Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

5 Tip Nghe Quan Trọng Cho Mọi Người Học Tiếng Anh

Kỹ năng nghe có vai trò vô cùng quan trọng, không chỉ trong kì thi IELTS mà còn trong giao tiếp hàng ngày. Tuy nhiên, không phải tất cả các thí sinh đều chú tâm tới kỹ năng này. Đáng chú ý, nhiều thí sinh thường nói Nghe là phần khó nhất trong tất cả các kĩ năng của tiếng Anh.

Trong khi nghe, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng nghe của thí sinh như tốc độ nói, tiếng ồn xung quanh, nền tảng từ vựng, kiến thức liên quan tới chủ đề người nói đang nói hay không phân biệt được các âm riêng biệt.

Tuy nhiên, không khó để chinh phục được kỹ năng này nếu bạn làm theo những gợi ý sau.

1. Dự đoán nội dung

Dựa vào ngữ cảnh – bản tin thời sự, bài giảng, hay trao đổi trong siêu thị – mà bạn có thể đoạn được loại từ vựng và phong cách ngôn ngữ mà người nói sẽ sử dụng. Kiến thức xã hội sẽ giúp chúng ta đoán được loại thông tin chúng ta sẽ nghe. Hơn nữa, khi chúng ta đoán được chủ đề của bài nói hoặc cuộc hội thoại, tất cả các từ vựng liên quan được lưu trữ trong não bộ sẽ được “kích hoạt” và giúp chúng ta hiểu nội dung bài nghe tốt hơn.

Cách luyện tập:

Xem một chương trình trên TV hay một clip trên Youtube. Dừng lại sau một vài câu và thử đoán xem nội dung gì sẽ được nói đến tiếp theo.

Tip:

Nếu bạn làm bài thi Nghe, đọc lướt qua câu hỏi trước và cố gắng đoạn loại thông tin mình sẽ nghe. Ví dụ, câu hỏi hỏi là “How many..” thì thông tin mình cần chú ý đó là một con số cụ thể hoặc số lượng một cái gì đó.

2. Tưởng tượng ra tổng thể nội dung

Khi nghe, bạn có thể tưởng tượng ra “toàn bộ bức tranh” khi thông tin liệt kê theo trình tự. Trong trình tự đó, những từ khóa(danh từ, động từ, tính từ) sẽ giúp bạn hoàn thiện bức tranh. Ví dụ, nếu bạn nghe “thức ăn”, “bạn bè”, “vui vẻ”, “công viên”, và “ngày nắng”, những từ này giúp bạn nghĩ tới bối cảnh của một buổi picnic.

Cách luyện tập:

Tìm đoạn video ngắn có sub về chủ đề bạn thích. Dùng tiều đề để đoán nội dung và sau đó nghe từ khóa. Nghe lại lần nữa với sub. So sánh với lần đầu tiên xem bạn hiểu bao nhiêu phần trăm nội dung cả bài? Nghe lại sau 1 tuần và thử lại.

Tip:

Khi học một từ mới, bạn hãy nhóm từ mới vào một nhóm với các từ liên quan. Sử dụng Mind Map cho phần này

3. Xác định signpost

Signpost trong ngôn ngữ là những từ nối giúp chúng ta hiểu người nói đang nói gì và họ đang dẫn chúng ta tới điều gì. Những từ này vô cùng quan trọng trong bài thuyết trình và bài giảng.

Ví dụ, nếu giảng viên nói “I am going to talk about three factors affecting global warming…” sau đó bạn sẽ nghe thấy cụm từ như “first of all”, “moving on to” và “in summary”. Những từ và cụm từ khác cũng có chức năng tương tự như “in other words”, “to put it another way” để làm rõ, hay “to illustrate this”, “for example” để nêu ví dụ.

Cách luyện tập:

Tìm một bài giảng hay bài thuyết trình và cố gắng tìm ra càng nhiều cụm signpost càng tốt. Sau đó kiểm tra lại bằng bản transcript

Tip:

Sử dụng một quyển sổ, nhóm các cụm diễn đạt cùng chức năng vào 1 nhóm và sau đó thêm các cụm diễn đạt mới khi bạn bắt gặp chúng khi nghe hay đọc

4. Nghe chi tiết

Lần này, khi nghe chi tiết, bạn sẽ chỉ tập trung vào thông tin mình cần phải nghe như số hay tên riêng và bỏ qua các thông tin không liên quan. Bằng cách này, bạn sẽ giới hạn được nội dung tìm kiếm và có được thông tin bạn cần tìm.

Trong bài thi Nghe, nếu bạn được hỏi viết “tuổi của một người”, vậy hãy nghe những từ liên quan tới tuổi như “old”, “young”, “date of birth” hoặc con số. Nếu là cuộc hội thoại, bạn có thể nghe câu hỏi bắt đầu bằng “How old..?”

Cách luyện tập:

Xác định loại thông tin cần nghe và tìm chương trình có những thông tin đó. Ví dụ, muốn nghe dự báo thời tiết để biết thông tin về thời tiết, hay xem tin tức thể thao để tìm kết quả mới nhất.

Tip:

Trong phòng thi, lướt qua câu hỏi, gạch chân từ khóa, xác định thông tin mình cần tìm trong bài nghe

5. Đoán nội dung

Sử dụng kiến thức về một tình huống nào đó để tìm ra nội dung mình nghe. Tương tự, bạn có thể tìm ra mối quan hệ giữa 2 người dựa vào từ họ sử dụng. Đọc đoạn hội thoại sau:

A: Tom, did you do your homework?B: I did, sir, but the dog ate it.A: That’s a terrible excuse. You’ll never pass your exams if you don’t work harder.

Dựa vào từ “homework”, và “exams” chúng ta có thể đoán được đây là đoạn hội thoại giữa học sinh và giáo viên. Dựa vào bối cảnh, kiến thức xã hội, chúng ta có thể đoán được người nói đang nói đến điều gì, ai đang nói và điều gì đang xảy ra.

Cách luyện tập:

Tìm show truyền hình nổi tiếng nhưu Friends và chỉ nghe đoạn hội thoại và thử đoán xem bạn có thể biết được điều gì đang xảy ra, ai đang nói chuyện và mối quan hệ giữa họ không. Nghe lại lần 2 và xem clip và xem dự đoán của bạn có đúng không.

Tip:

Khi bạn nghe một từ bạn không hiểu, cố gắng đoán nghĩa của từ dựa vào văn cảnh. Nếu bạn không đoán ra ngay, cũng đừng lo. Bởi “Practice makes perfect” mà.

(Nguồn: British Council)

 

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

2,074 lượt xem