Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

7 Nguyên Tắc Nhân Cách Giúp Tăng Cường Năng Suất Làm Việc

Năng suất làm việc thường được đo lường bằng số lượng email mà bạn gửi đi, số văn bản bạn viết ra, số các cuộc điện thoại mà bạn thực hiện hoặc những việc mà bạn đã hoàn thành trong danh sách việc phải làm (To-Do list). Có rất nhiều sách cung cấp các phương pháp để cải thiện năng suất làm việc mà bạn có thể đọc, nhưng tôi muốn nói nhiều hơn về Những yếu tố nhân cách chưa được khai thác, chúng đóng một vai trò rất lớn trong hiệu quả công việc của bạn.

Mặc dù tính cách cá nhân có tác động mạnh tới việc một công ty hoạt động tốt như thế nào, nhưng đây thường là một chủ đề ít khi được chia sẻ rộng rãi. Điều kì lạ là các nhân viên lại thường buôn chuyện về người khác và làm vấn đề trở nên phức tạp hơn. Cách tốt nhất để giải quyết những người có nhân cách không ngay thẳng là nói chuyện với họ một cách công khai.

Thông thường, một sự thừa nhận đơn giản mà không phán xét về đặc điểm nhân cách của nhân viên có thể khiến những nhân viên khác dễ chịu hơn. Điều này rất khác so với việc buôn chuyện. Một khi được thừa nhận đầy đủ, cách giải quyết vấn đề sao cho mang tính xây dựng thường trở nên rõ ràng. Có quá nhiều các đặc điểm về nhân cách đến nỗi không đủ tên để đặt cho chúng, nhưng với bảy nguyên tắc cơ bản dưới đây, cánh cửa dẫn tới cách làm việc để cải thiện năng suất của cả văn phòng sẽ mở ra cho bạn.

1. Nhạy cảm

Con người là những sinh vật vô cùng nhạy cảm. Nhân cách con người được hình thành phần lớn qua cách mọi người che giấu, bảo vệ hoặc che chở những gì được họ cho là điểm yếu đuối sâu thẳm của cá nhân mình. Điều đầu tiên bạn phải làm là nhận ra sự nhạy cảm của người kia. Sự nhạy cảm này không phải là điểm yếu để bạn khai thác mà nó chính là nét đặc biệt mà bạn cần phải tôn trọng và lưu tâm.

Nhìn thấy được sự nhạy cảm của người khác chính là một kĩ năng. Nó tới từ sự thấu hiểu sâu sắc tâm lý con người. Bạn phải nhìn sâu hơn vào những ngôn từ để cố gắng hiểu được cảm xúc của trái tim một con người. Ví dụ: ai đó có thể hành xử rất đúng đắn ngoài mặt, nhưng bạn có thể cảm nhận được cảm giác thiếu an toàn ẩn sâu bên trong - sự nhạy cảm và mềm yếu trong trái tim họ.

2. Sự tự ái

Mọi người đều bị tổn thương dù là theo cách này hay cách khác. Các nhà tâm lý học nói rằng bản chất tự nhiên của nhân cách một con người được xác định bởi bản chất của những nỗi đau mà họ trải qua trong thời thơ ấu. Người ta mang những nỗi đau khổ đó bên mình trong suốt quãng đời còn lại. Khi những đau đớn đó được khơi dậy, chúng sẽ làm tổn thương tới tận cùng của sự nhạy cảm, yếu mềm trong mỗi người.

3. Biện hộ

Chẳng cần phải nói nhiều, mỗi người thường tìm ra cách để tự bảo vệ mình khỏi những vết thương lòng như vậy. Một số tự bảo vệ mình một cách mạnh mẽ bằng sự tức giận, giống như mặc lên một bộ áo giáp để phòng bị vậy. Những người khác thì trốn tránh trong sợ hãi. Một vài người thì đi đường vòng một cách khéo léo để tránh xa vấn đề.

4. Thấu hiểu

Bằng cách tìm ra sự nhạy cảm, vết thương lòng và cách bảo vệ bản thân của một người, bạn có thể bắt đầu hiểu được hành vi của người đó trong văn phòng. Nếu không có sự hiểu biết đó, bạn sẽ không thể làm việc với họ một cách hiệu quả. Hiểu được những yếu tố tạo nên nhân cách cá nhân sẽ giúp đỡ được rất nhiều trong việc tạo nên một quy trình làm việc hài hòa và hiệu quả.

5. An toàn

Cách duy nhất để kết nối với một nhân viên một cách chân thành nhất là giúp họ cảm thấy an toàn. An toàn có nghĩa là họ tin tưởng rằng bạn sẽ không tấn công vết thương hay sự nhạy cảm của họ. Nguyên tắc chính ở đây là sự tôn trọng cơ bản. Mọi người có thể cảm nhận được thái độ của bạn đối với họ và các vấn đề cá nhân của họ, và cảm giác được an toàn chính là cách cổng tới dẫn việc phát triển một mối quan hệ mang tính xây dựng trong công việc.

6. Cảm nhận theo cách của bạn

Không có một công thức ứng xử chung nào đối với những nhân cách khác nhau. Đây là một quá trình cần sự học hỏi và quan sát. Bạn có thể quan sát mọi người phản ứng với những thứ khác nhau như thế nào. Bạn có thể tiếp cận họ theo cách nào đó, xem họ phản ứng ra sao, và điều chỉnh cho phù hợp. Việc này gần giống như là bạn đang do thám để biết được nên ứng xử với mọi người như thế nào là tốt nhất. Ví dụ, một số người thực sự thích bạn tham khảo ý kiến của họ về một ý tưởng điên rồ hay vô lý. Những người khác lại có thể cảm thấy khó chịu hoặc vô cảm. Những người khác nhau cần được đối xử theo những cách khác biệt. 

7. Đặt mình vào vị trí của người khác, hòa hợp, thấu hiểu và hành động

Thông thường, mọi người muốn với việc học cách ứng xử với những tính cách khác nhau. Tuy nhiên cách tiếp cận này đang đảo ngược hoàn toàn. Sự hiểu biết bắt đầu với sự ổn định trong chính bản thân chúng ta. Từ đó, chúng ta quan sát người khác, ta hiểu cách họ hành động . Bằng cách này, chúng ta như hòa làm một với người đó. Thông qua việc đặt chính bản thân mình vào trường hợp của người khác, chúng ta dần hiểu biết về người ấy. Tại thời điểm đó, ta không cần được chỉ dẫn phải làm gì. Ta đã biết chắc mình cần phải làm gì tiếp theo.

Nhân cách con người trong thực tế

Một nhân viên hoàn hảo chắc chắn là không hề tồn tại. Tất cả chúng ta đều là con người. Tuy nhiên, việc có thể xác định nhân cách của nhân viên một cách đầy tôn trọng và không mang tính phán đoán là vô giá. Bảy nguyên tắc này nếu được áp dụng sẽ giúp cải thiện đáng kể quy trình làm việc của công ty bạn. Nó sẽ ngăn ngừa xung đột và giảm tỉ lệ bỏ việc - hai yếu tố gây tổn hại lớn đến năng suất làm việc. Có thể nói chuyện thật tôn trọng và hiệu quả với các thành viên trong nhóm của bạn là một trong những điều quan trọng nhất mà bạn có thể làm để cải thiện năng suất của công ty mà không muốn tốn một xu nào.

Theo saga.vn

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

500 lượt xem