Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

Chọn Nghề Bằng Cây - Cách Tìm Công Việc Cho Bản Thân Để Không Bị Chán

Với bản thân mình, cách để học nhanh nhất một chủ đề nào đó là tìm cách để chia sẻ lại, dạy lại hoặc hướng dẫn lại chủ đề đó cho người khác. Hiện tại chủ đề mình đang học là Tư vấn hướng nghiệp, và bài viết này mình sẽ chia sẻ về một lý thuyết hướng nghiệp thông dụng giúp chúng ta có thể chọn được cho bản thân một công việc khiến chúng ta vui vẻ, hài lòng khi làm công việc đó.

Về cơ bản, công việc của một người tư vấn hướng nghiệp không phải là chỉ cho chúng ta là phải chọn ngành này, phải học môn này, phải làm công việc kia. Những người tư vấn hướng nghiệp chỉ giúp trang bị cho chúng ta những kĩ năng cần thiết để chúng ta tự phát triển được kĩ năng tìm việc cho bản thân mà thôi. Để ta có thể tự xây dựng được con đường nghề nghiệp cho bản thân, ta cần phải nắm rõ được ba thứ đấy là:

 

  1. Hiểu về bản thân
  2. Hiểu về thị trường tuyển dụng
  3. Có khả năng lập kế hoạch nghề nghiệp

Bài viết hôm nay mình sẽ đi về chủ đề số một, đó là làm thế nào để hiểu rõ về bản thân hơn. Nếu các bạn hay đọc báo mạng hoặc đơn giản là nói chuyện với bạn bè xung quanh mình, đặc biệt là các em sinh viên hoặc các bạn mới ra trường, ta sẽ thấy thực trang chung bây giờ là nhiều bạn ‘hoang mang’, ‘lo lắng’ không biết mình nên làm nghề gì, mình phù hợp với công việc gì hay mình thích cái gì. Nếu bạn đọc bài viết này cũng đang có vấn đề lo lắn giống như trên, thì mình sẽ giới thiệu cho các bạn một công cụ thường được các thầy cô tư vấn hướng nghiệp sử dụng để tư vấn cho các em học sinh, đó là cây nghề nghiệp.

Ta cứ hiểu đơn giản như thế này: việc chọn nghề cũng giống như việc nuôi một cái cây (các bạn đều biết cách chăm cây hết chứ?). Cái cây ở đây có 2 phần: Phần gốc rễ và Phần hoa quả. Vậy để nuôi được một cái cây lớn lên, đơm hoa kết trái thì ta sẽ tưới nước, bón phân vào đâu? Bón vào rễ hay bón thẳng vào quả? Chắc chắn là phải bắt đầu từ rễ rồi. Dưới đây là hình ảnh minh hoạ của cây nghề nghiệp:

Như mình đã giải thích ở trên, để chăm cây thì ta bắt đầu từ ‘rễ’. Nhưng có vẻ việc tìm việc hiện tại của chúng mình thì lại bị ngược lại, chúng mình đang bắt đầu từ ‘quả’ trước đúng không? Bây giờ thử hỏi một vài phụ huynh và một vài bạn trẻ câu hỏi ‘Em muốn chọn một công việc như thế nào?’ , sẽ rất dễ dàng chúng ta nhận được các câu trả lời kiểu như là:

  • ‘Em muốn làm việc cho tập đoàn đa quốc gia, môi trường chuyên nghiệp…’
  • Cô muốn cho con học ngành nào ‘hot’, ra trường là có việc được luôn.
  • Em muốn tìm một công việc mức lương từ 1000$ trở lên…

Chính việc ta chỉ nhìn vào phần thân trên của cái cây khi lựa chọn công việc là nguyên nhân khiến cho các bạn trẻ chúng mình bây giờ bị hoang mang, lo lắng về tương lai nghề nghiệp. Nếu chúng mình không có khả năng chuyên môn và kinh nghiệm tốt, làm sao để vào được tập đoàn đa quốc gia đây? Bây giờ ngành Ngân hàng đang ‘hot’ và nhiều cơ hội việc làm, liệu 5 năm nữa nó có còn ‘hot’ như vậy không? Làm thế nào để biết được mức lương bao nhiêu là phù hợp với nhu cầu của bản thân? Vô vàn câu hỏi được đặt ra để khiến chúng ta ngày càng lo lắng hơn.

Vậy thay vì bớt lo lắng vì không biết mình phù hợp với ngành nghề nào, công việc gì thì chúng mình hãy ngồi lại một chút. Tắt tất cả các thiết bị di động và laptop, cầm một tờ giấy và cái bút, trả lời tất cả các câu hỏi dưới đây:

  • Sở thích của mình là gì? Mình cảm thấy vui vẻ khi làm công việc như thế nào? Những lúc rảnh rỗi mình thường làm gì?
  • Mình có kĩ năng gì trong công việc? Mình làm gì giỏi hơn các bạn khác?
  • Giá trị công việc của mình là gì? (Bạn muốn đóng góp cho xã hội, muốn kiếm nhiều tiền hay muốn được mọi người kính nể hay có lý do gì đó khác, đại loại là mục đích đi làm của chúng mình để làm gì).

Trả lời được những câu hỏi trên, ta sẽ có được một cái nhìn vững hơn về lộ trình nghề nghiệp cho bản thân.

VÍ DỤ THỰC TẾ

Một bạn nữ, sinh năm 1991, học quản trị kinh doanh tại đại học Ngoại Thương, có 2 năm kinh nghiệm đi du học ở nước ngoài. Hiện tại bạn đang làm kế toán cho một cửa hàng di động nhưng bạn không thấy công việc đó vui vẻ. Bạn ý tâm sự là bạn không biết bạn thích gì, nên tìm kiếm công việc như thế nào để vui vẻ khi làm việc. Bạn cũng thấy mức lương hiện tại (8 triệu) là hơi thấp so với những gì mà bạn kì vọng (12-15 triệu). Vậy phải làm sao?

Cách áp dụng phương pháp Cây nghề nghiệp:

Như những gì chúng mình đã phân tích ở trên, để tìm được ‘công việc khiến bản thân vui vẻ, sung sướng‘ thì ta phải phân tích từng mảng ở phần rễ của cây nghề nghiệp. Bây giờ ta cùng phân tích xem nhé:

1) SỞ THÍCH

Trước tiên ta cùng xem xem sở thích của bản thân là gì. Sở thích tức là những gì mà ta làm và khiến ta thoải mái, chứ đừng quan tâm người khác nghĩ gì. Xem xem mình thích làm việc với con người hay con số, mình thích làm việc cá nhân hay làm việc nhóm, mình thích làm gì khi ở một mình, vân vân. Sở thích phải do chính bản thân tự trả lời, không ai có thể giúp được cả.

Ngoài việc bản thân tự suy ngẫm, mình có thể làm một số bài test khám phá bản thân để tham khảo thêm. Bạn nhớ là bài test chỉ để tham khảo, chứ không chính xác hoàn toàn nhé.

2) KHẢ NĂNG

Có những thức ta thích nhưng ta không có giỏi. Mà để làm được công việc nào đó thì ta phải giỏi cái đó đã. Ví dụ mình có thích đá bóng nhưng không giỏi đá bóng chẳng hạn. Vậy thì bên cạnh việc khám phá sở thích của bản thân, ta cũng cần dành ra thời gian để xem khả năng mình có thể làm được những gì. Khả năng ở đây đơn giản là những gì mà ta biết làm và những gì ta giỏi hơn một số người khác.

Ví dụ khả năng của mình là viết lách, quảng cáo trên Facebook, nói chuyện tư vấn chẳng hạn. Khả năng của bạn là gì? Hãy thử liệt kê ra 20 khả năng của bạn nhé.

Tương tự phần sở thích, ta cũng có rất nhiều bài test để khám phá bản thân, từ đấy biết xem ta có khả năng làm cái gì.

3) GIÁ TRỊ NGHỀ NGHIỆP

Mỗi người đi làm đều có một mục đích riêng. Đương nhiên mục đích tối thượng vẫn là để kiếm tiền. Tuy nhiên bây giờ ta thử gạt việc kiếm tiền ra một bên và thử nghĩ xem, mục đích mà mình hướng đến, giá trị công việc mà mình mang đến cho công việc mình muốn làm là gì? Ví dụ ở đây có một đống các giá trị, nếu được chọn 3 giá trị quan trọng nhất trong công việc, bạn sẽ chọn cái nào:

  1.   _____ Have control/power/authority
  2.   _____ Travel often
  3.   _____ Be rewarded monetarily
  4.   _____ Be an entrepreneur
  5.   _____ Work as a team
  6.   _____ Work in a fast-paced environment
  7.   _____ Have regular work hours
  8.   _____ Set your own hours/have flexibility
  9.   _____ Be wealthy
  10. _____ Have prestige or social status
  11. _____ Have intellectual status
  12. _____ Have recognition through awards/honors/bonuses
  13. _____ Wear a uniform
  14. _____ Work in an aesthetically pleasing environment
  15. _____ Work on the edge, in a high-risk environment

Tham khảo thêm: https://www.monster.com/career-advice/article/work-values-check-list

4) TÌM HIỂU THỊ TRƯỜNG

Bước cuối cùng là ta tìm hiểu xem thị trường đang có những gì. Bây giờ các bạn đang mắc phải một vấn đề đó là chúng ta nhìn vào bề nổi nhiều quá. Chúng ta cứ nói là thích làm Kế toán, thích làm Truyền thông, thích làm Marketing mà chưa hiểu rõ là bên trong ngành nghề đó có những vị trí gì cụ thể. Ví dụ trong Marketing thì có vô vàn các vị trí nhỏ hơn như Copywriter, Account Planner, Brand Supervisor, vân vân và mây mây. Vậy nên việc chúng ta cần làm là dưới mỗi một ngành nghề mà chúng ta đang quan tâm, hãy xem xem có những vị trí nào dưới đó, mỗi vị trí thì đòi hỏi bao nhiêu năm kinh nghiệm, công việc làm trong đó là gì, mức lương là bao nhiêu, vân vân.

Để tìm hiểu được thì ta có thể tham khảo tài liệu lương của Adecco tại đây.

 

Theo anhtuanle.com

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

8,150 lượt xem