Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

5 Cách Giúp Bạn Học Nhớ Lâu Hơn

Mình là một đứa rất thích bay nhảy và khám phá. Bay nhảy khám phá không nhất thiết là cứ phải đi nước ngoài hay phượt chỗ này chỗ kia cả. Cách mình chọn để ‘khám phá’ là thông qua việc học. Kiến thức bao la vô tận, mỗi ngày còn học được một cái mới là mình vẫn còn hài lòng với bản thân. Học nhiều nhưng quan trọng hơn là phải nhớ và áp dụng được những gì mình đã học. Vậy làm sao để khi học một cái gì đó mới dễ vào hơn, học hiệu quả hơn? Dưới đây là một số tips mà mình đã và đang áp dụng:

 

MỘT. Luyện não. 

Não cũng như cơ bắp của cơ thể, tức là có thể luyện được. Ngoài ra não còn có thể ‘bị lừa’ nếu ta biết cách lừa nó nữa. Thế nên mới sinh ra một bộ môn khoa học là NLP (Neuro-Linguistic Programming) hay còn gọi là lập trình ngôn ngữ tư duy, những gì mà các khoá học truyền cảm hứng bây giờ đang dạy rất nhiều ấy.

Thường cứ nhắn đến việc học thì ta cảm thấy rất buồn ngủ. Trong khi chơi games thì lại có thể chơi thâu đêm suốt sáng, tại sao lại như vậy? Bởi vì là cái gì mà ta hứng thú, ta quan tâm, ta muốn tìm hiểu thì ta sẽ tỉnh táo hơn để học.

Vậy là sao để có hứng thú học?

  • Trước khi bắt đầu học một cái gì đó mới, hãy nhẩm đi nhẩm lại trong đầu “Đây là thứ mà mình thực sự rất muốn học.” Nghe có vẻ nhảm nhí đúng không? Nhưng các nhà khoa học đã chứng minh rồi nên các bạn yên tâm, khi ta nghĩ như vậy thì não bộ ta sẽ tiết ra một chất gì đó (mình không biết) giúp bạn có nhiều hứng thú để học hơn. Đương nhiên là cần phải kết hợp với các tips khác bên dưới nữa
  • “Tại sao mình cần học cái này?” Trước khi học một cái gì đó, hãy tự hỏi bản thân như vậy. Học cái này thì phục vụ được gì cho mục tiêu nghề nghiệp của mình? Nó có giúp mình có việc không? Nó có giúp mình kiếm ra tiền không? Nó có giúp mình được nhiều like trên Facebook hay được mọi người ngưỡng mộ hơn không? Khi có động lực thì ta học dễ vào hơn.
  • Tưởng tượng những gì mình sắp làm. Cái này có tên gọi thuật ngữ là building a mental model; tức là ta dành thời gian tuworng tượng ra những gì mà ta sẽ thấy, sẽ học, sẽ đọc hoặc sẽ làm. Ví dụ trước khi đọc một cuốn sách, mình sẽ xem trước phần mục lục xem có những mục gì, tưởng tương xem trong các mục đó thì tác giả có thể nói về cái gì, cụ thể ra sao. Việc tưởng tượng về những gì sắp đọc sẽ giúp mình đọc một cách có hệ thống hơn và hứng thú hơn để đọc.

 

HAI. Mỗi sáng thức dậy và tự hỏi mình: Nếu chỉ được chọn MỘT THỨ để học hôm nay, mình sẽ học gì? 

Đây là một kĩ thuật mà mình cũng dùng để viết ra to-do-list mỗi ngày. Việc giới hạn lại những thứ cần học thành một thứ duy nhất thôi sẽ giúp ta tập trung hoàn toàn 100% cho thứ đó hơn.

Cách thức hiện: 

  • Buổi tối trước khi đi ngủ, viết một điều mình muốn học vào ngày mai và ghi nó vào ghi chú của chuông báo thức.
  • Sáng dạy đọc to một lần để vừa tỉnh ngủ vừa nhớ ra mục tiêu.
  • Luôn giữ mục tiêu đấy trong đầu suốt cả ngày, để lúc nào hoàn thành nó thì mới làm công việc khác

 

BA. Việc làm quan trọng thì làm vào buổi sáng. 

  • Việc quan trọng là việc gì? Tiếng Anh có một từ cho cái này đấy là ‘deep work’. Deep work là những công việc mà cần phải nghĩ nhiều và tập trung nhiều. Ví dụ deep work như đọc tài liệu chuyên ngành nè, viết sách nè, phân tích cái gì đó, lên chiến lược cho cái gì đó chẳng hạn.
  • Làm vào giờ nào? Các nhà khoa học phân tích là não làm việc tốt nhất trong khoảng 2-4 tiếng sau khi ngủ dậy. Thế nên nếu bạn ngủ dậy vào khoảng 6 giờ sáng thì thời gian để tập trung nhất là từ 8-10 giờ.
  • Tại sao lại quan trọng: Vì khi làm những việc quan trọng vào thời gian này ta sẽ có được sự tập trung tốt nhất. Ngoài ra buổi sáng thì ít bị phân tâm hơn các thời gian khác trong ngày. Khi buổi sáng ta hoàn thành được một công việc khó như thế này rồi thì ta sẽ tự tin hơn để làm các việc khác tiếp theo.

 

BỐN. Tắt những cái gì cần tắt. 

Hồi trước mỗi khi mình đọc sách hay làm việc rất dễ bị phân tâm. Ví dụ đang đọc sách chăm chú mà có ai gửi tin nhắn Facebook cái là phải vào check ngay. Hay đang check email mà thấy Facebook có notification mới là cũng phải nhảy vào ngay xem cái gì. Hồi xưa cứ tưởng đấy là Multitasking mà không phải, nó chỉ làm cho mình làm việc mất tập trung và kém hiệu quả đi thôi.

Vậy phải tắt như thế nào?

  • Tắt noti Facebook và Instagram. Khi nào cần thì mình mới vào check thôi, chứ không phải cứ ai comment hay like cái gì là nó lại báo noti.
  • Thông báo cho người khác về giờ làm việc của mình. Ví dụ mình bảo là buổi sáng là lúc mình làm việc tập trung nên không thể trả lời email hay inbox được, các bạn gửi thì cứ gửi nhưng mình sẽ trả lời sau.
  • Check email và Facebook vài lần trong ngày. Cái này mình đang cố gắng luyện tập để không phải mỗi lần rảnh rỗi sẽ check. Đang cố gắng luyện để một ngày check vài lần vào sáng sớm, trưa, chiều muộn và tối.

 

NĂM. Học có phương pháp.

Học không phải là cứ dành ra mười mấy tiếng đồng hồ để ngồi thì sẽ hiệu quả. Mỗi người có một cách học khác nhau, một phương pháp khác nhau giúp ta học hiệu quả hơn. Ví dụ một phương pháp mà mình sử dụng là phương pháp Pomodoro, tức là cứ học 25 phút lại nghỉ 5 phút.

Theo anhtuanle.com

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

2,941 lượt xem