Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

[Bookademy] Review Sách: “Hãy Cứ Ước Mơ, Hãy Cứ Dại Khờ”: Làm Sao Để Du Học Ở Phần Lan, Một Trong Những Quốc Gia Có Nền Giáo Dục Hấp Dẫn Nhất Hành Tinh?

Bạn đã bao giờ nghe tới một quốc gia, nơi trường học có giờ ra chơi dài nhất thế giới, nơi có rất ít các kỳ thi, bài tập về nhà chỉ là chuyện hãn hữu hay học sinh ngồi học trên những chiếc ghế sofa? Bạn có biết rằng quốc gia sở hữu nền giáo dục gần như tốt nhất hành tinh này lại đề cao triết lí giáo dục: càng ít càng nhiều? Quốc gia đó chính là Phần Lan. Cuốn sách nhỏ nhắn 200 trang bạn đang cầm trên tay sẽ bật mí những điều thú vị về nền giáo dục Phần Lan cũng như những điều cần biết nếu muốn du học ở đây.

Du học là giấc mơ của nhiều người trẻ, nhưng không phải ai cũng có thể biến giấc mơ ấy thành hiện thực. Bởi việc chọn một địa điểm du học với nền giáo dục tiên tiến và phù hợp với điều kiện kinh tế của phần lớn các gia đình ở Việt Nam không phải là điều đơn giản. Nếu bạn đang băn khoan tìm một quốc gia có chất lượng giáo dục tốt mà chi phí lại phải chăng thì Phần Lan chính là một gợi ý tuyệt vời.

“Hãy cứ ước mơ, hãy cứ dại khờ” là cuốn cẩm nang du học được viết bởi Sisu, nhóm du học sinh ở Phần Lan. Sisu trong tiếng Phần Lan có nghĩa là can đảm. Nhóm tác giả viết cuốn sách với mong muốn mang tới cho các bạn trẻ, những người đang kiến tạo con đường du học, đang loay hoay với những thắc mắckhông lời giải, những kiến thức bổ ích, kinh nghiệm quý giá để chinh phục đất nước  Phần Lan.

“Hãy cứ ước mơ, hãy cứ dại khờ” được viết dưới dạng trần thuật, kể lại những câu chuyện và những thử thách của một sinh viên trong chuyến hành trình tới đất nước Bắc Âu. Cuốn sách được chia thành nhiều phần ứng với từng giai đoạn thực hiện ước mơ của nhân vật, từ lí do chọn Phần Lan, lập kế hoạch học ôn thi, làm thẻ cư trú tới khi trải nghiệm cuộc sống ở Phần Lan.

Phần 1: Phần Lan- Đất nước kỳ lạ

  1. Bắt đầu từ con số 0

Mỗi lần bàn đến chuyện đi du học cùng người thân và bạn bè, tôi vẫn thường được “cố vấn” cho những trường tại Anh, Mỹ, Canada, Úc. Nếu là tại châu Á thì tên của Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore vẫn thường được nhắc tới. Những nước này hay được nhắc tới không chỉ bởi nền giáo dục ưu việt mà còn vì môi trường sống văn minh, hiện đại với mức sống cao bậc nhất thế giới. Hơn nữa, các chương trình học dành cho sinh viên quốc tế ở các nước này rất nhiều và hấp dẫn.

Đó là những chia sẻ đầu tiên của nhân vật “tôi” khi nhắc tới chuyện du học. Đối với cô gái Việt du học ở một đất nước xa xôi không phải là chuyện dễ dàng khi gia đình cô không quá dư dả, bảng điểm cũng không quá xuất sắc. Trong một lần trò chuyện, cô nhận được một lời gợi ý “Hay là cháu thử tìm học bổng ở một số nước Bắc Âu xem. Chú nghe nói Na Uy với Phần Lan miễn phí cho sinh viên quốc tế đấy”. Chính từ lời gợi ý đó, nhân vật tôi đã quyết định thử tìm hiểu về đất nước kỳ lạ này.

  1. Những lí do khiến Phần Lan hấp dẫn

Ở Việt Nam, Phần Lan không chỉ nổi tiếng với nước sạch mà còn bởi các sản phẩm và thương hiệu uy tín. Hãng điện thoại Nokia, trò chơi Angry Birds làm mưa làm gió trên không biết bao nhiêu chiếc điện thoại thông minh đều đến từ Phần Lan. Dường như Phần Lan là một đất nước thật quá khiêm nhường.

Một quốc gia khiêm nhường như Phần Lan phải chăng cũng có một nền giáo dục khiêm nhường?

Phần 2: Hệ thống giáo dục tại Phần Lan

  1. Đôi nét về nền giáo dục Phần Lan

Phần Lan sở hữu những thành tựu kinh tế giáo dục vượt trội.

Bắt đầu cải tiến mô hình giáo dục từ khoảng 40 năm trước với mục tiêu biến giáo dục thành chất xúc tác cho phát triển kinh tế, người Phần Lan đã cho thế giới chiêm ngưỡng thành quả khi Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (Programme for International Student Assessment- PISA) vào năm 2000 công bố các thiếu niên Phần Lan có khả năng đọc hiểu tốt nhất thế giới. Ba năm sau đó họ dẫn đầu môn toán. Thêm ba năm nữa, vào năm 2006 họ đã ở top đầu về các môn khoa học trong số 57 nước. Cho tới năm 2009, họ đứng thứ nhì về khoa học, thứ ba về đọc hiểu và thứ 6 về toán học.

Điều gì đã làm nên kì tích đó. Tất cả bắt nguồn từ triết lí giáo dục đơn giản: Càng ít càng nhiều (Less is more).

Thời gian trung bình học sinh, sinh viên của Phần Lan dành ra ở trường ít hơn học sinh Việt Nam, điều đó có nghĩa là họ có nhiều thời gian thư giãn hơn. Đi kèm với thời lượng học tập ít hơn cũng là ít sự chỉ dẫn hơn, sinh viên Phần Lan buộc phải tự chủ và đầu tư nhiều thời gian trong việc tìm hiểu, mày mò kiến thức và đào sâu nếu muốn theo kịp chương trình học. Trong khi đó các thầy cô giáo có thời gian xây dựng chương trình học hơn. Ở mỗi giáo trình, số lượng các chủ đề được đưa ra dạy cho học sinh cũng rất khiêm tốn nhưng ở mỗi chủ đề lại được trình bày sâu sát hơn. Chương trình học của Phần Lan cũng ít các kỳ thi với mục đích giúp sinh viên tập trung nhiều thời gian hơn cho việc học, việc mà họ cho rằng quan trọng hơn.

Nền giáo dục Phần Lan được xây dựng dựa trên sự tin tưởng. Chính vì đặt niềm tin vào các nhà giáo, các học sinh sinh viên nên hệ thống giáo dục của Phần Lan không cồng kềnh, phức tạp nhưng lại rất hiệu quả.

 

 

  1. Học phí và học bổng

Các bạn sinh viên nếu vượt qua kỳ xét tuyển đầu vào do FINNIPS tổ chức sẽ đưuọc miễn học phí. Đối với các chương trình học thu học phí, các trường đại học ở Phần Lan đều đưa ra các gói học bổng cho sinh viên tài năng đến từ các nước ngoài khối liên minh châu Âu.

Việc tìm kiếm thông tin về học bổng, hồ sơ tuyển sinh cũng như các hình thức chi trả lệ phí không quá phức tạp vì chúng đều được đăng tải trên các trang chính thức của từng trường hoặc qau cổng thông tin của Hội đồng giáo dục quốc gia Phần Lan.

Phần 3: Những băn khoăn về trường học và ngành học.

Hệ thống giáo dục ở Phần Lan được chia làm hai loại hình hoạt động song song là: Đại học nghiên cứu (Research University) và Đại học Khoa học ứng dụng (Ammattikorkeakoulus).

  • Đại học khoa học ứng dụng là các trường đại học với định hướng rèn luyện kỹ năng thực tiễn về một ngành nghề để sinh viên có thể đi làm ngay trong quá trình học hoặc ngay sau khi tốt nghiệp. Trọng tâm của Đại học khoa học ứng dụng không phải là nghiên cứu lí thuyết mà là áp dụng, rèn luyện những kinh nghiệm, kỹ năng sẵn có nhằm tối ưu hóa và giải quyết những vấn đề của cuộc sống.
  • Đại học Nghiên cứu: Là các trường đại học với định hướng chuyên sâu về mảng nghiên cứu khoa học nhằm trang bị cho sinh viên kiến thức sâu rộng, toàn diện. Đại học Nghiên cứu tập trung vào việc phát triển tư duy phản biện cho học sinh nhằm phục vụ cho mọi mục đích nghiên cứu.
  1. Tìm kiếm thông tin cho thử thách thi đầu vào

Tại Phần Lan về cơ bản các trường được tự chủ trong việc đưa ra các tiêu chí đánh giá, tuyển sinh vào trường. Do đó không phải trường nào cũng tổ chức thi đầu vào mà sẽ có cách đánh giá năng lực sinh viên khác nhau.

Trong kỳ thi tuyển sinh đại học của Phần Lan, hầu hết các ngành có tổ chức thi ở Việt Nam, riêng về ngành thiết kế Trò chơi (Game design) thí sinh phải thi tại Phần Lan.

Để tiện cho các bạn có ý định du học Phần Lan tra cứu thông tin, tác giả đã tóm lược cấu trúc tổng quát của đề thi cho hầu hết các nhóm ngành:

  • Ngành kỹ sư
  • Ngành kinh tế
  • Ngành quản trị du lịch và khách sạn
  • Ngành thiết kế game

Phần 4: Nỗ lực ôn thi đầu vào

  1. Thử nghiệm ôn thi qua trung tâm

Cô gái với ước mơ du học Phần Lan đã quyết định tìm tới trung tâm tư vấn du học.Trong quá trình ôn thi và nộp hồ sơ tại trung tâm, cô nhận thấy dịch vụ của họ khá ổn vì các giấy tờ cần cho thủ tục được thông báo trước thời hạn nộp khá dài để phụ huynh học sinh có tâm lý thoải mái, không chịu sức ép về mặt thời gian. Hơn nữa trung tâm sẽ cử người hỗ trợ cho đến lúc bạn đặt chân đến Helsinki và di chuyển tới ga tàu trung tâm để về địa phương.

Không may mắn trong lần thử sức đầu tiên, cô gái của chúng ta vẫn chưa thể đặt chân tới Phần Lan.

  1. Trở lại ôn thi tự túc

Sau lần ôn thi qua trung tâm không thành công, cô quyết định sẽ tự chuẩn bị hồ sơ cũng như tự chuẩn bị hồ sơ cũng như tự ôn thi dựa theo tài liệu tìm hiểu trên mạng Internet. Lời khuyên của cô là bạn nên học theo nhóm. Bởi với những ngành có phỏng vấn cá nhân hay thảo luận nhóm, việc có một nhóm bạn để cùng nhau luyện tập sẽ hiệu quả hơn rất nhiều. Nhóm Facebook HAFA chính là nguồn thông tin hữu ích đồng thời là môi trường lý tưởng để tìm ra nhwuxng người bạn cùng chí hướng với mình.

Phần 5: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký dự thi

Bước đầu tiên trong quá trình xây dựng một bộ hồ sơ là lập một danh sách liệt kê những thứ mà chúng ta cần chuẩn bị, những điều cần làm. Danh sách này gồm những mục:

  • Liệt kê các nguyện vọng
  • Chuẩn bị những giấy tờ cần thiết
  • Tìm thông tin về hạn nộp hồ sơ
  • Ghi chú thông tin liên lạc của các trường
  • Đóng bìa hồ sơ và dán nhãn
  • Số hóa các giấy tờ bản cứng
  • Gửi hồ sơ
  • Theo dõi hồ sơ
  • Bổ sung hồ sơ

Trong mỗi mục được liệt kê ra, tác giả đều giải thích chi tiết và rõ ràng, cụ thể những công việc cần chuẩn bị.

Phần 6: Tham dự kỳ thi đầu vào

Người Phần Lan rất coi trọng chữ tín nên tuyệt đối không được gian lận. Thời gian làm bài là 4 tiếng, với những bạn đã ôn tập chăm chỉ thì thời gian này là khá thoải mái.

Phần 7: Ngày thư mời nhập học tới

Như một quy định những học sinh có lực học khá vượt qua kỳ thi đầu vào sẽ được nhiều hơn một trường nhận vào học trong số các trường mà học sinh ấy nộp hồ sơ. Bạn cần cân nhắc kỹ nếu muốn chờ kết quả từ các nguyện vọng cao hơn hay chấp nhận chỗ học đã được trao cho mình.

Được trao một lời mời nhập học là được trao chìa khóa để mở ra một cánh của mới, bạn nên xác định chắc chắn. Vì trong nhiều trường hợp, bạn từ chối lời mời nhập học cũng là trao chìa khóa của mình cho một bạn học sinh khác có cơ hội được học tập tại trường đó.

Nếu chấp nhận lời mời nhập học, bạn cần chuẩn bị nộp các loại giấy tờ cần thiết theo yêu cầu của nhà trường. Có khúc mắc hay câu hỏi nào, bạn nên tìm xem trong những tệp đính kèm trong thư điện tử có giải đáp không. Ngoài ra bạn có thể kiểm tra trong phần hỏi và trả lời của trang web trường để biết thêm thông tin.

 

 

Phần 9: Những chuyện vặt xoay quanh tấm thẻ cư trú

Tác giả đã có sự nhầm lẫn giữa VISA và thẻ cư trú Residence Permit. Song cuối cùng mọi chuyện cũng ổn thỏa.

Phần 10: Chuẩn bị xuất ngoại

Trước khi xuất ngoại, bạn cần lên kế hoạch thật kỹ lưỡng.

Tác giả đã gợi ý ba công việc bạn không thể không làm trước khi tới nơi học:

  • Đăng kí nhà ở: Hầu hết các vùng miền tại Phần Lan đều có công ty/tổ chức nhà ở cho sinh viên.Tìm nhà ở là công việc tiên quyết ngay khi nhận được RP.
  • Chuẩn bị đồ dùng thiết yếu: trong số những đồ cần mang đi, đồ dùng cá nhân và thuốc men rất quan trọng. Hơn nữa bạn cũng nên mang đầy đủ bản cứng của các giấy tờ quan trọng.
  • Mua vé máy bay
  • Liên hệ với người bảo trợ sinh viên: Đây là người sẽ có trách nhiệm đón sinh viên tại sân bay hoặc nhà ga, hướng dẫn sinh viên làm thủ tục nhập học , mở tài khoản ngân hàng và thích nghi với lối sống của người dân bản địa.

Phần 11: Đặt chân tới vùng đất mới

1. Những trải nghiệm đầu tiên

Lời khuyên của tôi dành cho các bạn là hãy thật năng động, tham gia thật nhiều hoạt động của các hội nhóm mà trường bạn tổ chức bởi chỉ học kiến thức thôi sẽ không đem lại những trải nghiệm trọn vẹn khi ở Phần Lan. Tham gia các hội nhóm của trường chính là cơ hội để các bạn làm quen với nhiều bạn bè và học thêm được những kỹ năng mới cũng như tậ hưởng cuộc sống của mình.

2. Phòng tránh những cú sốc văn hóa

Khi đặt chân đến một môi trường mới, việc trải qua những cú sốc văn hóa là điều khó thể tránh khỏi. Khả năng thích nghi với môi trường sống chính là một đặc trưng tạo nên sức mạnh của mỗi con người. Mỗi người sẽ trải qua bốn giai đoạn cơ bản khi phải đối mặt với việc thích nghi với môi trường sống mới: hưởng thụ, khủng hoảng, điều chỉnh và thích nghi.

Cô gái Việt đầy bản lĩnh của chúng ta cũng gặp rất nhiều khó khăn trong thời gian đầu tới vùng đất mới. Cuối cùng, khi đã vượt qua mọi chuyện, cô dần rút ra được những kinh nghiệm quý báu cho bản thân.

  • Giữ cho bản thân luôn bận rộn
  • Không ngừng làm mới bản thân
  • Kết bạn bốn phương

Sốc văn hóa thật ra không phải là một điều đáng sợ, ngược lại, đó là một trải nghiệm rất riêng của du học sinh khi nhận thức được những thử thách đang chờ trước mắt. Việc vượt qua cú sốc văn hóa sẽ chứng tỏ rằng ban đang ngày càng trưởng thành, mạnh mẽ hơn, chín chắn hơn để vững vàng bước tiếp con đường đã chọn.

3. Chuyện bạn bè

Khi bước chân vào cánh cửa đại học tại Phần Lan và bắt đầu cuộc sống xa nhà, những người ở bên cạnh bạn sẽ không còn là bố mẹ, anh chị em hay bạn bè thân thiết nữa mà sẽ là những người bạn quốc tế, gia đình người bản xứ và các mối quan hệ khác.

4. Những thủ tục hành chính cần làm: đăng ký tạm trú, làm thẻ ngân hàng...

5. Phương tiện di chuyển

6. Chuyện nhà ở

7. Mua gì, ở đâu?

8. Học tập và thi cử:

Phương pháp giáo dục của nhà trường và các giáo viên là nhằm tạo ra một môi trường học tập thoải mái toàn diện. Sinh viên được tự do biểu đạt ý kiến. Thi cử không hề có áp lực

9. Làm thêm ngoài giờ học

10. Những nét văn hóa thú vị ở Phần Lan

Ở Phần Lan văn hóa xông hơi rất phỏ biến. Với người Phần Lan không gì tuyệt hơn việc xông hơi làm nóng cơ thể và rồi nhảy xuống một hố băng bơi lội thỏa thích. Người Phần Lan chân thành, lịch sự và rất đáng yêu, hiếu khách.

Văn hóa đồ uống của Phần Lan: cà phê và đồ uống có cồn.

 

 

Tạm kết

Sau những dòng chia sẻ cởi mở, hàm súc mà sâu sắc về du học Phần Lan nhóm tác giả muốn gửi gắm tới chúng ta thông điệp:

Tuổi trẻ của chúng ta chẳng diễn ra hai lần trong đời, các bạn còn chờ gì nữa mà không bắt đầu hành trình du học của mình?

Phụ lục:

  • Hướng dẫn điền hồ sơ điện tử trên StudyInfo
  • Hướng dẫn nộp hồ sơ xin thẻ cư trú trực tuyến
  • Những địa điểm đáng quan tâm
  • Mẹo vặt và những lời khuyên bổ ích
  • Học phi và học bổng của một số trường

Lời kết:

Cuốn sách chính là cuốn cẩm nang du học Phần Lan đầy đủ và bổ ích. Có ai đó đã từng nói rằng: Hãy vươn đến bầu trời, dù không thể hái được vì sao sáng nhất nhưng ít ra, bạn cũng có thể đứng giữa muôn vàn tinh tú để thắp sáng ước mơ. Đừng từ bỏ giấc mơ du học của mình bởi “hãy cứ ước mơ, hãy cứ dại khờ”, tin tôi đi, rồi bạn sẽ thực hiện được giấc mơ ấy.

 

Tác giả: Thu Thảo - Bookademy

------

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về các cuốn sách hay tại link: https://www.facebook.com/bookademy.vn/

Trở thành CTV viết reviews sách để có cơ hội đọc và nhận những cuốn sách thú vị cùng Bookademy, gửi CV (tiếng Anh hoặc Việt) về: [email protected]

 

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

1,675 lượt xem