Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

[Bookademy] Review Sách “Ba Quy Luật Của Hiệu Quả”: Thay Đổi Tương Lai Mặc Định Bởi Ba Quy Luật Của Hiệu Quả.

Con người vốn dành cả cuộc đời mình để hoàn thiện mọi thứ - nhiều hơn, tốt hơn, khác hơn và nhanh hơn. Áp dụng cách tiếp cận này, nhiều vấn đề dường như không có giải pháp. Tục ngữ Pháp có câu: Càng thay đổi  mọi thứ thì chúng lại càng như cũ. Tại sao lại thế?

Hãy tưởng tượng một doanh nghiệp thất bại trong việc đạt chỉ tiêu doanh thu, sản phẩm không được khách hàng đón nhận. Không khí chán nản, bực dọc bao trùm khắp văn phòng. Các nhân viên còn mang theo sự bực bội về nhà. Tâm trạng bất mãn này lan sang gia đình, con cái họ, rồi cả nhà trường và cộng đồng. Nếu cố gắng giải quyết vấn đề này bằng phương pháp chắp vá – cắt giảm 10% ngân sách của phòng ban, dẫn đến  các nhân viên xuất sắc nghỉ việc trong bực dọc – chúng ta sẽ chẳng bao giờ vượt qua được vòng xoáy đi xuống của doanh nghiệp. Chúng ta tạo ra sản phẩm mới nhưng chỉ nhận được những cái lắc đầu của các nhà đầu tư. Chúng ta cải thiện báo cáo tài chính, và đối thủ cạnh tranh tung ra sản phẩm mới làm sản phẩm của chúng ta càng tụt hậu hơn nữa.

Việc khắc phục vấn đề thường không mang lại kết quả như mong đợi bởi chúng chỉ mang tính hình thức. Trong khi những nguyên nhân căn bản khiến vấn đề kéo dài dai dẳng lại không được xử lý.

Mỗi vấn đề đều sẽ có một tương lai được viết ra cho nó. Tương lai này là tổng hòa của nhũng giả thuyết, lo sợ, hy vọng, từ bỏ, hoài nghi và những bài học kinh nghiệm rút ra từ quá khứ. Mặc dù không mấy khi tương lai này được nhắc đến nhưng nó lại là bối cảnh mà tại đó con người cố gắng tạo ra thay đổi.

BA QUY LUẬT CỦA HIỆU QUẢ

Cuốn sách này không nói về vấn đề thay đổi phương thức quản trị - mà đề cập đến vấn đề rộng hơn, xa hơn và khác hơn. Cuốn sách này bàn về việc hoạch định lại tương lai. Kết quả là chuyển đổi toàn bộ hoàn cảnh, dẫn đến nâng cao đáng kể hiệu suất.

Với trường hợp doanh nghiệp trên, thay vì việc các nhân viên trong công ty cùng nhà lãnh đạo nghĩ về những điều xấu trong tương lai sẽ ập đến công ty bằng việc tất cả mọi người cùng viết lại tương lai của họ. Điều gì sẽ xảy ra nếu tương lai này là: Chúng tôi đã vực dậy công ty. Chúng tôi đã đuổi kịp đối thủ và đặt ra chuẩn mực mới trong ngành. Chúng tôi là những con người cùng nhau làm việc, đổi mới và thành công.

Viết lại tương lai này và hành động của mọi người tự nhiên sẽ thay đổi tương ứng theo: từ hờ hững thành chủ động, từ buông xuôi thành đầy cảm hứng, từ bực dọc thành sáng tạo. Nếu tương lai của hầu hết nhân viên có thể viết lại, chúng ta có thể biến một công ty già cỗi thành đột phá, biến văn hóa doanh nghiệp kiệt quệ thành tràn đầy cảm hứng, biến cấu trúc ra lệnh và tuân thủ thành một hệ thống trong đó mỗi người đều nỗ lực thức đẩy thành công của người khác. Những chuyển biến này sẽ tạo đà cho làn sóng các nhà đầu tư muốn tham gia, các đối tác muốn cộng tác, nhiều nhân viên tiềm năng muốn đầu quân vào công ty.

Khi ba quy luật của cuốn sách này được áp dụng, hiệu suất công việc của bạn sẽ được chuyển đổi lên một mức cao hươn nhiều so với mức mọi người cho là có thể đạt được. Việc này không xảy ra dần dần, mà cùng lúc, khi mỗi cá nhân và toàn bộ tổ chức viết lại tương lai chính mình.

Trong phần Một, cả hai tác giả Steve Zaffron và Dave Logan lần lượt phân tích và chia ra cách ứng dụng của ba quy luật này. Bạn sẽ biết cách đạp đổ các rào cản và tọa ra một tương lai vượt xa những gì được cho là tài liệu sẽ xảy ra cho doanh nghiệp và cuộc đời bạn. Cùng lúc, bạn có thể nhận ra và chuyển đổi phần lớn thứ bạn đang cản bước bạn, cả trong công việc lẫn cuộc sống.

Trong phần Hai, chúng ta tìm hiểu phong cách lãnh đạo dưới ánh sáng của ba quy luật trên. Phần này giúp xác định những nguyên tắc quản trị cơ bản và cách vận dụng chúng vào doanh nghiệp làm việc hiệu quả trong thế giới phát triển, tạo giá trị bền vững cho cộng đồng và mở rộng của cải. Phần này được viết cho những độc giả quan tâm đến thuật lãnh đạo doanh nghiệp.

Phần Ba bàn về khía cạnh cá nhân của thuật lãnh đạo. Chương Sáu nêu lên những cách thức giúp bạn ứng dụng ba quy luật này vào cuộc sống của mình – và quá trình này cũng giúp bạn mở rộng khả năng lãnh đạo của bản thân. Chương Bảy trình bày về cách bạn lĩnh hội trọn vẹn ba quy luật. Chương Tám sẽ đưa ra một vài chỉ dẫn và cách đưa những ý tưởng này vào cuộc sống.

Làm thế nào để giải quyết những vấn đề tồn tại dai dẳng trong công việc và cuộc sống? Làm thế nào để thu hút mọi người trong tổ chức vào chung một tầm nhìn? Làm thế nào để vượt qua những giới hạn của bản thân? Đây là những câu hỏi khiến hai chuyên gia trong lĩnh vực quản trị Steve Zaffron và Dave Logan băn khoăn và tìm kiếm. Nỗ lực của họ đã gặt được thành quả là Ba quy luật của hiệu quả. Tổng hợp từ nghiên cứu của nhiều ngành, Zaffron và Logan cho đưa ra mô hình mới mẻ về hiệu quả, tìm ra ba quy luật chung nhất chi phối hành vi và suy nghĩ của con người, qua đó tạo động lực để các cá nhân và tổ chức chuyển đổi, làm chủ cuộc chơi và tạo ra hiệu suất đột phá.

  1. Ba quy luật trong thực tiễn

Quy luật 1: Kết quả mà mỗi người đạt được tương ứng với cách thức họ nhìn nhận tình huống xảy ra với mình.

“Tại sao mọi người lại làm những điều họ đã làm?” Mặc dù câu hỏi này được sách vở, lý thuyết đều đã được đề cập tới, nhưng phần lớn câu trả lời đều mang tính chất giải thích và không có khả năng tác động trực tiếp để thay đổi hiệu quả.

Bạn nghĩ xem, khi chúng ta làm một điều gì đó thì có nghĩa là điều đó hoàn toàn hợp lý đối với chúng ta. Nhưng khi nhìn thấy người khác làm một điều gì đó, chúng ta thường tự hỏi: “Tại sao họ lại làm thế? Làm vậy chẳng hợp lý tí nào!” Nếu chúng ta bước vào cuộc sống của họ, xem xét vấn đề theo góc nhìn của họ, chúng ta lại thấy rằng đó là một điều đúng đắn, lựa chọn hoàn hảo nhất trong trường hợp họ gặp phải. Mỗi người trong chúng ta đều mặc nhiên nghĩ rằng cùng một sự việc xảy ra với mình cũng sẽ xảy ra tương tự với người khác. Tuy nhiên, các tình huống xảy đến với mỗi người mỗi khác. Nếu không hiểu được điều này, bạn sẽ thấy hành động của người khác đôi khi chẳng thể hiểu nổi.

Thật sự, bản thân cách nhìn nhận của bạn đã là một yêu tố hình thành những điều xảy ra với bạn. “Cách một sự vật xảy ra” bao gồm cách nhìn của bạn về quá khứ (tại sao sự việc lại diễn ra như vậy) và cách nhìn của bạn về tương lai (tất cả những thứ này sẽ đi đến đâu).

Hãy nghĩ về những khó khăn bạn gặp phải trong cuộc sống. Hãy nghĩ về những rắc rối trong công việc và gia đình. Hãy nghĩ về những thách thức trong việc cải thiện hiệu quả mà bạn đã xác định. Nếu bạn nhận ra mình đã không nhìn nhận đúng bản chất của vấn đề, bạn sẽ có một bước tiến dài trong việc chuyển đổi chúng. Ảo tưởng thực tế - cách chúng ta nhìn sự việc không như vốn có của nó mà đó là cách nhìn sự việc qua lăng kính của bản thân – sẽ luôn thuyết phục bạn đang nhìn nhận đúng. Nhưng cũng như tất cả mọi người, những gì chúng ta cho là sự thật chỉ đơn thuần là cách chúng ta nhìn nhận sự thật mà thôi.

Hiệu quả của Quy luật 1 mang lại hết sức bất ngờ ngay chính câu chuyện mà tác giả đưa ra. Việc thay đổi suy nghĩ của anh chàng Laolang từ những suy nghĩ tiêu cực về công ty, về những người quản lí mình – suy nghĩ mang ý kiến cá nhân của anh ta – sang suy nghĩ tích cực, khách quan do được tiếp xúc, cởi mở với những người mà trước đó anh ta có định kiến. Không chỉ Laolang mà các công nhân ở đó như Laolang cùng các lãnh đạo công ty đã bỏ suy nghĩ chủ quan của mình và dều nhìn nhận lại vấn đề của họ một cách khách quan, nhiều khía cạnh khác nhau khiến cho công việc của họ tiến triển rất tốt, công ty phát triển mạnh mẽ, vượt bậc so với dự đoán tồi tệ bởi những con người ở đó đã từng dự đoán.

Nguyên tắc cần nhớ ở đây là: Bạn càng có gắng chống lại điều gì, thì nó càng tồn tại dai dẳng. Bạn sẽ thấy những biện pháp mình dùng để đối phó với các vấn đề về hiệu quả cuối cùng chỉ càng làm vấn đề nghiêm trọng hơn. Bạn càng cố gắng chống lại thì càng mạnh mẽ hơn.

Quy luật 2: Cách chúng ta nhìn nhận vấn đề bắt nguồn từ ngôn ngữ

Nghe có vẻ có gì đó hơi sai. Đương nhiên, đối với một người bình thường như chúng ta, việc trao đổi với nhau bằng ngôn ngữ một cách dễ dàng (xét về mặt mọi người cùng nói chuyện bằng tiếng mẹ đẻ, hoặc thứ tiếng họ cùng hiểu), nhưng đối với những người sinh ra đã không được may mắn – họ mất đi một giác quan nào đó như mắt chẳng hạn, họ chẳng thể nào hiểu nổi người đối diện họ bảo họ đọc giúp chữ cái mà người đó đưa ra. Thật nực cười đúng không? Sao họ có thể đọc được, trừ phi họ được cảm nhận – sờ vào chữ đó, nếu chữ đó là dạng chữ nổi dành cho người khiếm thị. Chính vì vậy mà những người kém may mắn, họ khá tự ti về bản thân mình, luôn nghĩ rằng mình sẽ chẳng làm được gì hay thậm chí luôn tự tạo cho mình môt vỏ bọc cách li với bên ngoài cùng những suy nghĩ tiêu cực luôn hiển hiện trong đầu.

Đó cũng là lúc hiệu quả của Quy luật 2 được phát huy.

Trong câu chuyện mà tác giả đưa ra, có kể rằng Keller – cô gái khiếm thị, cô sống suốt sáu năm, “không hề có ý niệm gì về thiên nhiên, tâm hồn, cái chết hay Chúa trời”, cô chỉ biết tới bống tối và thinh lặng, “cuộc sống của tôi không có quá khứ, cũng không có tương lai” – cho đến khi cô được học ngôn ngữ ký hiệu, thế giới trong mắt cô đã chuyển biến sâu sắc “nhưng một từ nhỏ bé từ những ngón tay của một người khi chạm lên bàn tay tôi đã nắm chặt lấy hư không và trái tim tôi nhảy thót trong lồng ngực vì niềm hân hoan được sống

Sau khi học được ngôn ngữ ký hiệu, quá khứ và tương lai xuất hiện trước mắt cô như thể một màn hình vô tuyến lần đầu tiên được bật lên. Suốt phần đời còn lại của cô đã lôi cuốn rất nhiều khán giả đến nghe cô diễn thuyết.

Khái niệm ngôn ngữ mà tác giả muốn nhắc tới mang nghĩa rộng hơn. Nó không chỉ bao gồm hoạt động nói và viết, mà còn bao gồm ngôn ngữ cơ thể, biểu hiện khuôn mặt, ngữ điệu giọng nói, hình ảnh, tranh vẽ, âm nhạc, trang phục và rất nhiều hành động mang tính biểu tượng khác. Và đặc biệt, thông điệp tuy không nói ra nhưng vẫn được truyền đạt.

Chúng ta đều biết cảm giác khi nói chuyện với một người đang cố che giấu một điều gì đó. Anh ta thường lẩn tránh, tách biệt… Điều anh ta che giấu là thông điệp không nói ra, nhưng cách anh ta thể hiện làm lộ ra điều đó. Những thông điệp không nói ra chính là phần quan trọng nhất của ngôn ngữ khi chúng ta cần đánh giá hiệu quả.

Quy luật 3: Ngôn ngữ gợi mở tương lai có khả năng làm thay đổi cách con người nhìn nhận tình huống

Một quy tắc chung có thể rút ra là con người sống với tương lai mà họ nghĩ sẽ xảy đến với mình, chứ không phải tương lai thật sự sẽ diễn ra với họ. Nếu con người không làm điều gì thay đổi quá trình này, thì tương lai họ đang nghĩ đên sẽ chính là tương lai mặc định của họ.

Hãy lưu ý rằng tương lai mặc định có quan hệ mật thiết với cách chúng ta nhìn nhận tình huống trong hiện tại. Nếu chúng ta không làm một điều gì đó – điều gì khác hơn chỉ là đơn thuần chống lại tương lai mà chúng ta nhận thấy là nó đang tiến đến – cách nhìn nhận này cũng sẽ trở thành mặc định. Điều này sẽ xảy ra, dù chúng ta không muốn hay cố chống lại.

Ngôn ngữ gợi mở tương lai phản chiếu một tương lai mới có khả năng thay thế cho những gì chúng ta nghĩ sẽ xảy ra. Nó không sửa đổi mà thay thế hẳn tương lai mặc định. Tương lai này sẽ chuyển từ mặc định sang trạng thái “tương lai được kiến tạo”.

Việc tạo ra tương lai mới có thể thay thế tất cả những gì mặc định trước đó. Tuong lai này có một sức mạnh bền vững.

Những nguyên tắc để xây dựng nên tương lai mới

Nguyên tắc 1: Tương lai tạo cảm hứng cho hành động

Nguyên tắc 2: Tương lai truyền thông điệp đến tất cả mọi người

Nguyên tắc 3: Tương lai tồn tại ngay thời điểm nó được nói ra

Không có tình huống nào trong công việc và cuộc sống mà bạn không thể giải quyết được bằng Ba quy luật. Bất kể rào cản nào bạn cần vượt qua, khó khăn nào bạn phải đối mặt, lĩnh vực mới nào bạn cần chinh phục, bạn đều sẽ sẵn sàng.

Khi chúng ta tiến gần đến giữa thế kỷ XXI, đây là thời điểm các lãnh đạo cần đặt ra câu hỏi: Ảnh hưởng nào họ muốn để lại trong toàn bộ sự nghiệp và toàn thể doanh nghiệp? Tương lai được vẽ ra cho các doanh nghiệp không phải là tương lai lý tưởng nhất. Chúng ta có thể làm tốt hơn thế, chúng ta phải làm tốt hơn thế. Nhằm giúp chúng ta phấn đấu cho những gì có thể chứ không phải những điều hiển nhiên, cuốn sách này đã trở thành nguồn động lực cho nhiều thế hệ tương lai.

Nỗ lực của họ đã gặt được thành quả là Ba quy luật của hiệu quả. Tổng hợp từ nghiên cứu của nhiều ngành, Zaffron và Logan cho đưa ra mô hình mới mẻ về hiệu quả, tìm ra ba quy luật chung nhất chi phối hành vi và suy nghĩ của con người, qua đó tạo động lực để các cá nhân và tổ chức chuyển đổi, làm chủ cuộc chơi và tạo ra hiệu suất đột phá.

Qua đó, tương lại không phải một hằng số bất biến mà chúng ta hoàn toàn có thể viết lại, sáng tạo. Từ Ba quy luật này, phần Hai sẽ rút ba hệ quả trong lãnh đạo, qua đó giúp các nhà lãnh đạo giải quyết được nhiều yêu cầu trong điều kiện kinh doanh hiện nay để đưa doanh nghiệp lên một tầm cao mới. Phần cuối của cuốn sách hướng đến việc vận dụng Ba quy luật vào đời sống cá nhân, giúp mỗi người phát huy khả năng làm chủ và cải thiện chất lượng sống.

Hãy tham gia cuộc chơi với lòng đam mê, nhiệt huyết và không sợ hãi. Nhưng đừng xem nó quá hệ trọng. Đó chỉ là một cuộc chơi mà thôi.

Ba quy luật của hiệu quả chính là kết quả cuối cùng. Cuốn sách mang đến cho độc giả một cách tiếp cận súc tích, tao nhã nhằm nâng cao hiệu suất công việc, đạt đến thành tích mà phần lớn mọi người cho rằng không thể.

 

Review chi tiết bởi Thu - Bookademy

------

Trở thành CTV viết reviews sách để có cơ hội đọc và nhận những cuốn sách thú vị cùng Bookademy, gửi CV (tiếng Anh hoặc Việt) về: [email protected]

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về các cuốn sách hay tại link: https://www.facebook.com/bookademy.vn

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

9,062 lượt xem