Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

Bí Quyết Làm Nên Bản Sơ Yếu Lý Lịch Chỉn Chu Và Ấn Tượng Cho Vị Trí HR- Chuyên Gia Nhân Sự

Ngay cả khi đã tham khảo hàng nghìn bản sơ yếu lý lịch của các chuyên gia nhân sự thì việc tự viết CV ứng tuyển cho riêng mình cũng không phải nhiệm vụ dễ dàng. Giống như bao người khác, bạn cũng cần suy ngẫm và đánh giá sự nghiệp của mình một cách tích cực. Điều gì khiến mọi người nhớ về bạn? Tại sao người khác muốn thuê bạn? Bạn có thể mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp – loại thành tích chỉ bạn mới làm được?

Mặc dù không có công thức hay quy chuẩn có sẵn về cách soạn thảo sơ yếu lý lịch Nhân sự hiệu quả nhưng hy vọng rằng tổng hợp các hướng dẫn dưới đây sẽ giúp bạn ‘phô bày’ tài năng và thành tích một cách khéo léo và ‘duyên’ nhất.

1. Sử dụng tiêu đề bắt mắt

Sơ yếu lý lịch, trước tiên, phải bao gồm tên tuổi và thông tin liên lạc của bạn (số điện thoại di động và đường dẫn trực tiếp tới địa chỉ email và hồ sơ LinkedIn) ‘nổi bần bật’ ở phần đầu trang. Sau đó, hãy tạo các câu tiêu đề, trong đó ‘thông báo’ cho người đọc biết bạn là chuyên gia trong lĩnh vực nào và mục tiêu nghề nghiệp hiện tại là gì. Hãy điền thông tin sao cho người đọc có thể dễ dàng nhận dạng – dù bạn là người học rộng hiểu sâu, chuyên gia hay cán bộ cấp cao lâu năm. Hãy thay thế những dòng tiêu đề cũ rích kiểu như “Tóm tắt Nghề nghiệp” hay “Hồ sơ Chuyên môn” – những tiêu đề ‘xưa như Trái Đất’ mà chúng ta thường dùng khi vào thế bí.

Hãy nghĩ đến việc bổ sung một hoặc hai tiêu đề phụ nhằm khẳng định năng lực chuyên môn của bản thân. Bạn có chuyên môn trong một nhóm ngành cụ thể không? Giấy chứng nhận loại giỏi? Kinh nghiệm giải quyết những vấn đề HR nóng bỏng trong giới? Chỉ bằng vài từ, bạn có thể truyền tải nét khác biệt của bản thân so với các ứng viên khác không?

Nhớ phải làm nổi bật cả các thành tích trong quá khứ lẫn những khao khát chính đáng trong tương lai. Điều này đặc biệt quan trọng đối với quá trình thuyết phục người đọc ‘cấp giấy chứng nhận tư cách’ cho vị trí bạn đang ứng tuyển.

Chẳng hạn, nếu bạn có kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực quản lý lương thưởng và lợi tức, nhưng bạn không muốn coi đó là chuyên ngành chính của mình trong lần ứng tuyển này, thì đừng điền thông tin đó vào tiêu đề. Thay vào đó, hãy chỉ đề cập sơ qua theo kiểu đôi nét kinh nghiệm. Hãy chọn lọc và chiến lược.

2. Trình bày chi tiết về nơi bạn từng làm việc

Hãy giúp người đọc tin tưởng và hiểu sâu rộng về kinh nghiệm của bạn bằng cách cung cấp chi tiết về tổ chức bạn từng phục vụ. Bạn có thể nêu số lượng nhân viên, vị trí, tổng doanh thu hàng năm, hạng mục kinh doanh hoặc nhóm ngành cụ thể và các chi tiết khác. Nắm rõ nơi làm việc cũ của bạn sẽ giúp giám đốc tuyển dụng cân nhắc kỹ lưỡng và coi trọng những kinh nghiệm và thành tích bạn đề ra.

Khi viết tiêu đề, phải hoạch định chiến lược. Nếu bạn chỉ làm việc tại các doanh nghiệp nhà nước và hiện tại muốn thử sức tại các công ty tư nhân nhỏ, thì quy mô doanh nghiệp cũ có thể làm chủ sở hữu lao động mới ‘tá hỏa’. Hãy nghĩ về mục tiêu và bổ sung chi tiết có lợi nhất cho vị trí bạn ứng tuyển.

3. Nhấn mạnh thành tích 

Đây có lẽ là chiến lược quan trọng nhất trong chiến dịch tạo một bản sơ yếu lý lịch đầy hấp dẫn và chỉn chu. Nếu không thể nêu bật thành tích, bản sơ yếu lí lịch của bạn chẳng khác nào ‘mớ giấy vụn’ xếp chung với các bản hồ sơ ‘bóng loáng’ của các chuyên gia HR cùng kinh nghiệm và trình độ khác.

Dù kiến thức và chuyên môn vẫn là yếu tố thực sự quan trọng, song giám đốc tuyển dụng muốn biết nhiều hơn thế. Họ sẽ nỗ lực để thấu hiểu những hoạt động trong quá khứ của bạn – bạn đóng góp thế nào cho mục tiêu chung của doanh nghiệp, cách tạo nét khác biệt cho doanh nghiệp của bạn là gì, kết quả dưới dạng chỉ số bạn tạo ra là bao nhiêu, bạn đã làm gì để cải thiện văn hóa công ty và v.v.

Cả những kết quả định lượng và không định lượng đều đem lại giá trị. Do đó, đừng ép bản thân phải đi tìm một con số cụ thể cho mỗi gạch đầu dòng trình bày. Tuy nhiên, hãy tìm kiếm kỹ lưỡng kết quả khả thi ở mọi nơi có thể. Hãy tự vấn và nêu ra những vấn đề do bạn giải quyết – bên cạnh các hoạt động hay nhiệm vụ mang tính chất công việc và hành động ‘xả thân cứu giúp’ đó quan trọng với doanh nghiệp thế nào.

4. Nêu bật từ khóa HR

Có lẽ bạn đã biết từ khóa quan trọng như thế nào đối với độc giả và mắt quét điện tử của sơ yếu lý lịch. Do đó, hãy nhớ ‘rải rắc’ một số từ khóa trong tập tài liệu của mình. Bạn có thể tạo mục “Năng lực Chuyên môn” hoặc “Tóm tắt Kỹ năng Chuyên môn” ở đầu, song như vậy là chưa đủ. Hãy nghĩ tới việc thêm từ khóa in đậm ở đầu mỗi gạch đầu dòng. Đây là một chiến lược rất hiệu quả nhằm tăng mức độ dày đặc của từ khóa trên bản sơ yếu lý lịch và giúp CV của bạn ‘dễ đọc lướt’ hơn.

5. Chuẩn bị tâm thế ‘đối đầu với’ Hệ thống Kiểm duyệt Hồ sơ Ứng viên (ATS)

Với tư cách là một chuyên gia HR, có lẽ bạn đã quá quen với cách hệ thống kiểm duyệt hồ sơ ứng viên (ATS) xét duyệt sơ yếu lý lịch dự trên một số từ khóa định hướng thông thường. Hãy biến những hiểu biết đó thành lợi thế của chính mình.

Bởi có rất nhiều ATS và cũng bởi việc tìm kiếm ứng viên luôn do con người tiến hành – những người có thói quen và mong muốn đặc trưng nên bạn không thể đảm bảo 100% rằng hồ sơ của bạn chính là kết quả mọi ATS đưa ra. Nhưng bạn có thể và nên tuân thủ các nguyên tắc ‘bất di bất dịch’ về định dạng hồ sơ, tích hợp từ khóa và tăng độ dày đặc của từ khóa.

Ví dụ, hãy sử dụng và tận dụng từ trái nghĩa; có như vậy, ATS mới có cơ hội tốt nhất để nhặt thuật ngữ liên quan dù đã xác định. Bạn có thể viết “SHRM-SCP” ở phần đầu sau tên, nhưng vẫn phải viết “Society for Human Resource Management Senior Certified Professional” (tên đầy đủ của SHRM-SCP) ở mục “Chứng nhận Giáo dục & Chuyên môn”.

6. Chia sẻ những nét đặc biệt của bạn 

Bên cạnh kinh nghiệm chuyên môn và chứng nhận giáo dục, hãy bổ sung thư ủy nhiệm chuyên nghiệp (ví dụ như từ SHRM-SCP), chứng nhận gia nhập tổ chức chuyên môn (ví dụ như SHRM, Mạng lưới OD), chỉ định của ban giám đốc và các thư đề bạt của lãnh đạo khác, tham gia diễn thuyết và nói trước công chúng, chia sẻ các đặc trưng truyền thông và câu trích dẫn truyền cảm hứng cùng các ấn phẩm đã xuất bản.

Bạn cũng nên tập trung vào các hoạt động mang tính chuyên nghiệp và loại bỏ các chứng nhận tham gia hoạt động chung hoặc trên cơ sở cộng đồng. Hồ sơ ‘bất động sản’ – chỉ trong một hoặc hai trang – là vô cùng giá trị. Vì vậy, đừng quên thêm mấy dòng văn bản này làm thế mạnh của bản thân.

7. Trình bày sạch, đẹp và ngay ngắn

Chữ viết tay sạch, rõ và súc tích chính là điểm nhấn của một bản sơ yếu lý lịch đẹp. Độc giả không có thời gian hoặc sở thích phân tích kỹ các kinh nghiệm không liên quan, những tính từ sặc mùi quảng cáo, những chi tiết thừa thãi và ‘các hư từ’ khác – điểm trừ của CV.

Chẳng ai lại viết CV theo lối này ngay trang đầu tiên. Sơ yếu lí lịch cần được xem xét kỹ càng, nhiều lần, chỉnh sửa cẩn thận và luôn tập trung vào các chiến lược và mục tiêu nhằm xác định những điều cần trình bày và những điều không nên trình bày – những điều có tác động tiêu cực tới thương hiệu cá nhân và mục tiêu nghề nghiệp của bạn.

Viết ngay ngắn nhưng phải chú ý đến định dạng chữ. Tránh viết các đoạn ‘dày như kiến’ (không đoạn nào dài quá 3 hoặc 4 dòng) và để trống một khoảng nhằm tạo tài liệu – ‘câu chuyện làm quà’ cho độc giả, dù họ đọc lướt hay đọc kỹ cũng sẽ phát hiện thấy.

Lời kết

Những hướng dẫn này bao gồm một số điều bạn có thể áp dụng để viết sơ yếu lí lịch hiệu quả hơn. Hãy luôn nhắc nhở bản thân rằng bạn đang viết đơn ứng tuyển cho vị trí trong tương lai của mình – do đó, hãy nhấn mạnh các kỹ năng liên quan, kinh nghiệm, thành tích, từ khóa và kết quả. Có như vậy, cơ hội thu hút sự chú ý, cơ hội lọt vào vòng phỏng vấn và được tuyển dụng của bạn mới tăng cao.

Theo job-press.vn

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

2,919 lượt xem