Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

5 Điều Nhà Tuyển Dụng Không Nói Nhưng Bạn Phải Biết Trong Phỏng Vấn Xin Việc

Bạn nghĩ bạn đã chuẩn bị đầy đủ và sẵn sàng cho buổi phỏng vấn sắp đến? Hãy xem những điều dưới đây để biết bạn còn thiếu sót gì về bí quyết phỏng vấn không nhé!

Bước vào phòng phỏng vấn xin việc và bạn đang trong trạng thái tốt nhất, tự tin và sẵn sàng để thể hiện kỹ năng của mình. Nhưng mọi thứ bắt đầu thì không như bạn đã tưởng tượng. Nhà tuyển dụng không mỉm cười, anh ấy/cô ấy dường như không quan tâm đến những điều bạn nói và đợi một lát…có phải anh ấy/cô ấy vừa mới ngáp?

Cho dù bạn đã có những câu trả lời phỏng vấn xuất sắc, nhưng những điều mà nhà tuyển dụng mong muốn họ sẽ không bao giờ nói ra.

Dưới đây là 5 điều mà nhà tuyển dụng mong muốn có thể giúp bạn trong suốt buổi phỏng vấn.

1. Họ muốn những phát biểu có tác động thực sự

Đơn giản nhà tuyển dụng chỉ muốn những điều bạn nói có cơ sở bằng chứng đi kèm để có khả năng thuyết phục hơn.

Khi được hỏi “hãy nói về thời điểm mà bạn đã vượt qua một vấn đề”, đừng chỉ kể cho họ nghe câu chuyện về cách bạn đã chinh phục được cơ sở dữ liệu email của công ty, làm nó thân thiện hơn với khách hàng. Hãy kể cho họ cách giải quyết của bạn đã tác động đến công ty như thế nào. Công ty Newsletter đã đạt được hơn 250 người không? Nó có cho phép bạn để gia tăng cơ sở khách hàng thêm 15% không?

Thậm chí câu chuyện hay nhất mà bạn kể cũng không thu hút được nhà tuyển dụng bằng những con số thực tế và khô khan.

2. Câu trả lời của bạn có lẽ nên kết thúc sớm hơn

Việc nói lạc đề khi bạn lo lắng là một lẽ tự nhiên, nhưng nên biết được điểm dừng trước khi bạn bắt đầu cung cấp quá nhiều thông tin. Hãy có điểm dừng và luôn nói đúng chủ đề. Nếu câu hỏi đầu tiên về nền tảng giáo dục của bạn và bạn thì đang nói về người bạn sinh viên năm nhất cùng phòng, nó là thời điểm để dừng lại.

Hãy biết được ranh giới của lời nói dối giữa thích hợp và không thích hợp và không vượt qua nó. Điều này không chỉ có nghĩa là sự lịch sự, mà nó còn là sự chuyên nghiệp. Nếu sếp cũ của bạn thì quá tệ và bạn được hỏi về anh ấy, hãy tập trung khuyết điểm vào phong cách quản trị, không phải là nhân phẩm hay tính cách của anh ấy. Đây là một cơ hội để nói với nhà tuyển dụng về mối quan hệ với cấp trên mà bạn muốn có không phải là sự tức giận với sếp cũ.

3. Thể hiện rằng bạn đã có sự nghiên cứu kĩ lưỡng

Công ty đã tìm hiểu bạn, nên bạn cần dành thời gian nghiên cứu xem thử công ty này có phù hợp với bạn hay không.

Trước khi bạn nộp đơn xin việc, hãy tìm hiểu về công ty. Tìm kiếm thông qua website, đọc blog của công ty, theo dõi trên các phương tiện truyền thông và xem những cái bạn quan tâm.

Việc này sẽ giúp bạn có được sự nhìn nhận về văn hóa của công ty và cách để bạn yêu thích làm việc tại đây. Nó cũng để bạn biết được điều nhấn mạnh trong câu hỏi của bạn. Nếu công ty làm việc gắn kết với một tổ chức từ thiện mà bạn là tình nguyện viên, hãy cho họ biết điều đó. Một khi nhà tuyển dụng biết bạn đã dành thời gian để nhìn nhận công ty, họ sẽ xem xét một cách nghiêm túc về vị trí công việc của bạn.

4. Phỏng vấn là cả hai chiều

Không một ai lại thích ngồi im lặng trong khi người khác nói chuyện. Nhà tuyển dụng cũng muốn bạn tương tác với họ.

Hãy hỏi nhà tuyển dụng những câu hỏi về môi trường làm việc và tương lai công ty. Bằng cách đó, bạn không còn ở giữa một cuộc phỏng vấn căng thẳng nữa mà nó là một cuộc hội thoại nơi để cả hai phía tạo dựng mối quan hệ.

Khi bạn kết thúc buổi phỏng vấn, công ty sẽ biết liệu bạn có phải là người phù hợp cho công việc này hay không. Họ cũng muốn bạn cảm thấy an tâm về họ. Nó sẽ lãng phí nguồn lực nếu huấn luyện cho bạn nhưng sau 3 tháng bạn nhận ra rằng môi trường làm việc thì không phù hợp.

5. “Chúng tôi sẽ liên lạc” thật sự có ý nghĩa gì?

Nó mang đến những câu hỏi trong suy nghĩ, có thể bạn sẽ gọi cho tôi hoặc tôi có nên gọi cho bạn không?

Quá trình tuyển dụng thì dài và nó còn có thể dài hơn nữa. Thời gian trung bình cho một quá trình phỏng vấn ở Mỹ từ 12,6 đến 22,9 ngày. Nên hãy kiên nhẫn, việc này sẽ mất chút ít thời gian.

Nhà tuyển dụng cho bạn một quãng thời gian để có thể tìm hiểu nhiều hơn về quá trình của công ty. Họ biết họ sẽ không đưa ra quyết định cuối cùng cho đến khi quá trình kết thúc, nhưng bạn thì không. Bạn có thể tiết kiệm khá nhiều thời gian chờ đợi bằng cách hỏi họ xem bước tiếp theo trong qui trình tuyển dụng là gì.

Theo interview.vn

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

3,379 lượt xem