Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

Cách Biến Một Buổi Phỏng Vấn Khô Khan Thành Một Cuộc Nói Chuyện Thân Mật

Hầu hết mọi người đều cho rằng mục đích của một buổi phỏng vấn là để nhà tuyển dụng có thể đánh giá liệu một người có khả năng hay không. Tuy nhiên, lưu ý rằng, khi nhà tuyển dụng đã cho rằng bạn không làm được việc, họ sẽ chẳng dành thời gian để phỏng vấn bạn làm gì.

Bởi vậy mà dù bạn sẽ được hỏi về quá trình đào tạo, kinh nghiệm hay hiệu suất làm việc ,nhưng điều mà nhà tuyển dụng quan tâm thì lại là: Tôi có thích bạn không? Liệu tôi có nên nhận bạn vào tổ chức không? Bạn liệu có thể hòa hợp được với đội của tôi hay không?

Nếu bạn liên tục lặp lại những thông tin khô khan trong ban sơ yếu lý lịch của mình, bạn sẽ không đáp ứng được mục đích của nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, nếu bạn có thể biến những thông tin đó thành một cuộc nói chuyện, chia sẻ lẫn nhau giữa 2 bên, bạn hoàn toàn có thể làm chủ được buổi phỏng vấn.

Nhưng làm thế nào để bạn tạo được một cuộc nói chuyện như vậy?

Hãy bắt đầu bằng việc điều chỉnh thái độ

Bạn nên tập trung vào cảm nhận và suy nghĩ của mình trong suốt buổi phỏng vấn. Có một sự thật là tất cả chúng ta ai cũng đều sợ sệt cảm giác bị nghiền ngẫm, đánh giá và dễ bị nhìn thấu. Bên cạnh đó, đa số mọi người đều cho rằng nếu thể hiện thật hoàn hảo khi phỏng vấn thì chúng ta sẽ được nhận. Bởi vậy mà hai thái cực sợ hãi và mong muốn cầu toàn mọi thứ luôn song hành với nhau.

Tuy nhiên, sự thật là dù bạn có thể hiện bản thân tốt như thế nào thì kết quả cuối cùng cũng nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn. Khi đã hiểu được chân lý này rồi thì sẽ chẳng còn gì để bạn lo sợ nữa. Vì vậy, tôi đề nghị bạn nên bỏ qua việc cố gắng thực hiện mọi thứ thật hoàn hảo, thay vào đó, hãy đặt một mục tiêu thực tế hơn là tạo ra được một buổi nói chuyện thoải mái.

Chọn cách phỏng vấn của riêng bạn

Bạn có thể thực hành trước để có thể định hình một cách rõ ràng hơn về buổi phỏng vấn của mình. Cách này được gọi là “Bắt chước đến khi được mới thôi”. Nhờ vậy, bạn sẽ cảm thấy bình tĩnh, nhiệt thành, ít căng thẳng hơn hay bất kì một cảm giác tích cực nào khác. Dù muốn mình biểu hiện cảm xúc như thể nào, ít nhất bạn cũng nên giữ cho bản thân luôn thả lỏng, tự tin, có khả năng và thân thiện. Bởi vậy, khi đang đọc, suy nghĩ hay khi đang viết và thực hành những mẹo mà tôi đã đề nghị, hãy cố gắng thả lỏng, tự tin, và thể hiện thật tốt những cảm giác tích cực nhất có thể.

Chuẩn bị trước các câu hỏi và câu trả lời cho buổi phỏng vấn của bạn

Hãy lập một danh sách các câu hỏi bạn muốn nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn và những câu mà bạn không muốn trả lời. Bạn phải chuẩn bị thật kĩ càng cho những câu trả lời của mình. Hãy thử trả lời như đang trong một buổi phỏng vấn thực sự. Bạn có thể nhờ một người bạn thân, đồng nghiệp, cố vấn hoặc người hướng dẫn của mình đóng vai nhà tuyển dụng để có thể chuẩn bị tâm lý quen với một buổi phỏng vấn. Một điểm quan trọng bạn cần tránh đó là đừng đi quá xa khỏi những thông tin nhà tuyển dụng muốn biết! Giả sử khi họ hỏi bạn “ Hãy giới thiệu sơ qua về bản thân bạn” thì đó có nghĩa là “Hãy cho chúng tôi biết bạn có thể đem lại gì cho công ty chúng tôi”. Hoặc như khi họ hỏi bạn: “Trong quá trình làm việc, bạn có gặp phải khó khăn nào không và bạn giải quyết chúng như thế nào?” thì nó có nghĩa là : “ Bạn có phải là người chủ động và có trách nhiệm trong công việc không?”

Hãy chuẩn bị những bước trên cho buổi phỏng vấn của bạn. Những câu trả lời của bạn phải là thật, nhưng bên cạnh đó còn phải thể hiện được khả năng cũng như những kinh nghiệm của bạn. Đó là những tiêu chuẩn đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng như: Kỹ năng tổ chức, kỹ năng cá nhân hay tính kiên định và óc sáng tạo.

Hãy kể một câu chuyện

Hãy trả lời một vài câu hỏi của nhà tuyển dụng bằng một câu chuyện. Việc kể chuyện cho phép bạn có thể minh họa những khả năng của mình tốt hơn là trực tiếp miêu tả chúng. Mọi câu chuyện đều phải có phần mở đầu, thân bài và kết thúc.Khi áp dụng vào phạm trù kinh tế, chúng tương ứng với 3 mục sau:

Đặt vấn đề (mở đầu): Bạn nhận thấy hoặc giáp mặt với một thử thách, một sự phê bình hoặc một nhu cầu không được đáp ứng

Hành động (thân bài) : Sau khi suy nghĩ và tìm kiếm thông tin phù hợp, kết hợp với bàn bạc hay thử nghiệm, bạn vạch ra những kế hoạch mà bạn cho rằng khả thi nhất.

Kết quả (kết thúc) : Nhờ vào sự động viên, tầm nhìn, trí khôn ngoan và những sáng kiến của bạn mà vấn đề đó đã được giải quyết triệt để. (Bạn không cần phải nói về vai trò của mình, câu chuyện của bạn đã minh họa chi tiết cho điều đó.)

Những câu chuyện hay có thể minh họa cho một loạt những phẩm chất và khả năng của bạn.

Bởi vậy hãy cố gắng tìm ra 2 hoặc 3 câu chuyện thật hay, và thực hành kể chúng thật hiệu quả. ( Đừng cố gắng ghi nhớ chúng, hãy cố gắng thật thoải mái với những gì bạn tiếp nhận và trình bày)

Sau đó, trong suốt buổi phỏng vấn, hãy thật tập trung để tìm xem trường hợp nào có thể vận dụng câu chuyện mình đã chuẩn bị không. Cuối cùng, hãy kể câu chuyện ấy cho họ nghe theo một cách thật bình thường như trong một cuộc hội thoại.

Quan trọng nhất là hãy tập trung vào người phỏng vấn

Thực hành nhìn vào mắt của người phỏng vấn. Phản ứng của họ sẽ chỉ cho bạn thấy nên rút ngắn câu trả lời hay nên chi tiết hóa nó hơn, nên sôi nổi hơn hay nên điềm tĩnh hơn và cả những vấn đề khác nữa. Bạn cũng nên chuẩn bị một vài câu hỏi về công ty mà bạn ứng tuyển. Hãy hỏi họ những vấn đề mà bạn không tìm hiểu được trên mạng. Bạn có thể thực hành hỏi cảm giác ngay với người đã phỏng vấn mình.

Và trên hết, hãy nhớ rằng bạn đang nói chuyện với một người. Bạn càng tập trung suy nghĩ của mình về họ, bạn càng cảm thấy tự tin hơn khi đối thoại. Bạn càng tự tin nói chuyện, bạn càng thả lỏng hơn. Và khi càng cảm thấy thả lỏng hơn, bạn càng có thể thể hiện những mặt tốt nhất và hấp dẫn nhất của mình.

Một điểm quan trọng nữa đó là bạn không thể nào lường trước được kết quả của buổi phỏng vấn. Thậm chí dù bạn có thể hiện bản thân thật tốt, bạn cũng có khả năng không được nhận vì những lý do chẳng liên quan gì đến bạn hay người mà bạn đang nói chuyện. Vì vậy, bạn cũng có thể cố gắng “đá” lại một chút, nhìn vào nhà tuyển dụng, và nói chuyện với họ. Điều đó không hề gây tổn thương đâu, ngược lại nó còn có thể giúp bạn đấy!

Bài viết này được trích từ cuốn sách Speak like yourself… No, Really! Follow your Strengths and Skills to Great Public Speaking của tác giả Jezra. Cô cũng là cựu chuyên gia diễn thuyết và viết sách của Fortune 500 và là người sáng lập Speach up for Success.

Theo interview.vn

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

1,004 lượt xem