Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

[Bookademy] Review Sách "TED TALK: Hùng Biện Kiểu TED 2": Bí Quyết Làm Nên Những Bài Diễn Thuyết Hứng Khởi Nhất Thế Giới - Hiện Tượng Trong Các Hiện Tượng

“Từ một hội thảo nhỏ được tổ chức vào năm 1984, TED đã trở thành hiện tượng được cả thế giới chờ đón mỗi năm, với hai hội nghị lớn TED và TEDGlobal được luân phiên tổ chức tại nhiều quốc gia. Bên cạnh đó vô số sự kiện TEDx với quy mô vừa phải tại nhiều khu vực trên thế giới. Và từ ba lĩnh vực ban đầu – công nghệ, giải trí và thiết kế, chủ đề của sự kiện TED cũng được mở rộng trên khắp các lĩnh vực, về mọi chủ đề mà thế giới đang quan tâm. Nhờ vậy, nơi đây đã trở thành diễn đàn để các diễn giả nổi tiếng thể hiện ý tượng của họ, cũng như chinh phục hàng nghìn khán giả chỉ với 18 phút đứng trên sân khấu…Nếu khao khát làm chủ nghệ thuật nói trước công chúng, đây sẽ là cẩm nang không thể thiếu dành cho bạn.”

Jeremey Donovan, tác giả cuốn sách là Phó Chủ tịch Marketing của Tập đoàn Gartner Inc, công ty hàng đầu thế giới về nghiên cứu và cung cấp giải pháp công nghệ thông tin, với lợi nhuận hàng năm 1,6 tỷ đô la. Ông đã kinh qua nhiều vị trí quản lý và điều hành trong ngành công nghiệp chất bán dẫn và dịch vụ thông tin. Bên cạnh đó, Jeremey còn là một diễn giả sôi nổi thuộc ban quản trị của TED.

Cách đây 3 năm tôi biết đến TED TALK qua những chia sẻ về phương pháp học tiếng anh của một anh bạn khóa trên. Lúc đấy, tôi tìm đến những video của TED với mục đích nghe học tiếng anh là chính. Thế rồi 3 năm sau, sau những lần thuyết trình trên giảng đường và những hoạt động ngoại khóa cần đứng trước đám đông, tôi nhận ra mình đã học được qua TED rất nhiều kỹ năng khác, đặc biệt là kỹ năng diễn thuyết trước đám đông. TED với những nội dung hấp dẫn trên mọi chủ đề và qua sự hùng biện của những diễn giả nổi tiếng, chúng trở thành hiện tượng trong các hiện tượng.

Nếu như TED TALK 1 là bí quyết diễn thuyết trước đám đông chuẩn TED thì TED TALK 2 với 4 phần sẽ chia sẻ tới người đọc bí quyết làm nên những bài diễn thuyết hứng khởi nhất thế giới.

Phần I: Nội dung

Chọn lựa ý tưởng đáng lan tỏa

Nếu như trong TED TALKS 1 bạn được khuyên rằng yếu tố quan trọng nhất để có một bài diến thuyết thành công chính là ý tưởng thì để nó mang tính toàn cầu, bạn cần một ý tưởng có tính lan tỏa.

Bạn là một nhà giáo dục, một chính trị gia, một doanh nhân, một bác sĩ, một ca sĩ… dù bạn là ai thì hãy luôn nhớ rằng ý tưởng của bạn sẽ hướng đến mục tiêu gì, đối tượng khán giả là ai và hãy nói về nó với niềm đam mê và sự hiểu biết của mình.

Cứ một Bill Gates lại có đến hàng trăm, nếu không muốn nói là hàng nghìn nhà hoạt động xã hội diễn thuyết về những nguyên nhân buộc họ đấu tranh, dù chẳng có quỹ hoạt động nào với ngân sách trên 30 tỉ đô la chống lưng cho họ.

Trên thực tế, Bunker Roy, nhà hoạt động chống đói nghèo – tên ông vốn chẳng quen thuộc gì – đã có một bài diễn thuyết trên TED với số lượt xem cao gần 3 lần số lượt xem bài phát biểu của Gates. Nếu bạn đã biến cuộc đời của ai đó trở nên tốt đẹp hơn, bao gồm cuộc đời của chính bạn, thì bạn đã nắm trong tay hạt giống của một ý tưởng đáng lan tỏa.

Điều quan trọng nhất là tôi xuất hiện trước khán giả để cho đi. Trước khi bước lên sân khấu, tôi luôn tự nhủ lòng: “Hôm nay mình đến đây để chia sẻ ý tưởng của mình”. Mỗi khi phát biểu, tôi không tỏ ra mình muốn điều gì đó từ bất cứ ai – như thêm mối quan hệ làm ăn, được tán dương, bán thêm sách, có thêm người theo dõi trên Twitter hay thêm số lượt thích trên Facebook. Tôi luôn xuất hiện để chia sẻ những điều tôi biết. Nếu mọi người thích chúng, họ sẽ vỗ tay; đó là cách tốt nhất để tôi đánh giá được những gì tôi cho đi có quan trọng với họ hay không.

Khi bạn đã xác định xong ý tưởng đáng lan tỏa của mình cũng là lúc bạn cần phải Tổ chức bài diễn thuyết sao cho có hệ thống giúp khán giả có thể hiểu được nó một cách đơn giản và dễ dàng nhất.

Có hai cách truyền đạt ý tưởng mà các diễn giả hay sử dụng đó là truyền đạt theo hướng kể chuyện hoặc truyền đạt theo hướng tiền đề. Hướng kể chuyện thường tập trung vào một câu chuyện duy nhất từ đầu đến cuối và diễn giả sẽ kể theo ngôi thứ nhất là chủ yếu. Trái ngược lại, cách thể hiện theo hướng tiền đề lại tập trung với các yếu tố lý luận xuyên suốt bài nói chuyện. Nếu bạn phân tích kỹ thì các bài diễn thuyết trên TED thường triển khai ý tưởng theo hướng tiền đề và dùng cách kể chuyện như một công cụ hỗ trợ hữu ích.

“Tôi tin rằng chúng ta càng bỏ nhiều thời gian vận hành các mạch thần kinh tạo cảm giác thưu thái sâu sắc trong bán cầu não phải của mình bao nhiêu, thì chúng ta càng đem lại sự thanh bình cho thế giới và hành tinh này bấy nhiêu, và tôi tin đó là một ý tưởng đáng lan tỏa.

Trau chuốt khẩu hiệu của bạn

Bạn đã bao giờ nghe đến khái niệm Vòng tròn Hoàng kim, một phát hiện tuyệt vời của Simon Sinek vài năm trước. Bí mật này đã được anh chia sẻ rộng rãi với thế giới và giải thích vì sao một số nhà lãnh đạo và công ty thành công trong khi số khác lại thất bại.

Hãy bắt đầu Vòng tròn Hoàng kim này với Công ty Máy tính Apple. Với lý do nhằm động viên các cá nhân của họ thách thức nguyên trạng, Apple xây dựng các trải nghiệm thể lý cũng như trải nghiệm kỹ thuật số tuyệt vời với chi phí phải chăng cho đối tượng tiêu dùng chủ đạo. Điều tuyệt với mà họ làm được để đưa Apple trở thành công ty dẫn đầu xu hướng đó là sản xuất ra những chiếc máy tính và điện thoại thông minh với nhiều kiểu dáng, kích cỡ và màu sắc phong phú.

“Hãy bắt đầu với câu hỏi tại sao?” chính là bài diễn thuyết nổi tiếng của Simon trên TED, đây cũng là tựa đề của cuốn sách bán chạy do tờ New York Times bình chọn. Khẩu hiệu này tạo cảm hứng để bạn lắng nghe và rút ra những điều mình cần làm ngay để trở thành một nhà lãnh đạo truyền cảm hứng.

Đó là thời khắc đẹp đẽ nhất, đó cũng là thời khắc tồi tệ nhất; đó là khi trí tuệ lên ngôi, đó cũng là khi sự ngu dốt lấn lướt, đó là kỷ nguyên của niềm tin, đó cũng là ký nguyên của sự ngờ vực; đó là thời khắc của Ánh sáng, đó cũng là thời khắc của Bóng tối; đó là mùa xuân hy vọng, đó cũng là mùa đông tuyệt vọng; trước mắt ta có mọi thứ, trước mắt ta chẳng có gì; tất cả chúng ta sẽ lên Thiên đàng, tất cả chúng ta sẽ xuống Địa ngục – tóm lại, ngày ấy cũng giống như hôm nay, nơi những thế lực nhiễu nhương nhất cứ một mực khăng khăng đòi công nhận, dù thiện hay ác, ở mức độ so sánh cực hạn mà thôi.

Phần II: Truyền tải

Thể hiện cảm xúc

Bộ “sáu kiểu cảm xúc diễn thuyết” chính là là những gì mà một diễn giả cần biết để hiểu rằng mình sẽ làm gì để truyền tải cảm xúc đến người nghe.

Giận dữ: “Và đôi khi tôi bị quấy nhiễu. Người ta hét vào mặt tôi khi phóng xe ngang qua: Lo mà kiễm việc đàng hoàng đi”

Căm ghét: “Tôi thích nói với mọi người rằng tôi làm việc này (là nghệ sĩ đường phố luôn giả làm tượng sống) như một công việc thực sự, vì mọi người luôn tò mò những kẻ quái dị này là ai ngoài đời thực?

Sợ hãi: Tôi nhắn tin trên Twitter để tìm một chỗ nghỉ chân lúc nửa đêm; và khi bấm chuông một ngôi nhà ở khu hạ Đông, tôi chợt nhận ra tôi chưa bao giờ làm việc này một mình. Tôi luôn ở cùng ban nhạc hoặc nhóm của mình. Đây có phải là điều lũ ngốc vẫn làm không? Đây có phải là cách lũ ngốc vẫn thường chết?

Hạnh phúc: “Và khi đó, ban nhạc của tôi ngày càng lớn mạnh. Chúng tôi đã ký hợp đồng với một hang đĩa lớn”.

Yêu mến: Tôi luôn cho rằng việc ngủ nhờ và ngã vào đám đông là như nhau. Bạn đều ngã về phía khán giả và hai bên tin tưởng lẫn nhau.

Đau buồn: Vậy nên tôi đã có những cuộc gặp gỡ ý nghĩa nhất với mọi người, đặc biệt là những người cô đơn có vẻ như hàng tuần chưa nói chưa nói chuyện với ai…

Thêm chất hài hước

Bạn biết đấy, tiếng cười khiến con người ta thư giãn, quên đi mọi căng thẳng và với một diễn giả, tiếng cười chính là cầu nối giúp bài diễn thuyết gần gũi với khản giả hơn. Nhưng không phải thời điểm nào yếu tố gây cười cũng phát huy tác dụng tuyệt vời này của nó, bạn phải hiểu rõ thuyết tâm lý về nụ cười.

Có rất nhiều cách để gây cười và trong số đó phóng đại luôn là một sự lựa chọn tuyệt vời. Cách bộc lộ sự hài hước đơn giản thông qua thực tế phóng địa là đặt một người bình thường vào một tình huống khác thường, hoặc một người xuất chúng vào một hoàn cảnh bình thường.

Lối kể chuyện pah trò kiểu một dòng giờ đã lỗi thời, và ngày nay hài độc thoại chỉ tập trung phóng đại dư luận xã hội và trải nghiệm cá nhân. Điều này đồng nghĩa bạn nên sáng tạo ra chất hài độc đáo bằng cách kịch tính hóa các nhân vật, sự kiện và đoạn đối thoại trong các câu chuyện cá nhân của mình.

Một câu nói có tạo được tiếng cười hay không phụ thuộc vào nội dung truyền tải không kém gì cách thức truyền tải. Dĩ nhiên, nguyên lý này được áp dụng rộng khắp và vượt xa yếu tố hài hước…

Kiểm soát khả năng tryền đạt phi ngôn từ 

Chúng ta phải làm gì khi nói chuyện trên sân khấu với hai tay của mình.

Để hai tay cảm thấy thoải mái khi không làm điệu bộ gì, bạn chỉ cần làm đúng theo những gì mình vẫn làm khi đứng trò chuyện với người mình tin tưởng. Với hầu hết mọi người, điều này đồng nghĩa hãy thả lỏng hai tay bên hông vào những lúc bạn không sử dụng đến cánh tay và bàn tay để nhấn mạnh một điểm nào đó. Đây là vị trí cơ bản hiệu quả nhất trong diễn thuyết trước công chúng giúp bạn kết nối với khán giả hệt như trong một cuộc trò chuyện.

Và hãy luôn nhớ là bạn phải tránh những tư thế sau khi đứng trên sân khấu để có thể nhận được thiện cảm từ khán giả:

Tư thế lá sung: Hai cánh tay buông thõng nhưng lòng bàn tay nắm lại ở phía trước, cho thấy bạn đang rụt rè.

Tư thế đút túi: Đút hai tay vào túi quần, khiến bạn có vẻ thụ động và không hứng thú.

Tư thế nghỉ diễu hành: Hai tay buông thõng với bàn tay nắm lại và để sau lưng, hàm ý bạn đang che dấu điều gì đó.

Tư thế chống nạnh: Đặt tay lên hông, khiến bạn trông có vẻ chống đối.

Tư thế khoanh tay: Khoanh tay là tư thế tiêu cực như bạn muốn thách đấu.

Phần III: Thiết kế

Nếu như bạn nghĩ rằng Slide sẽ giúp bài diễn thuyết trở nên sống động và hấp dẫn hơn thì ở TED, có bốn trong mười diễn giả được xem nhiều nhất ở TED không sử dụng slide trong những phần diễn thuyết của mình. Trong đó, Ken Robinson là người giữ kỷ lục về bài phát biểu được xem nhiều nhất.

Nếu bạn nhất thiết cần chia sẻ dữ liệu hoặc dẫn tư liệu chứng minh cho kinh nghiệm của mình, hãy dùng slide. Xin lưu ý rằng slide thuyết trình nhằm phục vụ khán giả , chứ không phải tập ghi chú khổng lồ của bạn. Giả sử bạn có khả năng tài chính và đầu tư rất nhiều vào bài thuyết trình này, hãy cân nhắc mời đến các nhà thiết kế thuyết trình đẳng cấp thế giới như Nancy Duarte của Duarte Design hay Garr Reynolds của Presentation Zen. Nếu không thể chi trả cho các dịch vụ đó, ít ra hãy mua và nghiền ngẫm những cuốn sách đặc sắc của họ.

Sử dụng bục diễn thuyết

Đôi khi, diễn thuyết với bục giúp bạn thể hiện quyền uy của mình, khán giả có thể nhìn thấy bạn rõ hơn và tập trung sự chú ý của họ vào người diễn giả đang đứng trên bục đó. Nếu để ý, khi không sử dụng bục diến thuyết, Tổng thống Barack Obama thường bỏ áo khoác và xắn tay áo lên. Thế nhưng khi đứng sau bục và phát biểu, ông luôn mặc com- lê sang trọng, thắt cà vạt và cài nút áo khoác.

Để giữ được vẻ quyền uy, hãy chắc chắn rằng bạn và bục diễn thuyết hoàn toàn nằm ngoài phạm vi tia chiếu của máy chiếu hay máy phóng ảnh. Một khó khăn nữa là việc phải thể hiện quyền uy trong khi bạn khá thấp so với bục diễn thuyết, nên hoặc hãy đứng trên một chiếc ghế gấp vững chãi, hoặc tránh dùng bục nói chuyện.

Phần IV: Hành trình đến sân khấu và hơn thế nữa

Để được chọn diễn thuyết trên TED

Làm thế nào để được đứng trên sân khấu chuyên nghiệp của TED, làm thế nào để những bài diễn thuyết của bạn được đón nhận bởi khán giả trên khắp thế giới. Hãy sống với đam mê của mình. Và rồi hãy thay thế đam mê bằng một nỗi ám ảnh đặc biệt, và bạn sẽ thấy hầu như mọi diễn giả trên TED đều có một câu chuyện giống nhau.

Với những sự kiện TEDx, theo kinh nghiệm tổ chức của mình, chúng tôi sẽ không phiền nếu mọi người chào ý tưởng của họ cho chúng tôi. Tuy nhiên, hầu hết mọi người dường như không có thiện cảm với cách trình bày một bài nói ngắn theo “phong cách TED. Nhiều người tiếp cận các nhà tổ chức TED và TEDx hóa ra lại là những người tự tiến cử. Những bài diễn thuyết tốt nhất thường thuộc về những người quá bận làm tốt công việc tuyệt vời của mình đến nỗi không thể đề xuất diễn thuyết. Chúng tôi phải đến tận nơi thuyết phục họ cống hiến thời gian đáng kể nhằm lan tỏa ý tưởng của mình.

Nếu bạn định ứng tuyển, thì đây là một số lời khuyên: Hãy tập trung. Hãy nói với chúng tôi về điều gì đó mà chỉ bạn mới nói được. Đừng nhắc đến dự án của bạn, hãy chỉ cho chúng tôi điều bạn biết đến nhờ nó.

Đừng nói với chúng tôi về những xu hướng chung trên thế giới, chẳng hạn như bình minh của kỷ nguyên nhận thức mới, nơi con người tìm cách tiến xa hơn chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa tiêu dùng và bắt đầu yêu thương lẫn nhau, yêu thương hành tinh này. Điều đó có thể đúng, nhưng điều gì khiến bạn đủ tư cách để nói với chúng tôi như thế? Tuy diễn thuyết là về ý tưởng, nhưng cần có kinh nghiệm, nghiên cứu hoặc chí ít là câu chuyện đằng sau nó.

Vậy đấy, để được diễn thuyết ở TED, bạn cần chứng minh được rằng bạn có ý tưởng, có đam mê, có mục tiêu, có khả năng và bạn dám làm. Sân khấu TED là nơi bạn có thể tỏa sáng với những ý tưởng tuyệt vời của mình, truyền cảm hứng cho hàng triệu người trên thế giới và góp một phần cho sự phát triển của nhân loại.

Nếu bạn có một ý tưởng đáng lan tỏa, cuốn sách này sẽ đáng đọc với bạn – Richard St.John, tác giả cuốn The 8 Trait successful People Have in Common: 8 to be Great đã nhận xét về cuốn sách này sau khi ông đọc nó, ông đã nhanh chóng gạch chân những ý tưởng tuyệt vời có thể giúp ông diễn thuyết tốt hơn, và dù cho Jeremey không muốn ông khen ngợi cuốn sách này thì ông cũng đã phải nói rằng: Giờ thì nửa cuốn sách đã chi chít mực đỏ của tôi!

 

Tác giả: Xoan Nguyễn - Bookademy

----------------------------------

Trở thành CTV viết reviews sách để có cơ hội đọc và nhận những cuốn sách thú vị cùng Bookademy, gửi CV (tiếng Anh hoặc Việt) về:[email protected] 

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về các cuốn sách hay tại link: https://www.facebook.com/bookademy.vn 

 

 

 

 

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

5,000 lượt xem