Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

Bạn Có Thể Học Được Gì Từ Các Portfolio Của 10 Nhà Thiết Kế Nổi Tiếng

Dù nổi tiếng, những designers này luôn tiếp tục duy trì các portfolio trực tuyến và điều này mang lại sự thấu hiểu thú vị với những người xem thấy chúng

Một trang web portfolio là một cách lý tưởng để đưa tên bạn lên, cho mọi người thấy tác phẩm cùa bạn và nhận những nhận xét về thiết kế của mình. Đó thực sự rất cần thiết nếu bạn đang tìm kiếm một công việc cố định hoặc tự do hay săn đón những cộng tác viên đầy sáng tạo.

Các designer nổi tiếng nhất trên thế giới thường không tìm kiếm những điều này, nên có lẽ nó sẽ hơi bất ngờ vì nhiều người trong số họ tiếp tục duy trì portfolio trực tuyến. Nhưng nhiều người vẫn làm vậy và vẫn còn nhiều thứ họ có thể dạy cho chúng ta.

1. Susan Kare

Các icon cho hệ điều hành Macintosh của Apple bởi Susan Kare

Nếu như bạn chưa biết gì về Susan Kare, bạn có thể dành chút thời gian nhìn vào công việc của bà ấy. Bởi vì bà đã tạo ra nhiều biểu tượng quen thuộc cho Apple Macintosh vào những năm 1980 bao gồm thùng rác, Lasso và Happy và Sad Macs. Bà ấy cũng là người tạo ra các font chữ như Chicago, Monaco và Geneva và đã thiết kế ra hàng ngàn icon cho nhiều thương hiệu toàn cầu.

Thật tuyệt vời khi thấy một portfolio có thiết kế chủ đạo là tập hợp các biểu tượng như vậy và nó là một tài nguyên lớn cho các designer đang tìm nguồn cảm hứng cho mình. Kiển tra kĩ càng các thiết kế trước khi ra mắt – bao gồm các sản phẩm cho Apple, Facebook, Microsoft và Paypal – sẽ giúp bạn hiểu được điều gì đã tạo ra các icon đẳng cấp nhất thế giới.

Kare tin rằng những icon đẹp, tốt nên mang lại hiệu quả và dễ dàng nhận biết như là các bảng kí hiệu trên đường, không có bất cứ chi tiết thừa mà có thể gây khó chịu cho người dùng. Portfolio của bà cho chúng ta thấy chúng trông như thế nào trong thực tế.

2. Peter Saville

Ảnh bìa kích thước 7 inch của Peter Saville cho ban nhạc Joy Division với bài hát Love Will Tear Us Apart năm 1980

Peter Saville là một giám đốc nghệ thuật người Anh và là một nhà thiết kế đồ họa được biết đến nhờ những bao cứng đựng đĩa hát ông đã thiết kế cho Factory Records trong lúc đang giữ chức giám đốc nghệ thuật cho công ty vào thập niên 1980. Năm 2004 ông là giám đốc sáng tạo cho Manchester City và vào năm 2010 ông đã thiết kế đồng phục sân nhà cho câu lạc bộ túc cầu này.

Trang portfolio của ông bao gồm các mục được phân loại cẩn thận về các bao đựng đĩa hát, các bìa hoặc bao bì trải dài từ năm 1978 tới 2016. Ảnh hưởng bởi trường phái tân cổ điển và kiến trúc hậu hiện đại, tác phẩm của ông được miêu tả bởi The Guardians như là sự kết hợp “ sự tao nhã chính xác với khả năng phi thường để nhận diện các hình ảnh có thể tóm tắt được khoảnh khắc”.

Trong một kỉ nguyên số, khi mà các bìa album dạng vật chất hầu như không còn tồn tại, portfolio rộng lớn của Saville lóe lên như tia sáng khi thiết kế, nghệ thuật và âm nhạc như hòa vào nhau và chúng thực sự đang vượt qua các giới hạn của mình. Bất cứ ai muốn vượt lên trên khả năng tầm thường như là một designer và tạo ra cái gì đó thật sự đột phá sẽ thành công.

3. April Greiman

Buổi triễn lãm của Greiman – Designing Women ở California, 1896-1986

Là một trong những designer đầu tiên kết hợp cùng công nghệ máy tính, Greiman được công nhận trên thế giới cùng với cộng sự Jayme Odgers trong việc lập ra phong cách thiết kế “New Wave” ở Mỹ trong những năm 1970 và 1980. Bà đã nhận được huy chương vàng cho giải thưởng thành tựu suốt đời từ Mỹ viện nghệ thuật đồ họa. Hiện tại, Greiman đứng đầu lĩnh vực tư vấn thiết kế công ty Made in Space ở LA và tiếp tục tạo ra các loại hình nghệ thuật độc đáo, thú vị.

Các dự án transmedia của Greiman đã được chụp lại và trưng bày trên trang portfolio vô cùng ấn tượng và chính nó mang một vẻ bắt mắt và đột phá. Đa số chúng thật sự rất đẹp và khác xa với công việc thường ngày của hầu hết designer. Nhưng đó mới là điều nhắc nhở chúng ta rằng dù nghệ thuật và thiết kế giàu tưởng tượng và vô hạn thế nào đi nữa và cách chúng truyền cảm hứng cho ta giúp mở rộng khả năng sáng tạo vươn tới những khả năng mới hơn.

4. Chip Kidd

Portfolio của Chip Kidd bao gồm hơn 300 thiết kế trang bìa đẹp nhất của mình

Chipp Kidd là một nhà thiết kế đồ họa người Mỹ nổi tiếng với các thiết kế bìa sách rời vô cùng độc đáo. Cuốn tiểu thuyết đầu tay của ông, The Cheese Monkeys, là một tác phẩm bán chạy nhất. Và cuốn gần đây nhất là Go: A Kidd’s Guide to Graphic Design là cuốn sách đầu tiên dạy thiết kế đồ họa cho trẻ em. Ông cũng nhận được giải thưởng Thiết kế quốc gia về mảng truyền thông và bài nói chuyện ở TED của ông đã nhận được hơn 1,3 triệu lượt xem.

Portfolio của Kidd mang đến hơn 300 thiết kế bìa tuyệt nhất của mình với một định dạng dễ tiếp cận hơn. Kết hợp việc sử dụng typography đầy sáng tạo với hình ảnh mang tính tượng hình theo một cách mà làm cho ta cảm thấy ngay lập tức vô cùng tân thời, chúng phối hợp ăn ý để khuyến khích người đọc với tay lên kệ và ngập mặt vào trong cuốn tiểu thuyết. Dù bạn đang thiết kế bìa sách hay bất cứ loại thiết kế nào nhắm tới việc thu hút sự chú ý thì sẽ có nhiều điều bạn cần học bằng việc tham khảo tuyệt tác của nhà thiết kế tài ba này.

5. Kate Moross

Phong cấch tươi sáng và đầy màu sắc của Kate Moross được thể hiện qua sự chọn lọc phong phú trong tác phẩm của mình

Một designer, họa sĩ minh họa, giám đốc nghệ thuật, Kate Moross được biết đến nhờ vào tình yêu của mình dành cho các nét vẽ nguệch ngoạc năng động và đầy màu sắc. Từ năm 2008, cô đã áp dụng phong cách độc đáo của mình vào các video ca nhạc, vải, nhận diện thương hiệu, tường, thời trang và bìa tạp chí. Gần đây nhất công ty của cô, Studio Moross, đẫ tạo hình ảnh cho chuyến lưu diễn của ban nhạc One Direction.

Trang portfolio của Moross nổi bật với nhiều lựa chọn trong các kiệt tác đầy sắc màu và tươi sáng của cô ấy. Nó đươc chia thành các hạng mục sau: Typography, Geometric, Moving Image, Editorial Products, Collaborations, Posters và Flyer Advertising. Trong khi phong cách của cô đã được sao chép nhiều (và không ai sẽ cảm ơn bạn vì bắt chước bạn một cách không suy nghĩ). Có nhiều điều bạn có thể học được ở đây về cách sử dụng màu sắc, tiếp cận sâu hơn vào nghệ thuật chữ và cách làm cho thiết kế của bạn sống động hơn. Chỉ cần chú ý là bạn có thể sẽ cần kính mát đấy…

6. James Vitoire

Poster Department of Probate bởi James Vitoire

James Vitoire là một giám đốc nghệ thuật ở Brooklyn, một designer và là tác giả mà tác phẩm của ông đã được triễn lãm 2 lần tại Bảo tàng nghệ thuật hiện đại. Miêu tả chính mình như là “một designer cho những khách hàng dũng cảm”, ông điều hành một studio thiết kế độc lập, là một tác giả và nhà làm phim và chia sẻ tình yêu với thiết kế qua các bài giảng, các lớp học nhỏ và các bài viết.

Vitore đã chọn một trang Behance hơn là một trang web đặt trước để trưng bày các thiết kế của mình nhưng ai quan tâm chứ? Đó cũng tính là công việc và có một sự lựa chọn vô cùng tuyệt vời ở đây bao gồm các thiết kế xã luận, nghệ thuật chữ, minh họa và hơn thế nữa.

Những điều cần nhớ từ những dự án này là: làm thế nào đặc tính không liên quan và sự phá luật khi được sử dụng một cách chín chắn và theo bản năng có thể giúp sản phẩm của bạn nổi bật và làm cho thế giới sẽ ngay lập tức tìm đến bạn. Hoặc đơn giản hơn, bạn cần phải hiểu luật để có thể phá được luật.

7. Debbie Millman

Thiết kế bìa của Millman cho thiết kế vùng miền hằng năm của tạp chí Print

Được đặt tên “một trong những designer có ảnh hưởng nhất còn làm việc cho tới ngày nay” bởi Graphic Design của Mỹ, Debbie Millman cũng là một tác giả, nhà giáo dục, nhà chiến lược và là chủ của podcast Design Matters. Bà ấy đang làm việc với hơn 200 thương hiệu lớn nhất thế giới và cũng là một diễn giả thường xuyên về thiết kế và nhãn hiệu, và là chủ tịch danh dự của AIGA

Tất cả những vai trò này được phục vụ bởi website của bà, bao gồm một portfolio về những ví dụ trong công việc minh họa và nghệ thuật chữ. Điều này chỉ là tối thiểu và chỉ thể hiện những chi tiết nhỏ: click vào chúng sẽ không hiện ra phiên bản lớn hơn nhưng thay vào đó nó sẽ dẫn bạn tới phần công bố. Nhưng chúng tôi vẫn nghĩ là nó đáng được có tên trong danh sách này bởi vì một sự chọn lọc nhỏ xíu trong sản phẩm của Millman sẽ gợi lên thêm cảm hứng và ý tưởng sáng tạo hơn nhiều portfolio khác của hầu hết các designer.

8. Stanley Donwood

Santa Monica, 2003 bởi Stanley  Donwood

Nhà thiết kế đồ họa người Anh, họa sĩ và nhà văn – Stanley Donwood nổi tiếng nhờ việc thiết kế cover art và poster cho album của Radiohead từ năm 1994. Năm 2002, ông đã giành được giải Grammy cho hạng mục Best Recording Package và cho tác phẩm với phiên bản đặc biệt của album Radiohead tên là Amnesiac.

Hạng mục Selected Works trên website có thể chỉ bao gồm 12 ví dụ về công việc của ông nhưng chúng hoàn toàn rất ấn tượng và cho ta thấy Donwood là con người như thế nào. Bằng cách như vậy, chúng cung cấp một bài học quan trọng cho các designer đang cố gắng nhồi nhét quá nhiều các phần khác nhau để biến thành portfolio của riêng họ. Ta có thể thấy thông điệp của ông là How less can very much be more (ít nhưng chất).

9. Jon Burgerman

Burgerman làm cho mọi thứ trông vô cùng khác biệt nhưng dễ dàng dễ nhận biết bởi phong cách chữ ký của ông

Nhà thiết kế đồ họa và họa sĩ sinh ra ở New York gốc Anh Jon Burgerman nổi tiếng với phong cách nghệ thuật doodle và sự hợp nhất của nghệ thuật thị giác, văn hóa đại chúng và nghệ thuật đường phố. Từng hợp tác với nhiều thương hiệu lớn (kể cả việc tạo ra một túi nôn đặc biệt cho hãng hàng không Virgin Atlantic), tác phẩm thắng giải của ông cũng góp mặt trong các bộ sưu tập cộng đồng của Bảo tàng khoa học và Bảo tàng Victoria và Albert của London.

Trong khi trang của Burgerman thì giống một cái blog theo phong cách Tumblr hơn là một portfolio có tổ chức. Nó thực sự cung cấp một cách dễ dàng cho người xem để lọc và tìm những gì họ cần thông qua các đề mục Events, Video, Commercial, Misc, Interactive, Press và Artwork. Và nhiều tác phẩm khác mang lại bài học quan trọng về việc làm sao để tạo phong cách cho riêng mình thông qua nhiều loại hình truyền thông trong khi vẫn phục vụ khách hàng và làm cho mỗi phần khác biệt và độc đáo.

10. Jessica Hische

Thiết kế bìa của Hische cho cuốn sách củai Dave Eggers

Một nhà thiết kế người Mỹ, họa sĩ minh họa và typographer sống và làm việc ở Brooklyn, Jessica Hische nổi tiếng với những dự án cá nhân ví dụ Daily Drop Cap cũng như dự án cho những tên tuổi lớn như là AIGA,  American Express, Penguin Victoria’s Secrect và Wired. Bà cũng cho ra đời một lượng lớn các typeface thuộc quyền sở hữu riêng và thương mại.

Việc sử dụng typography một cách tinh vi (không bất ngờ gì), hướng về nghệ thuật một cách tuyệt đẹp và cách bố trí tao nhã, portfolio trực tuyến của Hische phân chia tác phẩm của bà thành nhiều phần khác nhau: Advertising, Books and film, Editorial, Identity và Miscellany. Với những cuốn sách và bản in cũng được bán trên trang của mình, bà ấy đã cố gắng hết sức vào việc trình bày công việc của mình trong một ánh sáng đẹp nhất và nó trông như là một nguồn cảm hứng cho bất cứ ai ước muốn làm điều tương tự.

Theo designs.vn

 

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

1,269 lượt xem