Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

5 Câu Tiếng Anh Ai Cũng Biết Nhưng Không Nên Dùng

Có những mẫu câu, cấu trúc tiếng Anh bạn đã được dạy và quen thuộc từ khi còn học phổ thông, nhưng nếu sử dụng nhiều trong văn nói sẽ gây ra sự cứng nhắc và thiếu thực tế bởi đó không phải là cách nói mà người bản xứ vẫn dùng . Hãy "bắt mạch" ngay đó là gì để giao tiếp tiếng Anh tự nhiên hơn nhé!

1. HELLO, HOW ARE YOU?

Có lẽ đây là một trong những mẫu câu "thuộc nằm lòng" của tẩt cả những người mới bắt đầu học tiếng Anh hay thậm chỉ chưa từng học ngôn ngữ này. Tuy nhiên sử dụng “quá tay” câu hỏi này sẽ khiến bạn nghe giống một chú robot vậy và cũng cũng làm cho phần mở đầu của cuộc giao tiếp trở nên thật nhàm chán.

Vì vậy, câu hỏi đầu tiên bạn được học khi tiếp xúc với tiếng Anh này nên là câu đầu tiên bạn nên hạn chế sử dụng khi giao tiếp. Cách đơn giản nhất để điều chỉnh câu hỏi này là sử dụng những câu hỏi dài hơn. Ví dụ, thay vì dùng “How are you?” , bạn có thể hỏi:

  • How are you doing today?
  • How are you doing this morning?
  • How are you doing this afternoon?
  • How are you doing this evening?

Với các cuộc trò chuyện với bạn bè, bạn có thể thay từ "Hello" bằng những lời chào thân thiện hơn như: “Hey”, “Hi”hay “Hey there”. Kết hợp lại, bạn sẽ có những lời chào mới như sau:

  • Hey, how’s it going?
  • Hi, how are you doing?
  • Hi, how are you doing lately?

2. I'M FINE, THANK YOU. AND YOU?

Nếu “Hello. How are you?” được xem là một câu hỏi hơi "lý thuyết" để bắt đầu các cuộc giao tiếp thì câu trả lời “I’m fine.” cũng cứng nhắc không kém, thậm chí nhiều chuyên gia gọi đây là câu trả lời giết-chết-các-cuộc-giao-tiếp.

Hãy nhớ rằng không có bất kỳ giới hạn nào cho câu trả lời của câu hỏi “How are you?” cả. Vì vậy, bạn hãy thử trả lời câu hỏi này bằng cách đề cập những vấn đề khác, ví dụ như:

  • Not great, I just broke up with my girlfriend. (Không tuyệt lắm, tôi vừa chia tay bạn gái.)
  • I just got a new car. It’s awesome. (Tôi vừa mua một chiếc xe mới. Cảm giác thật tuyệt.)
  • I’m doing pretty good. In fact, I’m going to watch a soccer game tonight. (Mọi thứ đang tốt. Tối nay tôi sẽ đi xem một trận bóng đá.)
  • I’ve been better. I think I’m getting sick. (Đang tốt dần lên. Tôi nghĩ tôi bị ốm.)

Và dù có trả lời như thế nào đi nữa, bạn hãy nhớ hỏi lại “How about you?” nhé! Đây là phép lịch sự tối thiểu trong giao tiếp.

3. HOW OLD ARE YOU?

Đối với nhiều nền văn hóa, hỏi về tuổi tác là một phần quan trọng của cuộc trò chuyện lúc ban đầu. Tuy nhiên, người phương Tây thường xem những câu hỏi về tuổi là thô lỗ, thiếu lịch sự. Vì vậy, nếu bạn thực sự muốn biết tuổi của người đối diện, hãy thử những phương án khác thay vì hỏi thẳng thừng “How old are you?”. Ví dụ: - Did you go to college/university? (Where did you go? What did you study?)(Anh/chị có đi học đại học không? /Hoặc “Anh chị học ở đâu?/ Anh chị học ngành gì?)

Bạn có thể tiếp tục cuộc trò chuyện bằng cách hỏi:

  • “When did/will you graduate?” (Anh/chị sẽ/đã tốt nghiệp năm nào?)
  • “How long has it been since you graduated?” (Anh/chị tốt nghiệp bao lâu rồi?)

Cấu trúc “How old were you when…?” cũng khá hữu hiệu nếu bạn quan tâm đến tuổi của người giao tiếp cùng mình.

  • How old were you when you started teaching? (Anh/chị bao nhiêu tuổi khi bắt đầu dạy học?)
  • How old were you when you took your first flight? (Anh/chị bao nhiêu tuổi khi đi máy bay lần đầu tiên?)
  • How old were you when you moved to Vermont? (Anh/chị bao nhiêu tuổi khi chuyển đến Vermont?)

4. ARE YOU FROM ....?

Câu hỏi này rất hay được sử dụng vào lần đầu gặp mặt, khi bạn muốn tỏ ra thông thái và phỏng đoán về quê hương của người đối diện. Xét về mặt ngữ pháp và ý nghĩa, câu hỏi này không sai. Tuy nhiên, người nghe sẽ không cảm thấy dễ chịu nếu bạn sử dụng một câu hỏi như vậy.

Đây là cách hỏi đúng nếu bạn muốn hỏi về nguồn gốc, quốc tịch của người khác. Lưu ý khi hỏi những câu hỏi như vậy, vì quốc tịch là một vấn đề tương đối nhạy cảm.

  • Where are you from? (Bạn đến từ đâu?)
  • Where did you grow up? (Bạn lớn lên ở đâu?)

5. DID YOU EAT DINNER/ LUNCH/ BREAKFAST?

Câu hỏi tưởng chừng vô hại này có thể làm bạn khó xử với cuộc hội thoại của mình. Hãy theo dõi đoạn giao tiếp sau: A: Did you eat dinner? B: No, I haven’t yet. A: Well, would you like to eat dinner together?

Sẽ không có vấn đề gì nếu người được hỏi trả lời “đã ăn rồi”. Nhưng bạn định xử lý như thế nào khi họ nói “chưa ăn”. Đôi khi, nếu bạn tiếp tục cuộc trò chuyện và không mời họ đi ăn cùng bạn, bạn sẽ được xem là bất lịch sự.

Một vài lựa chọn khác của bạn để hỏi người khác về việc họ đã dùng bữa hay chưa:

  • Did you get a chance to eat yet? 
  • Did you get some breakfast/lunch/dinner? 
  • What did you grab for breakfast/lunch/dinner?

Một vài câu hỏi lịch sự, trang trọng hơn:

  • Where did you go to eat? 
  • Where did you go for breakfast/lunch/dinner? 
  • What did you eat? 
  • How was breakfast this morning? 
  • How was lunch today?

Tất cả các câu hỏi trên đều không đòi hỏi một lời mời đi ăn từ bạn. Giả sử, người được hỏi trả lời “No”, bạn chỉ cần đáp lời “Aww, that’s too bad.” Sau đây là một vài gợi ý xử lý tình huống với câu hỏi này. 

Nếu người được hỏi trả lời “No” (tức là họ chưa ăn): 

  • Well, would like to get some ____ with me? (Được rồi, cậu có muốn đi ăn ___ với tôi không?) 
  • Oh, that’s too bad. You should probably get some ____. (Ôi, thật tệ. Cậu nên ăn gì đó đi.) 

Nếu người được hỏi trả lời “Yes” (tức là họ đã ăn rồi): 

  • That’s good. What’d you eat? (Tốt rồi. Vậy, cậu đã ăn gì?) 
  • Great, how was it? (Tuyệt. Bữa ăn như thế nào?)

Trên đây là năm cấu trúc tưởng như quá đối quen thuộc với bạn nhưng không nên sử dụng nhiều trong văn nói tiếng Anh. Thật khó để thay đổi những thói quen đã có từ lâu, tuy nhiên hãy kiên trì và kết hợp với luyện tập hằng ngày để nói tiếng Anh như người bản xứ bạn nhé. Chúc bạn thành công!

Theo tienganh.elight.edu.vn

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

2,534 lượt xem