm người đạt một kết quả nhất định. Điều này vô hình dung khiến chúng ta nghĩ rằng khả năng lãnh đạo chỉ có leader mới cần sở hữu. Nhà tuyển dụng mong muốn tìm thấy khả năng lãnh đạo ở ứng viên bởi họ hy vọng rằng mỗi ứng viên sẽ là những con người thực sự cầu tiến, sáng tạo và chủ động trong công việc.

Bạn đang ở mức độ nào của kỹ năng lãnh đạo?
  1. Mức độ vận dụng:

  • Có trách nhiệm với thành công và thất bại của tập thể

  • Tạo được sự tin tưởng

  • Công nhận sự cố gắng, nỗ lực của mỗi thành viên

  • Có ảnh hưởng đến suy nghĩ, hành động của người khác

 2.  Mức độ thành thạo:

  • Hành động trên những giá trị được vạch ra trước

  • Truyền động lực, lan toả tinh thần tích cực cho thành viên

  • Giúp thành viên nhận ra được khuyết và ưu điểm của chính bản thân mình

  • Thuyết phục thay đổi theo hướng tích cực

#3. Kỹ năng giao tiếp (Communication)

Đối với kỹ năng này, nhà tuyển dụng không nhất thiết phải nghe bất kỳ câu chuyện nào của bạn về khả năng giao tiếp đã giúp bạn như thế nào trong cuộc sống, bởi họ có. thể nhận biết được khả năng giao tiếp của bạn có tốt hay không ngay trong buổi phỏng vấn.

Bạn đang ở mức độ nào của kỹ năng giao tiếp?
  1. Mức độ vận dụng:

  • Xây dựng mối quan hệ tốt với đồng nghiệp và khách hàng

  • Thu thập thông tin để hiểu vấn đề trên nhiều khía cạnh

  • Tiếp thu, học hỏi lời khuyên

  • Sử dụng nhiều cách (viết, nói,...) để truyền tải thông điệp

  • Giao tiếp rõ ràng, mạch lạc

2.   Mức độ thành thạo:

  • Xây dựng mối quan hệ chiến lược với khách hàng, thân thiết với đồng nghiệp, bạn bè

  • Chủ động tìm kiếm, hiểu kỹ càng vấn đề được đề cập trong lúc giao tiếp

  • Duy trì liên lạc thường xuyên

  • Sử dụng tối ưu các công cụ giao tiếp (viết, nói,...)

  • Truyền cảm hứng, thay đổi quan điểm

#4.  Khả năng xử lý tình huống (Problem-Solving)

Bạn sẽ gặp phải nhiều tình huống khác nhau trong môi trường làm việc. Nhà tuyển dụng cần phải biết được rằng bạn có đủ năng lực và sự nhạy bén để có thể đương đầu với khó khăn. Vì vậy, bạn sẽ chắc chắn được hỏi những câu hỏi kiểm tra năng lực xử lý tình huống.

Thông qua câu hỏi kiểm tra năng lực xử lý tình huống, nhà tuyển dụng sẽ biết được:

  • Cách bạn tiếp cận vấn đề

  • Tư duy phản biện (Critical-thinking)

  • Khả năng xoay sở dưới áp lực

  • Khả năng xử lý khi có tình huống bất ngờ xảy đến

Bạn đang ở mức độ nào của kỹ năng xử lý tình huống?
  1. Mức độ vận dụng:

  • Xác định vấn đề và giải pháp

  • Thu thập, xử lý thông tin

  • Tham khảo lời khuyên

  • Phản ứng nhanh với tình huống bất ngờ

2.   Mức độ thành thạo:

  • Thu thập, xử lý thông tin từ nhiều nguồn khác nhau nhanh chóng

  • Linh động trong việc giải quyết tình huống bất ngờ

  • Dự trù rủi ro khác sẽ xảy ra

  • Đưa ra quan điểm/giải pháp rõ ràng, thiết thực

HRC hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn những mong muốn của nhà tuyển dụng, đồng thời đưa ra những định hướng thiết thực về những kỹ năng mà mỗi ứng viên nên sở hữu. Hãy luôn tận dụng mọi cơ hội để rèn luyện những kỹ năng đó. Và cũng đừng quên đánh giá bản thân sau mỗi hoạt động, công việc mà mình đảm nhận! Chúc bạn may mắn.

Theo hrc.com.vn

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

1,743 lượt xem