Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

6 Bài Học Khởi Nghiệp Từ ‘Quốc Gia Khởi Nghiệp’ – Israel

Làm sao một quốc gia nhỏ bé lại có những bước phát triển thần kỳ và được gọi là ‘quốc gia khởi nghiệp’. Dưới đây là 6 bài học rút ra từ quá trình phát triển của Israel.

3 doanh nhân người Israel chia sẻ những điều đã giúp khởi nghiệp trở thành một phong trào tại quốc gia của họ.Làm sao một quốc gia nhỏ chỉ với dân số 8 triệu người có thể ươm tạo nhiều công ty công nghệ thành công được như vậy, chẳng hạn như Waze?

Theo Adi Shemesh, nhà sáng lập và CEO của Trench, mạng xã hội trao đổi quần áo và đồ dùng, sự cải cách của Israel bắt nguồn từ nhu cầu hồi sinh nền kinh tế. Từ một đất nước luôn ở trong tình trạng bất ổn, phần lớn đồng lương của người dân được chi cho an ninh và quốc phòng, người Israel phải tìm cách để vực dậy tài chính bản thân.

“Tôi nghĩ thậm chí bao quanh bởi hàng loạt các quốc gia, Israel giống như một ốc đảo. Điều này có thể không thuận lợi, nhưng biết sao được”.

Ốc đảo này đã trở thành vùng đất màu mỡ cho khởi nghiệp, nhiều trong số đó nhận được hỗ trợ từ các công ty công nghệ toàn cầu như Google và Apple. Theo Trung tâm nghiên cứu IVC, chuyên tư vấn về khởi nghiệp, trong một báo cáo của Israel21c, chỉ trong nửa đầu năm 2016, có đến 45 phi vụ thoái vốn của các doanh nghiệp khởi nghiệp Israel có giá trị đến 3,32 tỷ đô la Mỹ.

Và đầu năm 2017, Bloomberg xếp Israel (vị trí thứ 10) trong danh sách những nền kinh tế đổi mới sáng tạo nhất cùng với Mỹ, Nhật Bản, Thụy Điển, Singapore và Hàn Quốc.  

Or Offer, đồng sáng lập và CEO của SimilarWeb, một công ty Tình báo tiếp thị số cho hay: “Nếu phải bắt đầu khởi nghiệp từ tay trắng ngày nay – Tôi sẽ thực hiện tại Tel Aviv (trung tâm kinh tế của Israel). Văn hóa, nguồn nhân lực và tinh thần tất cả đều hỗ trợ tạo ra những sản phẩm đáng ngạc nhiên”.

Điều gì đã làm phong trào khởi nghiệp phát triển mạnh tại Israel? Đây là 6 bài học cho những ai có ý định khởi nghiệp và cả các nhà hoạch định chính sách.

1. Thất bại lớn tốt hơn thất bại nhỏ

Ở nhiều nền văn hóa Đông Nam Á, khái niệm ‘thể diện’ rất được coi trọng, nỗi sợ thất bại là điều hiển nhiên. Tuy nhiên, tại Israel, thất bại là một giai đoạn tự nhiên của quá trình phát triển vẫn hơn là chần chừ, trì hoãn.

Avishai Sharon, Giám đốc điều hành của Công ty phân tích tiếp thị nội dung Tren Demoncho biết việc chấp nhận thất bại trong nền văn hóa Israel khuyến khích các doanh nghiệp khắc phục các vấn đề lớn một cách phù hợp. Đối với ông, nếu bạn thất bại khi giải quyết vấn đề lớn, vẫn tốt hơn là thành công trong giải quyết các vần đề tầm thường.

Ông cho biết “Khi bạn gánh vác vấn đề lớn, nguy cơ thất bại rất cao, đó là một phần của cuộc chơi. Nếu bạn đòi hỏi sự an toàn, bạn sẽ không bao giờ tạo ra được những bước đột phá”.

Thậm chí thị trường Israel còn khá cởi mở với việc thử nghiệm, đối với Shemesh “đây là một sân chơi đáng kinh ngạc để doanh nghiệp trao đổi, kiểm tra và xác nhận ý tưởng của họ. Đây thực sự là một thị trường rất thoải mái dành cho bạn thử nghiệm, phạm sai lầm và rút ra bài học kinh nghiệm”.

Một chút táo bạo cũng khá là hữu ích. Offer cho biết thêm “Người Israel có xu hướng đứng ra đương đầu với những thử thách và nói chung là không e sợ những việc chưa biết. Một số người đó gọi là cả gan, tôi cho đó là dũng cảm”.

2. Chế độ nhập ngũ bắt buộc rèn luyện tinh thần làm việc nhóm

bai hoc tu quoc gia khoi nghiep 1 6 bài học khởi nghiệp từ quốc gia khởi nghiệp   Israel

Huấn luyện trong quân đội – một yêu cầu bắt buộc đối với cả nam giới và nữ giới người Israel – truyền tải những giá trị cần thiết để tạo lập và phát triển phong trào khởi nghiệp. Sharon giải thích mọi thứ trong quân đội được huấn luyện gồm giải quyết những thách thức, nhận biết được khả năng của bạn và xây dựng niềm tin trong đội nhóm. Ông cho biết “Tôi nghĩ một trong những bài học lớn chính là không có gì đơn độc trong quân đội. Tất cả đều vận hành theo nguyên tắc thống nhất”. 

Một nhóm khởi nghiệp, mà ông so sánh như một lữ đoàn, họ cùng có một mục tiêu chung.Ông cho biết một trong những thử thách mà các doanh nghiệp cần quan tâm là họ không thể hoạt động hoàn toàn độc lập; thay vào đó, họ cần một nhóm đủ mạnh.

Offer cho biết thêm “Những giá trị và kỹ năng đạt được trong quân đội – từ kỹ năng kỹ thuật đến lòng trung thành và tinh thần đồng đội – nuôi dưỡng nên những tài năng đánh kinh ngạc và khiến việc xây dựng những đội nhóm mạnh dễ dàng hơn”.

3. Trải nghiệm công nghệ trong quân đội khuyến khích đột phá sáng tạo

%name 6 bài học khởi nghiệp từ quốc gia khởi nghiệp   Israel

Việc trải nghiệm công nghệ mới trong quân đội đã nuôi dưỡng một nền văn hóa khởi nghiệp như thế nào? Sharon cho biết đó là bởi vì “Về cơ bản bạn sẽ có cơ hội để làm việc với các phương tiện tiên tiến, giải pháp kết cấu… Chính điều đó đã khơi gợi nên những ý tưởng về điều gì có tiềm năng, điều gì là khả thi”.

Nếu bạn muốn giải quyết rắc rối hiện tại và cả vấn đề trong tương lai, việc chấp nhận công nghệ, quy trình và giải pháp mới khá quan trọng. Tại Israel, đột phá sáng tạo đã ăn sâu vào nền văn hóa. Shemes cho hay “Mọi người rất cởi mở… họ thích đột phá. Nhiều người ở đây tạo nên sự đột phát sáng tạo vì cuộc sống của họ vì thế cả nền văn hóa khá thích thú với những điều mới mẻ”.

4. Giá trị dựa trên ý tưởng, chứ không phải thứ bậc

Ở các xã hội Đông Nam Á, có một số nguyên tắc bất thành văn về thứ bậc và quy định về thẩm quyền có thể cản trở những nhân viên trẻ tuổi nhận được ý kiến phản hồi và trình bày ý tưởng. Tại Israel, không có những quy định rõ ràng như vậy, thậm chí là cả trong quân đội.

Sharon cho hay “Ngày đầu khởi nghiệp, tôi vẫn có thể gặp và trò chuyện với những lãnh đạo cấp cao và trình bày ý tưởng của mình, đưa ra những sáng kiến, và tham gia thảo luận. Giá trị của bạn dựa vào ý tưởng, chứ không phải thứ bậc”.

Ông giải thích đặc điểm văn hóa này mang tính dân chủ “bạn mang đến những ý tưởng mới và sẽ luôn được ủng hộ”.

5. Quan điểm về doanh nghiệp được giáo dục tại trường

Làm sao để khuyến khích ý tưởng mới luôn dồi dào và ổn định? Bằng cách hỗ trợ thanh niên, họ có thể không ngừng đưa ra những sáng tạo mới. Tại Israel, các nhà giáo dục luôn thúc đẩy việc đưa tinh thần khởi nghiệp và các kỹ năng liên quan vào chương trình giáo dục.

Shemesh cho biết có khá nhiều cuộc thi dành cho học sinh phổ thông hướng các em đến tinh thần doanh nghiệp. Còn Sharon phát biểu “Tôi tham gia một chương trình, nhiệm vụ lập thành một đội với các bạn học sinh trung học và giúp các em xây dựng ý tưởng, lập kế hoạch kinh doanh, giúp các em tư duy phù hợp với đặc điểm thị trường… Vì thế các em sẽ không quá bỡ ngỡ khi bước vào thế giới doanh nghiệp ở những giai đoạn sau”.

6. Hướng xuyên biên giới

Theo Sharon, môi trường Israel khá là hoàn thiện, do đó người khởi nghiệp có nhiều thuận lợi trong tiếp cận với các nguồn quỹ và trợ giúp từ các nhà sáng lập đã từng trải qua con đường tương tự.

Tuy nhiên, bởi thị trường bão hòa và rào cản gia nhập thị trường khá thấp, việc nâng cao vị thế và khác biệt hóa bản thân ngày càng trở nên khó khăn. “Vì thế thậm chí khi đó là môi trường rất tốt, bạn phải rất giỏi để chống đỡ những khó khăn này trong thời gian dài và để thật sự xây dựng nên công ty. Và để tiếp tục tiến xa hơn trên con đường sự nghiệp”.

Nhiều công ty khởi nghiệp sẽ hướng đến những thị trường khác, như Mỹ chẳng hạn, và cạnh tranh với các công ty lớn hơn có nguồn ngân sách dồi dào hơn. “Israel không phải là một thị trường hấp dẫn bởi quy mô quá nhỏ. Vì thế một số công ty muốn vươn ra quốc tế hóa – phát triển xuyên biên giới”.

 

Nguồn: vnwriter

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

951 lượt xem