Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

[Bookademy] Review Sách “Lật Đổ Ông Vua Trì Hoãn”: 16 Cách Giúp Bạn Làm Chủ Thời Gian, Tăng Cường Hiệu Suất.

“Những người trì hoãn già cả ngay ở tuổi đôi mươi. Cuộc đời thì chạy rất nhanh. Họ thì lấn cấn đi từng bước. Những người không trì hoãn bắt đầu sống đích đáng từ trước mười tám. Thời gian thì rất quý báu. Họ thì không lãng phí dù chỉ một giây”.

Những người trì hoãn thì sống trong dang dở.

Người không trì hoãn sống với thành công!

Không quá nhiều chữ như những sách kỹ năng khác, thay vì tác giả thể hiện tư duy cũng như lời khuyên của mình qua con chữ thì ở đây, họ sử dụng hình ảnh nhằm tạo ấn tượng cho độc giả về hậu quả của việc trì hoãn cũng như 16 phương pháp mà tác giả muốn đề cập tới. Xuyên suốt cuốn sách là câu chuyện về Thắng – anh chàng được mệnh danh là ông Vua trì hoãn. Hình ảnh ngộ nghĩnh cùng lời lẽ mang theo ý chí quyết tâm khiến người đọc có lúc nào đó tự hỏi “Cuốn sách này viết ra dành cho mình hay sao?”, “Sao giống mình quá vậy”… Ngay lúc đó, có thể ý chí của bạn sẽ cao ngút trời, hừng hực khí thế bắt tay ngay vào công việc, “Tại sao đến giờ cuốn sách này mới về bản doanh ta vậy???”…

VUA TRÌ HOÃN NÔNG NỖI DO ĐÂU?

Có nhiều nguyên nhân mà một ông Vua trì hoãn được ra đời hoặc tạo thành, nghe đáng sợ như thể một con người thứ hai tự đẻ ra trong chúng ta vậy.Thứ trì hoãn này được cấu thành từ ba nhân tố là: thân thể, tâm lí và trí tuệ. Không có gì ngạc nhiên, bởi dường như mọi nguồn cơn bất hạnh và vui sướng của cuộc đời chúng ta đều khởi sinh từ ba nhân tố này, chúng “quấn quýt”, ảnh hưởng và tác động lẫn nhau.

Cuốn sách đưa ra đầy đủ nguyên nhân, hiện trạng, hình thức của “căn bệnh” này, nếu để lâu không chữa trị nó sẽ ảnh hưởng không chỉ sức khỏa mà còn tương lai của “bệnh nhân” nữa.

LẬT ĐỔ ÔNG VUA TRÌ HOÃN

Mười sáu thứ vũ khí để phá bỏ thành trì cảu trì hoãn cũng là 16 chiến lược để lật đổ ông Vua trì hoãn trong mỗi-chúng-ta, một bản thể đã mắc kẹt quá lấu trong thân thể, tâm trí và lí của mỗi người.

Để phá bỏ những thói quen và tính cách cố hữu – những viên gạch của bức thành trì ấy, chúng ta sẽ mất công một chút, và cần nghiêm túc dành những lượng thời gian nhất định để thực hiện cuộc cách mạng này. Bạn sẵn sàng rồi chứ?

Những nguyên nhân của thói trì hoãn đều bắt nguồn từ trong chúng ta. Vậy nên muốn từ bỏ thói trì hoãn một cách căn bản nhất, chúng ta phải bắt đầu tự sửa từ chính mình.

1. Khỏe để bẻ khóa trì hoãn

  • Đặt ra thời gian ăn và ngủ cố định
  • Uống nước và ăn những thực phẩm có màu trắng và trong
  • Tự nấu đồ ăn
  • Chọn một môn thể thao nhẹ nhàng và dành một chút thời gian để luyện tập mỗi ngày
  • Tranh thủ vận động mọi lúc
  • Đi giày dép đế bệt thay vì giày cao gót
  • Mặc quần áo rộng rãi
  • Giải tỏa các suy nghĩ tiêu cực bằng các phương pháp tích cực
  • Tắm rửa đều đặn

Theo nhiều nghiên cứu về thực phẩm và sức khỏe, những thức ăn có màu trắng và trong như bột sắn, cơm nếp, nước dừa, nước chanh, nước lọc… rất lành và tốt cho cơ thể.

Thường xuyên ăn những món ăn và uống những đồ uống này thậm chí còn giúp cơ thể giảm hẳn các nguy cơ mắc phải các chứng bệnh trong khoang bụng như sỏi thận hay gan nhiễm mỡ, đồng thời có lợi cho tim phổi và hệ tiêu hóa nói chung.

Có thể bạn chưa biết: Sự ổn định của bụng góp phần vào việc một người giữ được nhịp độ làm việc chăm chỉ và tập trung hay không.

2. Làm những việc quan trọng nhất vào khoảng thời gian tập trung nhất

Điều này đòi hỏi khả năng phải biết phân loại công việc và tìm ra khoảng thời gian mà tâm trí bạn tập trung nhất.

  • Xếp thứ tự ưu tiên cho công việc dựa vào thời hạn và mức độ ảnh hưởng
  • Quan sát để nhận ra khoảng thời gian nào bản thân tỉnh táo nhất
  • Kéo dài khoảng thời gian tỉnh táo này bằng cá phương thức rèn luyện cơ thể lành mạnh

Xếp theo thứ tự ưu tiên dựa vào hai tiêu chí:

1/ Thời gian cần hoàn thành nhanh hay chậm

2/ Mức độ ảnh hưởng đến nhiều hay ít người

Từ đó, mình nhận ra được việc nào cần hoàn thành sớm và tập trung vào nó trước tiên. Nhờ vậy, các công việc được tiến hành tuần tự còn người thực hiện công việc tránh được áp lực deadline dồn đống.

3. Bắt đầu từ những bước nhỏ

Bắt đầu mọi việc bằng những bước nhỏ và đơn giản, chúng ta sẽ bước đến mục tiêu của mình một cách thanh thản và chắc chắn.

Quy tắc 40-60:

  • Tập trung vào hoàn thành 40% công việc trước tiên, chú tâm cho đến khi hoàn thành đủ 40%
  • Dừng lại và dành thời gian để nhận xét toàn bộ quá trình làm việc vừa xong
  • Hoàn thiện những điều cần bổ sung của 40% công việc
  • Yên tâm đặt phần đó sang một bên, tiếp tục nốt với 60% công việc

Quy tắc 1-1-1-1

  • Chia nhỏ công việc thành các phần bằng nhau
  • Hoàn thành từng phần việc theo một nhịp độ đều đặn

4. Quy trình của riêng mình

  • Tạo quy trình đẩy xa chứng ngại việc
  • Chọn những công việc thích hợp để lên quy trình
  • Thường xuyên cập nhật và cải tiến quy trình để thúc đẩy sự sáng tạo và cải thiện chất lượng công việc

Có những công việc khiến chúng ta ngại bởi chưa biết bắt đầu từ đâu, trong đầu khi đó chỉ có một ý nghĩ lờ mờ rằng: “Việc này phức tạp quá”, “Khoai phết”… Ấy thế mà khi bắt tay vào làm rồi, hóa ra những công việc này: “Đơn giản hơn tưởng tượng nhiều!”

Mọi việc sẽ hẳn trở nên đơn giản hơn nếu chúng ta biết rõ quy trình của chúng: bắt đầu từ đâu và kết thức lúc nào. Nếu có thể xây dựng quy trình cho một việc thì việc “khó nhằn” nhất cũng có thể xong, như vậy những lí lẽ như “Để sau cũng được” sẽ phải lùi bước.

5. Mỗi công việc cho vào giỏ riêng

Phân loại công việc vào đúng giỏ:

  • Phân loại công việc theo tiêu chí: QUAN TRỌNG và KHẨN CẤP
  • Phân bổ thời gian cho công việc theo thứ tự ưu tiên:
    • QUAN TRỌNG và KHẨN CẤP
    • QUAN TRỌNG nhưng KHÔNG KHẨN CẤP
    • KHẨN CẤP nhưng KHÔNG QUAN TRỌNG
    • KHÔNG QUAN TRỌNG và KHÔNG KHẨN CẤP
  • Loại bỏ nhwungx cồn việc không cần thiết và kiên định thực hiện việc phân loại này hàng ngày.

Việc phân loại theo Mô hình Eisenhower là một cách đơn giản để ra quyết định và tối ưu năng suất làm việc, điều khó khăn là phải kiên trì thực hiện nó hàng ngày. Khi công việc ở đúng giỏ, chỉ cần nhặt nó lên và thực hiện, bạn sẽ không còn chần chừ nữa.

6. Việc gần nhau làm cùng lúc cũng được

Nếu với ma trận Esisenhower, chúng ta phải chia công việc thành các nhóm, thì với mẹo này, chúng ta sẽ nhóm các công việc lại.

  • Ghép nhóm những công việc tương đồng và thực hiện chúng cùng lúc có thể giúp ta có thể tiết kiệm được vô khối thời gian.
  • Nhờ vậy, chúng ta có thể hoàn thành công viêc một cách có hệ thống và không bị “phân mảnh” trí óc.

Đôi khi chúng ta trì hoãn những việc nhỏ với lí do: “Chúng lặt vặt, làm lúc nào cũng được”. Hóa ra cuối cùng lại tấn công không ít thời gian vì những việc này. Khi có thể nhóm chúng lại cùng một lúc, bạn sẽ tiết kiệm được vô số thời gian. Hơn nữa, khi bạn có thói quen nhóm những thứ tượng đồng, tư duy liên kết cũng theo đó mà được cải thiện.

7. Hướng đến một kết quả rõ ràng sẽ có động lực hành động dứt khoát

  • Xác định rõ ràng mục tiêu và kết quả cần đạt được giúp chúng ta kiên trì tới đích, xóa tan chứng trì hoãn.
  • Kết quả đặt ra cần có các thông tin chi tiết để đo lường được.

Việc đặt ra những mục tiêu rõ ràng và có thể đo lường được giúp đẩy lùi gánh nặng mơ hồ khi phải thực hiện một công việc. Tâm lí ngại việc và những lí do kiểu “Để sau cũng được” cũng biến mất, bởi đã có một giới hạn nhất định cho cái “sau” đó. Nếu một công việc đằng nào cũng phải tiến hành, vậy hãy cố gắng làm nó với một thái độ hào hứng nhất!

8. Deadline, việc hôm nay chớ để ngày mai

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng chần chừ thực hiện và để mọi việc sát nút là vì người ta muốn Kích thích sáng tạo. Cách thức này có tác dụng nhất định, tuy nhiên dây thần kinh sẽ phải chịu căng thẳng rất lớn vào những ngày cuối và có thể gây phản tác dụng, khiến sự sáng tạo “Lặn mất tăm”. Thay vì chờ đến cuối để kích thích, bạn có thể tạo cảm giác áp lực về thời gian một cách tích cực bằng cách đặt ra các deadline. Việc đặt ra deadline, bạn có thể nhờ Người khác đặt deadline cho mình tạo động lực hoặc Tự mình đặt ra deadline.

  • Tạo áp lực về mặt thời gian bằng cách đặt deadline cho mọi việc
  • Tránh bẫy của việc đặt deadline bất khả thi
  • Chia deadline lớn thành nhiều deadline nhỏ

9. Những việc không cần thiết đừng mải miết ngồi làm

Cách loại bỏ những việc không cần thiết:

  • Phân loại việc cần thiết và việc không cần thiết trong công việc ngay cả khi chỉ đang có duy nhất một việc phải làm
  • Tránh ôm đồm quá nhiều việc một lúc: biết lượng sức mình, hỏi sự giúp đỡ từ người khác, thiết lập ranh giới cho bản thân bằng cách biết từ chối
  • Loại bỏ tâm lí thiếu tự tin
  • Những việc khẩn cấp có thể không thật sự khẩn cấp
  • Tránh làm hai lần một việc
  • Đổi mới phương thức làm việc

10. Cái gì gây xao lãng, mang cái đó vứt đi

Tạo môi trường tránh xao lãng bên ngoài:

  • Ba nhân tố chính gây xao lãng: âm thanh, hình ảnh, mùi vị
  • Chọn hoặc tạo môi trường hạn chế ba nhân tố này: nghe nhạc không lời để át tiếng động bên ngoài, xây bức tường bằng sách vở trên bàn làm việc, thay đổi hướng ngồi làm việc, tuyệt đối đừng ăn gì trong lúc làm việc.

Tạo môi trường tránh xao lãng bên trong:

  • Để não làm một việc
  • Nhắc nhở mình về mục tiêu
  • Tự thưởng cho bản thân sau khi đạt được thành tựu nhỏ

11. Quả cà chua của Francesco Cirillo

Giờ bạn ngồi xuống, đặt đồng hồ 25 phút và không rời mắt khỏi một cuốn sách trong khoảng thời gian đó. Sau đó bạn sẽ có 5 phút nghỉ xả hơi để tiếp tục 25 phút tiếp theo. Nếu làm được như vậy, bạn vừa tuân theo một phương pháp gọi là Pomodoro. Phương pháp này trong tiếng Ý nghĩa là quả cà chua.

Để tối ưu hóa, cần tuân thủ các nguyên tắc đảm bảo duy trì sự tập trung. Nếu tuân thủ tất cả các nguyên tắc, ta sẽ có một thói quen tuyệt vời, làm chủ được cả thời gian và sức tập trung của mình.

12. Quyết đoán không ngán trì hoãn

Cách sử dụng thanh gươm quyết đoán

  • Học chủ động giải quyết thay vì phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài
  • Khi khó quyết định, hãy hỏi ý kiến của người mình tin tưởng nhất – tránh hỏi ý kiến nhiều người
  • Tin tưởng vào khả năng và mục đích của bản thân khi phải ra quyết định
  • Cân nhắc dựa trên lợi ích toàn thể vì lẽ tự nhiên, thay vì được mất cá nhân

13. Đọc hiệu quả - đọc cả ngày

Đừng tưởng chỉ nghề biên tập viên mới phải liên tục đọc, những ngành khác cũng phải đọc rất nhiều như: tài liệu chuyên môn, báo cáo, email… Ngoài những thông tin bắt buộc, chúng ta còn tự tìm đến những trang báo mạng, hay mải miết lướt trên những trang mạng xã hội.

Việc đọc chiếm một lượng lớn trong quỹ thời gian của chúng ta, do vậy, luyện tập cách đọc nhanh sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian, giúp công việc được thực hiện trôi chảy.

Các kỹ năng khác như thuyết trình, giao tiếp, chơi nhạc cụ,… thường mang lại kết quả cụ thể nên chúng ta có thể sẵn sàng đi học và cảm thấy mình thêm được một thành tựu. Còn tầm quan trọng của việc đọc thì lại chưa được đánh giá đúng mức. Sự thật là nó hết sức quan trọng, bởi lượng kiến thức thu nhận thêm cũng như thời gian tiết kiệm được khi đọc nhanh giúp cho khả năng và tốc độ xử lí công việc cải thiện đáng kể.

Để tăng tốc độ đọc, áp dụng một số cách sau:

  • Đọc một lúc cả cụm từ thay vì đọc từng chữ
  • Đọc ít hơn 100% thông tin
  • Đọc phi tuyến tính: Thay vì lia mắt từ trái qua phải theo truyền thống, đôi mắt có thể lia theo chiều dọc để đọc nhanh.
  • Loại bỏ tiếng đọc thầm trong đầu
  • Dùng vật hướng dẫn nhìn

14. Chịu trách nhiệm trước người khác – trước sự quan sát mọi người đều thay đổi

  • Chịu trách nhiệm công khai là cách để ta luôn nhớ về mục tiêu và cố gắng hoàn thành nó. Đây là cách dùng đòn bẩy bên ngoài để công việc không bị trì hoãn.
  • Tìm một người bạn đồng hành là một hình thức “nâng cao” của chịu trách nhiệm công khai, khi đó ta không chỉ chịu trách nhiệm cho bản thân mà việc ta hoàn thành còn ảnh hưởng đến kết quả của người khác (Vì thế, chọn bạn đồng hành cẩn thận!).

15. Làm việ theo tiến độ - tiến bộ theo từng bước

Ba bước đơn giản để đánh giá định kì việc thực hiện kế hoạch:

  • Bước 1: Chia nhỏ công việc thành các hành động cụ thể, sử dụng nguyên tắc 40-60 hoặc 1-1-1-1
  • Bước 2: Giám sát việc thực hiện các hành động này vào cuối ngày
  • Bước 3: Đặt nhắc nhở về việc đánh giá.

16. 100 ngày thành ngay người khác

100 ngày là con số cần thiết để một thói quen được thật sự hình thành. Thường thì đã trải qua đủ 100 ngày cho một hành động nào đó, hành động này sẽ có xu hướng trở thành một “cơ chế tự động” trong chúng ta.

“Thói quen tạo nên tính cách”, hãy biến những tips trên bạn đã tìm hiểu và thực hành những hành động được lặp đi lặp lại mỗi ngày cho đến khi chúng trở thành của bạn.

Xây dựng thói quen trong 100 ngày

  • Lên danh sách những gì cần làm
  • Bắt đầu từ những thói quen nhỏ đòi hỏi ít (hoặc thậm chí không cần) động lực
  • Tăng dần thời gian thực hiện thói quen lên từng chút một
  • Chia thói quen thành nhiều phần nhỏ để thực hiện trong ngày – lập thời gian biểu để ghi nhớ
  • Đánh giá việc xây dựng thói quen hàng ngày
  • Khi chệch ra khỏi thói quen, bình tĩnh tìm nguyên nhân và cách khắc phục thay vì dằn vặt

TRÌ HOÃN TÍCH CỰC, ĐỘNG LỰC BAY CAO

Trì hoãn mang lại rất nhiều lợi ích nếu biết áp dụng nó làm đòn bẩy đúng cách. Vậy, làm thế nào để trì hoãn mà không trì hoãn?

  • Dành cho bản thân những khoảng nghỉ ngơi ngắn
  • Co gọn thời gian làm việc
  • Lùi một bước biển rộng trời trong

Tuy nhiên, cần phân biệt rõ những công việc có thể trì hoãn và những công việc không thể trì hoãn!

Ban đầu ai cũng có một con đường.

Rồi ai cũng phải đi con đường của mình.

Tự lực.

Có người chùn chân, trì hoãn. Đi cạn thanh xuân vẫn chưa trưởng thành.

Có người băng qua mọi ngăn trở, luôn tiến bước. Chưa hết tuổi trẻ đã khẳng định bản thân.

 

Review chi tiết bởi Thu - Bookademy

------

Trở thành CTV viết reviews sách để có cơ hội đọc và nhận những cuốn sách thú vị cùng Bookademy, gửi CV (tiếng Anh hoặc Việt) về: [email protected]

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về các cuốn sách hay tại link: https://www.facebook.com/bookademy.vn

 

 

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

3,240 lượt xem