Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

Chia Sẻ Kinh Nghiệm Thi Nói Và Viết IELTS Cực Hay

Lời khuyên của mình dành cho các bạn đi thi Nói và Viết IELTS là: Đừng luyện Nói/Viết theo kiểu IE, mà hãy tập trung vào “tam trụ” NGỮ ÂM, TỪ VỰNG, và NGỮ PHÁP, dù bạn có ở giai đoạn nào của quá trình ôn thi. Rất nhiều người tự tin khi bước ra khỏi phòng thi Nói vì ứng khẩu linh hoạt với giám khảo, trả lời tự tin, trôi chảy, và đặc biệt là vì trúng tủ – đề thi rơi vào đúng chủ đề quen thuộc. Tuy nhiên, đến lúc nhận kết quả thì ngỡ ngàng vì điểm ko được như mong đợi mà ko rõ lý do vì sao.

Điều mà nhiều người không nhận ra là IELTS-là-một-bài-kiểm-tra-về-ngôn-ngữ! Người chấm thi được đào tạo hàng loạt (như 1 cái máy) để đánh giá bài nói của các bạn trên các phương diện từ vựng, ngữ pháp, ngữ âm, và phát triển ý, chứ không phải trên phương diện hiểu biết chuyên môn. Thế nên cho dù bạn gặp chủ đề quen thuộc mà 1 hay vài trong số các yếu tố kể trên ko đạt yêu cầu thì bạn cũng khó đạt điểm cao. Ngược lại, với chủ đề xa lạ, cơ hội đạt được điểm tốt của bạn vẫn rất cao, nếu như các bạn:

+ Huy động một lượng lớn (nhưng phải có logic) TỪ VỰNG. Ý mình là từ vựng giao tiếp/học thuật chứ ko fải từ vựng chuyên môn.

+ Sử dụng nhiều cấu trúc NGỮ PHÁP tiếng Anh nhưng phải đảm bảo chắc chắn rằng mình biết sắc thái ý nghĩa của chúng. Nhiều bạn quá lạm dụng idioms rồi phrasal verbs sẵn có – đúng là dùng chuẩn thì gây ấn tượng mạnh, nhưng nếu dùng sai thì sẽ dẫn đến hiểu nhầm.

+ Phát âm chuẩn và nói trôi chảy. Các bạn nên phân biệt giữa nói trôi chảy và nói nhanh. Mình tin rằng người nói chậm rãi, từ tốn nhưng đúng ngữ pháp sẽ đc đánh giá cao hơn người nói nhanh nhưng sai ngữ pháp tùm lum.

Cả hai lần đi thi mình đều ôn rất ít thời gian. Nói là “ít” thì không hẳn, bởi “ôn” IELTS chính thống thì đúng là ôn trong thời gian ngắn thật, nhưng trước đó mình đã giành hàng trăm, hàng ngàn giờ để cày cục tiếng Anh tổng quát rồi. Minh giành toàn thời gian học ngữ pháp, từ vựng, và ngữ âm một cách vô cùng bài bản và tỉ mỉ. Học là cứ học thôi, vì thấy hứng thú và thấy tiếng Anh nó hay thực sự, chứ lúc ấy cũng chẳng biết IE là cái gì.

Về cách học ngữ pháp, cách tư duy của mình là: khái niệm “khó” của tiếng Anh nó khác xa với khái niệm “khó” của Toán, Lý, và Hóa. Để giải được 1 bài toán hóc búa về giá trị riêng (eigenvalues) chẳng hạn, bạn cần hàng tỉ tỉ kiến thức đi đằng trước, và cần rất nhiều sự sáng tạo. Trong khi do, đối với tiếng Anh, để hiểu những hiện tượng ngữ pháp nâng cao thì cũng chỉ cần biết, cần học 1 mạch (tuyến tính) là xong. Do đó, mình không học theo chu trình phổ biến: họcc cơ bản – học hết cơ bản mới chuyển lên trung cấp – rồi cuối cùng mới nâng cao. Thay vào đó, với mọi chủ đề ngữ pháp (chỉ có khoảng gần 30 chủ đề chứ mấy), mình học thẳng một mạch từ cơ bản đến nâng cao luôn – tức là đến chủ đề nào thì mình sưu tầm tài liệu về chủ đề đó, đọc ngấu đọc nghiến đến khi thực sự hiểu thì thôi, ghi chép một cách khoa học (để sau này xem lại). Mỗi chủ đề thì mình “tụng kinh” trong vài ngày đến khi thật ngấm rồi mới sang chủ đề khác. Cứ thế, cứ thế, qua ngày qua tháng, vốn tiếng Anh của mình được xây dựng và phát triển lúc nào không h 

Còn về từ vựng thì trước hết mình tích một lượng tương đối vốn từ học thuật, thông qua sách Advanced Language Practice (nếu bạn thấy sách này nâng cao quá thì có thể học từ bất cứ quyển sách nào mà bạn thích, “Vocab for IELTS” chẳng hạn). Từ nào cảm thấy khó nhớ thì mình dùng flashcard tự chế (cắt giấy A4 làm 8 mảnh, mặt trước ghi từ, mặt sau ghi ví dụ và các collocations có liên quan), nhưng dù thế nào, mình luôn học trong văn cảnh chứ ko bao h chỉ học mỗi nghĩa từ điển. Sau khi có nền tảng từ vựng tương đối ổn rồi, mình chuyển lên học các thể loại từ vựng siêu khó như từ vựng trong SAT hay GRE (2 kỳ thi giành cho cả sinh viên bản xứ và sinh viên quốc tế). Rất may là trong quá trình học, mình ko bị dao động chút nào hết, nên kiến thức xâm nhập một cách tự nhiên và bám rất chắc. Mình ko bao giờ có suy nghĩ “Ôi xời, mấy cái từ vớ vẩn này người bản xứ cũng chẳng dùng, huống chi là mình,” mà suy nghĩ “Học được từ nào thì…ấm vào thân từ ấy thôi. Biết đâu có 1 lúc nào đó lại chả cần những từ đó?” Trong mọi trường hợp, mình tiếp cận tiếng Anh một cách rất say mê, chứ ko bao h có cảm giác ép buộc. Chắc cũng vì thích học và học sâu mà mình rất hiếm khi quên từ và/hoặc quên sắc thái của từ, kể cả những từ mà mấy tháng/mấy năm ko động đến.

Hi vọng vài dòng tản mạn trên có thể khơi dậy phần nào động lực TỰ HỌC cho các bạn. Nếu thấy bài viết có ý nghĩa, các bạn like, share, hay động viên mình vài câu nhé tongue emoticon :))). Ở “xứ người” buồn lắm cry emoticon Cảm ơn các bạn và chúc các bạn học tốt!

P.S: Vì vấn đề bản quyền nên mình ko chia sẻ sách Advanced Language Practice đc (nhưng mình check rồi, các bạn google 1 fát là ra ngay!). Một số bạn có inbox mình để hỏi về bài mẫu IELTS do chính mình viết, nhưng thực sự là mình ko có (chứ ko fải giấu nghề gì đâu :(( ). Mình thi IELTS rất…”tưng tửng.” Ôn IELTS trong hơn 1 tuần và ôn Viết trong 2-3 ngày, bởi trước đó nền tiếng anh của mình đã rất khá, thông qua quá trình mưa dầm thấm lâu mình đã nói ở trên. Mình xin gửi “tạm” các bạn tham khảo 2 bài luận môn Văn (ko fải IE) mà mình viết kèm comment bên lề và comment tổng thể ở cuối bài của cô giáo người bản xứ. Mong các bạn thông cảm.

Enjoy! 

http://www.mediafire.com/v…/22yb471j0o7dom7/NguyenFant01.pdf

http://www.mediafire.com/…/eib25e3iz…/Nguyen_Fant_Essay2.pdf 

Nguyễn Minh Hiếu

Nguồn: Facebook – Hội luyện thi IELTS trên Scholarship Planet

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

1,571 lượt xem