Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

Bật Mí Ý Nghĩa Thật Sự Của Phần Mô Tả Công Việc Trong Tin Tuyển Dụng

Phần lớn những thông tin đăng tuyển đều mở đầu với việc mô tả công ty có liên quan. Nội dung mô tả này thể hiện trực quan mục tiêu, tầm nhìn sứ mệnh của công ty.

Để tăng khả năng có được công việc mong muốn, bạn cần đọc kĩ nội dung bản mô tả công việc hơn việc chỉ bị thu hút bởi sự thú vị của tên công việc đó.

Tôi từng là một nhà tuyển dụng, và tôi vừa yêu vừa ghét công việc liên quan đến đăng tin tuyển dụng. Một mặt, thông tin tuyển dụng sẽ giúp các ứng viên dễ dàng nhận ra những công việc phù hợp hay chưa phù hợp với mình. Nhưng bên cạnh đó, khi những nhà quản lý nhân sự lại không muốn tốn nhiều thời gian để viết về bảng mô tả công việc hay không cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến công việc khiến tôi gặp khó khăn về việc đăng tuyển nội dung chính xác. Thông thường, những bảng mô tả công việc được sao chép từ những công việc cũ tương tự và ít khi cập nhật những thông tin mới, vì vậy thường không mang lại thông tin với mức độ chính xác cao cho người tìm việc.

Bây giờ, với vai trò là một người hướng nghiệp, tôi luôn khuyên khách hàng của tôi – những người tìm việc không nên áp đặt đơn xin việc hay chuẩn bị cho ngày phỏng vấn với nội dung hoàn toàn giống như bảng mô tả công việc, vì điều này có thể dẫn đến sai lầm. Thật không may cho những người tìm việc là họ không hề biết nội dung công việc đăng tuyển có chính xác hay không. Bạn phải chuẩn bị thật kĩ càng; vì nếu bảng mô tả công việc phản ánh đúng nội dung yêu cầu, tiếp đến buổi phỏng vấn chính là lúc bạn hiểu rõ hơn về công việc cần làm và những nội dung liên quan khác mà bạn còn mơ hồ. Dưới đây, tôi sẽ hướng dẫn cụ thể cách bạn phân tích thật chi tiết một bảng mô tả công việc.

Tổng quan về công ty và vai trò/vị trí

Phần lớn những thông tin đăng tuyển đều mở đầu với việc mô tả công ty có liên quan. Nội dung mô tả này thể hiện trực quan mục tiêu, tầm nhìn sứ mệnh của công ty. Đây là thông tin quan trọng vì nó thể hiện phần nào văn hóa của công ty, truyền thống hay năng động? Bên cạnh đó, bạn cũng cần tìm hiểu thêm thông tin dựa trên nhiều cách tiếp cận khác của chính bạn. Nhưng hãy chắc chắn rằng nội dung trong CV và cách bạn thể hiện trong buổi phỏng vấn phải luôn phù hợp với những gì công ty ghi trong bảng mô tả công việc. Ví dụ như, Giám đốc kinh doanh là một phần của bộ phận kinh doanh và được thể hiện là người đứng đầu của bộ phận này. Cơ cấu tổ chức và mối quan hệ liên quan chính là nguồn thông tin quan trọng; vì thế nhà tuyển dụng luôn nói với bạn về người đồng nghiệp hay đối tác bạn sẽ làm việc chung. Nếu bạn đã làm việc ở một cơ cấu tổ chức tương tự, hãy làm nổi bật nội dung này ở thư xin việc và trong buổi phỏng vấn, vì khi đó nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng nhận ra bạn phù hợp với tổ chức này và bạn sẽ hòa nhập nhanh chóng hơn. Trường hợp cơ cấu phòng ban và thông tin liên quan không được thể hiện trong bài đăng tuyển, bạn hãy tự tin hỏi người tuyển dụng bạn trong quá trình phỏng vấn.

Trong vài trường hợp đặc biệt, thông tin tuyển dụng sẽ đề cập đến một vai trò hoàn toàn mới. “Sau năm năm đạt mức tăng trưởng hai con số ở thị trường Trung Đại Tây Dương, chúng tôi nhận ra đã đến lúc bổ sung vị trí Trưởng khu vực Trung Đại Tây Dương vào nhóm của chúng tôi.” Nếu là việc bổ sung vị trí mới để thay thế ai đó, thường sẽ không được đăng tuyển dụng. Mặc dù vậy, bạn luôn cần phải biết tại sao vị trí này cần được thêm người. Nếu đây là một vị trí hoàn toàn mới, bạn nên tìm hiểu thật kĩ càng để xác nhận rằng công ty cam kết vai trò và có đủ nguồn lực để duy trì vị trí này. Hãy cẩn thận chuẩn bị trường hợp bạn sẽ nhận vào vị trí hoàn toàn mới và chính bạn là người phát triển nó. Nhưng trong trường hợp cần người thay thế, hãy tìm hiểu lý do mà người giữ chức vụ này trước đó đã ra đi, điều gì khiến cho anh ta / cô ấy thành công và công ty muốn điều gì khác biệt hơn từ người kế nhiệm mới. Từ đó, bạn mới có cơ sở để  thể hiện khả năng bạn phù hợp nhất với công việc này. Nhưng bạn nên nhớ đừng đưa ra mọi thông tin đó trên CV của bạn, mà thay vào đó có thể thể hiện ở thư xin việc chẳng hạn.

Yêu cầu công việc

Phần không kém quan trọng trong bảng mô tả công việc là: Để đáp ứng vị trí này bạn cần làm được những gì? Bạn sẽ quản lý nhóm hay quản lý ngân sách nào của công ty? Khu vực bạn sẽ làm việc và trách nhiệm liên quan? Nhiệm vụ hằng ngày hay nội dung dự án điển hình nào dành cho bạn? Nhiệm vụ càng khó thì trách nhiệm càng cao. Bạn buộc phải chuẩn bị thật kĩ vì nếu những thông tin yêu cầu chính xác, với mỗi yêu cầu, bạn phải cho ví dụ rằng bạn đã làm tốt như thế nào trong một tình huống tương tự ở quá khứ. Điều này thể hiện qua quá trình bạn đi làm tình nguyện, hay có thể hoạt động trong lớp học. Khi nội dung CV của bạn chưa có đầy đủ yêu cầu trên, hãy sửa lại cho phù hợp. Chắc chắn rằng bạn cần làm nổi bật những yêu cầu công việc trong thư xin việc và trong buổi phỏng vấn, hãy sử dụng chính xác những thông tin công việc mà nhà tuyển dụng đã đưa ra.

Nhưng nếu thông tin đăng tuyển không thực sự chính xác như nội dung không đầy đủ, nguồn lực phân bổ chưa chính thức, thứ tự các ưu tiên công việc không được sắp xếp đúng trong danh sách. Trong quá trình được phỏng vấn, đây là cơ hội để bạn xác nhận những thông tin về vai trò công việc và khi nào đạt được bằng cách hỏi người phỏng vấn: “Làm cách nào để ông/bà biết chính xác mình đã thuê được đúng người sau 30, 60, 90, 120, hay 360 ngày? “Bằng cách hỏi câu này, bạn sẽ nhận ra được cách nhà tuyển dụng giỏi tìm người phù hợp về thời gian cũng như thứ tự ưu tiên.

Trình độ chuyên môn

Cuối cùng, một bài đăng tuyển công việc điển hình bao gồm trình độ chuyên môn như số năm kinh nghiệm, bằng cấp hay tính cách con người. Cũng như yêu cầu công việc, năng lực cũng là yếu tố được ưu tiên hàng đầu.

Tôi chưa bao giờ tuyển dụng những nhân viên có trình độ chuyên môn cao hơn yêu cầu cả. Năng lực thực ra không chỉ là một danh sách yêu cầu được đưa ra trong bảng mô tả công việc. Vì vậy, đừng giả định rằng bạn không có một yếu tố yêu cầu, bạn không thể ứng tuyển cho vị trí này. Hãy nhấn mạnh những khả năng nổi bật của bạn đáp ứng và có thể chỉnh sửa CV nếu cần thiết. Nếu bạn không có bằng cấp cụ thể, hãy đề xuất chứng chỉ tương đương – ví dụ bạn không học MBA, bạn có thể nhấn mạnh bạn là Cử nhân Tài Chính và có bằng CFA.

Ngoài ra, năng lực là yếu tố phản ánh những gì người tuyển dụng giả định nguồn nhân lực sẽ đáp ứng dựa trên yêu cầu được đưa ra. Cuối ngày, nhà tuyển dụng không chỉ muốn tìm ra người đáp ứng các năng lực yêu cầu, mà còn muốn những yêu cầu đó phải phù hợp. Mô tả rõ ràng cách bạn đáp ứng các yêu cầu công việc, và có vẻ như việc thiếu một vài năng lực khiến bạn chần chừ. Nhưng thực tế có thể ngược lại, nếu bạn có đầy đủ năng lực nhưng bạn không có một thái độ rõ ràng cho công việc, bạn cũng sẽ không gây nhiều ấn tượng đối với nhà tuyển dụng.

Nhìn lại nội dung 3 phần trên, việc xây dựng hồ sơ, thư xin việc và chuẩn bị cho buổi phỏng là cần thiết.

Nếu bạn chuyển từ phần viết đơn sang quá trình phỏng vấn, chính buổi phỏng vấn là khi bạn giải đáp những mơ hồ còn lại về công việc. Tất nhiên sẽ có những sai khác giữa bảng mô tả công việc so với buổi phỏng vấn. Thực tế còn nhiều thay đổi trong quá trình tìm việc. Những ưu tiên hàng đầu không phải lúc nào cũng rõ ràng. Như một chuyên gia tìm việc, bạn có nhiều kinh nghiệm để lựa chọn. Bạn có thể sẽ làm ở nhiều môi trường khác nhau qua các hoàn cảnh kinh tế khác nhau. Bạn có thể mang điều này vào quan điểm và góc nhìn của bạn trong câu trả lời. Dựa vào bản mô tả công việc, bạn hãy chuẩn bị những câu hỏi thông minh, gây sự tò mò từ nhà tuyển dụng để họ nhận ra giá trị của bạn và quyết định bạn là người xứng đáng nhất cho vị trí tuyển dụng này.

Theo interview.vn

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

2,695 lượt xem