Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

5 Lời Khuyên Giúp Bạn Làm Bài IELTS Listening Hiệu Quả

Phần thi IELTS Listening đối với các thí sinh Việt Nam luôn là một phần khó bởi các bạn ít được tiếp xúc với môi trường tiếng anh và cũng có một số bạn phát âm không chuẩn dẫn đến việc nghe cũng không tốt. Đó là lý do tại sao có những bạn rất giỏi trong phần viết và đọc thuật nhưng đến phần thi nghe lại ngại ngùng, lo lắng.

Phần thi IELTS Listening kéo dài 40 phút, gồm 30 phút nghe và 10 phút điền đáp án. Do đó áp lực của phần thi nghe là rất lớn bởi cùng lúc bạn phải vừa đọc câu hỏi, xác định từ khóa, đồng thời còn phải nghe và ghi chép thông tin trong bài để đưa ra câu trả lời. “ Chủ động nắm bắt thông tin quan trọng” của bài nghe chính là nguyên tắc hiệu quả cho cả 4 section. Để làm tốt phần thi IELTS Listening bạn cần huy động đủ các khả năng: nghe, viết, đọc. Hơn nữa đoạn ghi âm chỉ phát đúng 1 lần, dù bạn hiểu hay không, dù khó thế nào các bạn vẫn phải nắm bắt cơ hội.

Dưới đây là 5 lời khuyên giúp bạn luyện thi IELTS Listening hiệu quả:

1. Đọc lướt các câu hỏi

Trước khi bài nghe được phát trên băng ghi âm sẽ có khoảng thời gian ngắn cho các bạn đọc lướt các câu hỏi.

– Đầu tiên bạn hãy xem lướt qua cả bài, xác định các phần có bao nhiêu câu hỏi, định hình nội dung chính của từng phần.

Lưu ý: bạn nên đọc nội dung chính của phần 4 trước bởi phần 4 là phần khó nhất, việc xác định được nội dung câu hỏi sẽ giúp bạn dễ dàng hơn khi nghe. Sau đó bạn có thể  quay lại và đọc section 1.  Hầu hết các bạn thí sinh đều dành trọn thời gian đầu đọc kỹ section 1,2 mặc dù section 1,2 là 2 phần dễ nhất của bài nghe. Và đến lúc nghe phần khó ở sau thì đã không còn thời gian.

– Trong lúc đọc, bạn cần kết hợp cả tốc độ đọc và liên kết các câu hỏi với nhau để nắm bắt được mối quan hệ giữa chúng. Việc hiểu được hoàn cảnh người nói và chủ đề chính của bài diễn thuyết dựa trên các từ khóa trong câu hỏi là vô cùng cần thiết.

– Khi đọc các bạn nên chú ý tập trung vào các khía cạnh: chủ đề, nội dung của bài nói, xác định rõ người diễn thuyết là ai, hoàn cảnh hoặc địa điểm của bài diễn thuyết. Bước đọc câu hỏi chính là điểm tựa vững chắc cho bạn đưa ra câu trả lời khi nghe.

2. Đoán nghĩa

Tiếp cận và gạch chân từ khóa trong câu hỏi để nắm bắt nhịp điệu bài nói và đưa ra dự đoán về từ loại, đặc điểm của từ cần điền. Phân tích mối quan hệ giữa các câu hỏi và câu trả lời để đoán nội dung còn thiếu.  Từ đó bạn có thể chuẩn bị thật tốt khi bắt đầu nghe.

3. Nghe theo nội dung câu hỏi

Đa số các phần Listening trong IELTS yêu cầu thí sinh nắm bắt nội dung chi tiết của bài nói như: thời gian , địa điểm, thái độ và quan điểm của người nói. Vì vậy khi nghe các bạn chỉ cần dựa trên phần câu hỏi, xác định thông tin quan trọng của bài. Bạn không nên tập trung nghe từng từ từng chữ bởi khi đó sẽ dẫn đến sự phân tâm không cần thiết. Các bạn cần lắng nghe 4 khía cạnh

– Dựa trên các từ nối ( Firstly, Secondly, Finally..) mà người nói sử dụng để nắm bắt tiến trình của bài nghe.

– Liên tưởng đến thông tin trong câu hỏi khi nghe để phản ứng nhanh với nội dung đưa ra liên tiếp trong bài nghe.

– Khi nghe không những bạn cần chú ý đến cách nhấn mạnh 1 số thông tin quan trọng của người nói mà còn cần lắng nghe kỹ cảm xúc trong giọng điệu ( đang vui vẻ, hài hước, châm biếm hay căng thẳng). Dựa trên những phán đoán này bạn có thể có câu trả lời đúng cho các câu hỏi về quan điểm, hay dự định của người nói.

– Ghi chép một cách vắn tắt để theo kịp tốc độ của người nói, ngay cả khi bạn không kịp nghe câu trả lời nhưng có thể dựa trên thông tin đã ghi chép để phán đoán câu trả lời thích hợp. Đừng vì vấp 1 câu mà lúng túng dẫn đến việc bỏ lỡ các phần sau.

4. Ghi chép thông minh

Tốc độ ghi chép không thể nhanh được như tốc độ nói của người diễn thuyết, do đó để ghi chép được hết các thông tin thì bạn không thể viết rõ từng từ. Khi đó bạn có thể sử dụng hoặc sáng tạo một số ký hiệu hoặc từ viết tắt.

Ví dụ: “education”  có thể viết thành“edu”; “equal”  có thể viết“=”; hay “market” viết thành“mkt”.  Yêu cầu của các từ viết tắt là đơn giản, dễ nhớ, và quen thuộc.

Có nhiều bạn tự tạo ra các từ viết tắt cho mình và trong lúc nghe bạn viết tắt quá nhiều dẫn đến lúc điền câu trả lời không hiểu mình viết gì. Điều này sẽ tạo ra sự hoang mang cho chính bạn. Do đó khi luyện tập bạn nên viết thật nhiều các ký hiệu này để không mắc sai lầm. Khi đã luyện tập thành thạo, việc ghi chép sẽ vô cùng dễ dàng và nhanh chóng.

5. Kiểm tra lại câu trả lời

Sau phần 4 các bạn sẽ có 10 phút để chuyển đáp án ra phiếu trả lời, lúc này bạn chỉ cần rà soát và kiểm tra lại lỗi chính tả và ngữ pháp trong các phần, đặc biệt lưu ý như sau:

 Viết hoa từ điền trống

Một số bạn có thói quen viết hoa tất cả các chữ cái khi điền vào phiếu trả lời, điều này hoàn toàn không nên. Bạn chỉ cần nhớ một số trường hợp nên viết hoa chữ cái đầu như:

  • Trong điền bảng biểu đa phần là tên riêng hoặc địa điểm thì bạn thường sẽ phải viết hoa chữ cái đầu.
  • Đối với một số từ đặc biệt yêu cầu viết hoa như: thời gian (Sunday, Wednesday), địa điểm(Church Road), tên người (Peter, Annie).
  • Một số từ chỉ vị trí, chức vụ cần được viết hoa mà các bạn thường bỏ qua  như President , CEO, Chairman, Professor…

 Viết tắt trong câu trả lời

Một số chữ viết tắt được công nhận sử dụng trong câu trả lời như  pound £,  dollar $, hoặc các ký hiệu thời gian như:  am、 pm、 AD 、BC, hay professor có thể viết tắt thành pro. Nhưng nếu là tên người bạn nên viết hoa chữ cái đầu tiên là Pro. Về ngày tháng bạn nên viết theo các cách “8th August” hoặc “August 8th”, các bạn không nên sử dụng các cách viết tắt khác để tránh việc bị trừ điểm.

 Ngữ pháp

Bạn nên chú ý kiểm tra các danh từ (số ít và số nhiều) trong câu trả lời. Ví dụ viết apple thay vì apples và bị mất điểm, hãy xét cấu trúc ngữ pháp để quyết định xem ở vị trí đó danh từ nên là số ít hay số nhiều. Bên cạnh đó bạn nên dựa trên sự thống nhất giữ chủ ngữ và động từ để kiểm tra dạng đúng của từ. Đừng quá tin vào điều mình nghe thấy và chú ý đến từng lỗi ngữ pháp trong câu trả lời để tránh bị mất điểm.

 Giới hạn từ

Nếu đề bài yêu cầu NO MORE THAN THREE WORDS ( không quá 3 từ), thê nên cho dù chỉ thừa “ a/an” hay “the” thì câu đều không có điểm.

 Chính tả

Trong IELTS đều chấp nhận các đáp án của Anh -Anh hoặc  Anh- Mỹ, chỉ cần bạn viết chính xác từ là được. Ví dụ các từ “honour” -“honor” , “colour”- “color”, “centre” -“center”, and “grey” – “gray”.

Theo ieltstestnow.com

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

622 lượt xem