Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

Ba Câu Hỏi Bạn Nên "Tự Vấn" Mình Khi Quyết Định Tự Học Writing

Bạn hoàn toàn có thể tự học tất cả các kỹ năng trong IELTS với “trợ thủ” đắc lực là sách, Internet. Tuy nhiên nếu bạn đang có ý định tự “chinh phục” Writing – kỹ năng được đánh giá “hóc nhất” IELTS thì hãy cân nhắc những gạch đầu dòng dưới đây.

I.Ngữ pháp của bạn rất tốt nhưng có chắc là đạt chuẩn như examiner mong muốn theo từng band điểm ?

Một thực tế “trái khoáy” là nhiều bạn có background ngữ pháp tốt hoặc tương đối tốt nhưng đôi khi viết , lại không đạt mức 6. 5 – 7.0 tiêu chí grammar. Có 2 lý do giải thích cho sự “trái khoáy” này là : Bản thân họ chưa tập viết Writing theo format của IELTS bao giờ hoặc đã tập viết nhưng lại không phân biệt được từng band điểm khác nhau, examiner có những yêu cầu khác nhau cho tiêu chí ngữ pháp. Thế nên nhiều lúc, họ có thể tự “phết” cho mình một điểm số khá đẹp” mà không hề nhận ra rằng examiner không hề đồng ý với họ. Ví dụ các bạn có thể tự chấm 7 điểm nhưng trên thực tế examiner chỉ cho bạn 6.0 mà thôi.

 

GIẢI PHÁP: Lên mạng search tài liệu nói về những tiêu chí ngữ pháp cụ thể examiner yêu cầu cho band điểm bạn đang muốn đạt target. Phân tích kỹ lưỡng và áp dụng cho bài viết của mình.

 

II.Bạn tự tin là wordchoice của mình “chuẩn”?

Một lỗ hổng rất lớn trong nhận thức về việc học từ vựng của nhiều thí sinh IELTS là học từ riêng lẻ và không “cảm” được sắc thái nghĩa của từ. Điều này là vô cùng nguy hiểm bởi dù trong ngôn ngữ nói hay viết, từ vựng không bao giờ đứng riêng lẻ, độc lập mà kết hợp với những từ khác để tạo thành các câu, ý hoàn thiện và đầy đủ. Hay nói một cách khác chúng ta cần phải biết cách chọn từ và ghép chúng một cách hợp lý. Tuy nhiên vì một lý do nào đó ( có thể trước đây chúng ta không được dạy về bản chất của từ vựng) nên cứ nghĩ được từ nào trong đầu là ghép luôn chúng với nhau. Kết quả là chúng ta mang dến cho examiner một bài văn hết sức gượng gạo, thiếu tự nhiên và họ đọc không hiểu là bạn đang viết gì dù nghĩa của chúng “sờ sờ” ra đấy!

 

GIẢI PHÁP: Đọc và nghiên cứu bộ sách từ vựng kinh điển là English Collocation in Use để đảm bảo Wordchoice mà cụ thể cách ghép từ của các bạn luôn đúng. Khi ghép các từ với nhau, nếu không check được bằng từ điển , hãy check bằng Google. Nếu như không có link nào liên quan đến link từ mà bạn ghép, khả năng lớn là sai. Nếu có và xuất hiện ngay từ những trang đầu tiên, khả năng là đúng.

 

III. Diễn đạt của bạn “nuột” chứ?

Đây là điều bạn sẽ khó test chính xác nhất. Vì diễn đạt, cách hành văn, tuy cũng có thể training nhưng thường là yếu tốc thiên về tư duy. Hơn nữa, khi background của bạn còn non, thì lỗi diễn đạt là yếu tố vừa vô hình ( bạn có thể không nhận ra), vừa hữu hình ( bạn có thể nhận ra nhưng không biết sửa như thế nào cho đúng, hoặc sửa lại có khi sai nặng hơn). Tức là một khi diễn đạt của bạn vẫn còn mắc “hằng hà” những yếu điểm như “lủng củng, rườm rà, dài dòng, câu trước câu sau không ăn nhập với nhau….” , thì bạn phải thật kiên trì, thông minh một chút, mới cải thiện được lỗi này. Ngoài ra diễn đạt của bạn lủng củng, không gãy gọn phần vì dịch word by word ý nghĩa Tiếng Việt trong đầu sang Tiếng Anh.

 

GIẢI PHÁP: Tìm những bài band điểm cao tối thiểu từ 7.0, dịch ra Tiếng Việt, xem kỹ cách hành văn của người viết, chú ý vào câu topic sentence ( câu chủ đề của từng đoạn ) và các câu tiếp theo support ý cho câu chủ đề như thế nào. So sánh cách diễn đạt bài band 7.0 với các band thấp hơn 4.0 – 6.0 để thấy rõ sự sai khác trong việc triển khai ý.

 

Và thêm một điều nữa là chúng ta viết Tiếng Việt cũng cần phải có người sửa giùm, chứ chưa nói đến việc viết Tiếng Anh đâu ạ. Vì thế hãy chắc chắn là 3 gạch đầu dòng trên, các bạn đều làm khá tốt, thì việc tự học Writing mới đạt hiệu quả như mong muốn.

 

Nguồn Hung Hanu

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

285 lượt xem