Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

Bí Quyết Tự Học IELTS: Học Và Nhớ 90% Những Gì Bạn Đã Học

Hãy thử tưởng tượng bạn có một xô nước, và mỗi lần bạn cố gắng đổ đầy cái xô đó thì hết 90% nước đã bị rỉ ra ngoài hết. Mỗi lần như thế, tất cả những gì bạn giữ lại chỉ là 10% vô tích sự còn lại thôi. Lúc này, nghĩ thử xem, bạn sẽ thử đổ đầy xô nước này bao nhiêu lần?

Câu trả lời rất đơn giản: một lần duy nhất!

Bạn thường sẽ hành động ngay khi nhận ra chỗ rò rỉ

Lúc này bạn sẽ sửa cái xô đó hoặc đơn giản là đổi sang cái khác phải không?

Thế nhưng đó lại không phải là cách chúng ta học

Hầu hết mọi người lãng phí 90% thời gian, tài nguyên của bản thân, bởi vì chưa biết đến khái niệm đơn giản gọi là Tháp học tập (Learning Pyramid). Tháp học tập được phát triển từ thập niên 60 bởi Viện NTL ở Bethel, Maine. Và nếu bạn nhìn vào hình chóp này bạn sẽ thấy một điều rất kỳ lạ.

Điều kỳ lạ ở đây là bạn đang lãng phí thời gian và nguồn tài nguyên của mình. Bạn chỉ đang làm tất cả những thứ bạn có thể để ngăn cản việc học hành của bản thân thôi. Và đây là lý do vì sao.

Tháp học tập có thể được tóm tắt như sau:

  • 90% bài học khi ta dạy lại một ai đó hay áp dụng ngay lập tức.
  • 75% bài học khi ta luyện tập những gì họ đã học.
  • 50% bài học khi ta thảo luận với một nhóm bạn học.
  • 30% bài học khi ta xem một buổi thuyết minh.
  • 20% bài học khi ta học qua thiết bị nghe nhìn.
  • 10% bài học khi ta học qua việc đọc sách.
  • 5% bài học khi ta học qua các bài giảng lên lớp.

Vậy bằng cách nào chúng ta có thể giữ lại đến 90% những gì đã học khi dạy cho khác hay thực hành nó?

Có một lý do chính đáng cho điều này. Khi bạn cố gắng thực hành hay dạy lại ai đó, bạn ngay lập tức mắc những lỗi sai. Bạn có thể thử nếu chưa tin tôi. (Trong bài này chẳng hạn, sau khi tôi tìm hiểu thông tin, tôi đã ghi là chúng ta quên đi 95% bài học thay vì 90% như bây giờ. Tôi đã phải quay lại và sửa lỗi sai của mình. Sau đó tôi lại sửa được thêm ba lỗi sai nữa. Đây là những thông tin thực tế tôi phải “copy & paste”, nhưng mà vẫn bị lỗi sai).

Thế nên bạn càng tạo thử thách cho bạn thân và phạm lỗi lầm sớm bao nhiêu, bạn sẽ học được cách sửa những lỗi sai đó sớm bấy nhiêu. Điều này sẽ buộc não bạn phải tập trung.

Nhưng não bạn chắc chắn vẫn đang tập trung trong bài giảng hay lúc đọc sách mà

Cứ cho là như vậy, nhưng trong lúc này bạn đang chẳng mắc một lỗi sai nào cả. Những gì não bạn nghe hay nhìn thấy đơn giản chỉ là một ý niệm trừu tượng thôi. Và dù cho là trình tự các bước đã được liệt kê đầy đủ, không thể nào mà bạn nhớ được các thông tin ấy trong đầu đâu. Đây là hai lý do vì sao.

  • Lý do thứ nhất: Não của bạn stuck ở ngay vấn đề đầu tiên.
  • Lý do thứ hai: Não của bạn cần va chạm thực tế trước.

Lý do thứ nhất: Não của bạn stuck ở ngay vấn đề đầu tiên

Đúng vậy đấy. Và cách duy nhất để hiểu điều này đó là hãy cầm lên 1 cuốn sách, coi 1 đoạn video hoặc nghe 1 đoạn thu âm. Bất cứ đó là sách, video hay đoạn thu âm, bạn đều sẽ thấy mình không hiểu được ít nhất 2 hay 3 khái niệm trong vòng vài phút đầu tiên. Nó khá là khó tin nhưng khi bạn tiếp tục đọc đi đọc lại cùng 1 chương, bạn sẽ càng cảm thấy khó hiểu hơn.

Đó là bởi vì não của chúng ta đã bị kẹt lại ở ngay chướng ngại vật đầu tiên. Nó dừng lại và cố gắng hấp thụ nhưng không thành công. Nhưng bạn vẫn tiếp tục đọc sách, xem video hoặc nghe đoạn thu âm đó. Não bạn đã bị kẹt lại ở điểm đầu tiên, nhưng nhiều điểm cần chú ý lại chồng lên thêm nữa. Và dĩ nhiên cuối cùng bạn sẽ có một đống các mảnh thông tin không hoàn chỉnh.

Thông tin không hoàn chỉnh có thể dễ dàng được sửa chữa bởi những sai lầm lần đầu tiên thực hiện.

Lý do thứ hai: Não của bạn cần va chạm thực tế trước

Dù bài diễn giải có tốt cỡ nào, bạn cũng sẽ không thể hiểu đúng ngay từ lần đầu tiên. Bạn phải phạm sai lầm trước đã. Và đó là do cách tư duy của bạn khác với người viết/nói. Bạn nghĩ bạn đã nghe hoặc đọc đủ những gì bạn đã nghe/đọc. Nhưng thực tế rất khác. Bạn chỉ hiểu những gì họ nói thôi, và thường là cách hiểu đó vẫn chưa thực sự chính xác lắm. Bạn chỉ có thể tìm ra bản thân hiểu tới nhường nào bằng cách thực hành hoặc dạy người khác theo cách hiểu của mình.

Vậy bạn làm gì để tránh mất đi 90% những gì đã học?

Cứ làm những gì tôi làm thôi. Tôi học hỏi điều gì đó, tôi sẽ viết nó thành một sơ đồ tư duy. Tôi nói với vợ tôi hay các khách hàng về ý tưởng. Tôi viết một bài báo về nó. Tôi thu âm bài nói của mình lại. Và cứ thế. Với một ý niệm đơn giản thì chỉ học không bao giờ là đủ. Nó cần phải được thảo luận, bàn bạc, viết hay cảm nhận,… (Tôi viết bài báo này, mười phút sau khi đọc các dữ liệu thống kê trên mạng).

Lần sau bạn đọc một cuốn sách hay xem một video, hay đơn giản là ngồi học ngoại ngữ thôi chẳng hạn, hãy nhớ lấy điều này

  • Nghe hay đọc thứ gì thì cũng chỉ là nghe hay đọc thôi. Đó không phải là học thực sự.
  • Học hỏi đến từ việc phạm sai lầm. Và sai lầm đến từ những lần luyện tập kiến thức của chúng ta.
  • Đó là cách mà bạn giữ lại 90% tất cả những gì đã học.

Đây là lý do vì sao hấu hết mọi người thường chỉ dậm chân tại chỗ

  • Họ từ chối việc mắc sai lầm. Thế nên họ chẳng học được gì cả.
  • Họ chỉ biết đọc sách. xem một vài video clip. Hoặc nghe những bản thu âm. Tôi thề là những thứ bạn nghe được sẽ đi từ tai này lọt sang tai kia sớm thôi nếu bạn không chủ động giữ nó lại.

Cái xô của mọi người đã bị rò rỉ đến 90% rồi

  • Nhưng họ chẳng quan tâm.
  • Câu hỏi đặt ra ở đây là: Bạn thì sao?

Theo ieltsplanet.info

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

1,870 lượt xem