Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

Chủ Nghĩa Tiền Tệ: In Tiền Để Kìm Hãm Lạm Phát

Bài viết này sẽ nghiên cứ sự nổi lên của phương pháp tiếp cận theo chủ nghĩa tiền tệ dễ dãi để kiểm soát lạm phát, đồng thời đề cập tới những người đề xướng nên nó, cũng như thành công và thất bại của chủ nghĩa này.

Hãy hình dung bạn là chủ nhà của một bữa tiệc tối mời toàn các nhà kinh tế, nơi không có một ai vui vẻ cả (viễn cảnh này có lẽ không phải là điều khó tưởng tượng). Có hai trường phái tư duy cạnh tranh với nhau về cách mà ta có thể cải thiện tình hình bữa tiệc đó. Các nhà kinh tế học theo trường phái Keynesian trong phòng sẽ khởi sướng các trò chơi trong bữa tiệc cùng đồ ăn nhẹ, và sau đó đưa mọi người vào một trò sôi động như là Twister. Trong khi đó, Milton Friedman và những người bạn cùng theo chủ nghĩa tiền tệ lại có một giải pháp khác. Kiểm soát rượu, và để cho bữa tiệc tự nó diễn biến.

Tất nhiên, việc cải tổ nền kinh tế phức tạp hơn rất nhiều việc khuấy động một bữa tiệc dở tệ, nhưng câu hỏi cơ bản là như nhau: Liệu có nên can thiệp khi mọi thứ đang đi chệch hướng, hay là ngăn chặn vấn đề ngay từ ban đầu? Bài viết này sẽ nghiên cứ sự nổi lên của phương pháp tiếp cận theo chủ nghĩa tiền tệ dễ dãi để kiểm soát lạm phát, đồng thời đề cập tới những người đề xướng nên nó, cũng như thành công và thất bại của chủ nghĩa này.

Các vấn đề cơ bản của chủ nghĩa tiền tệ

Chủ nghĩa tiền tệ là một lý thuyết kinh tế vĩ mô được sinh ra khi người ta quay sang chỉ trích trường phái kinh tế học Keynes. Nó được đặt tên như vậy bởi vì nó tập trung vào vai trò của tiền trong nền kinh tế. Điều này khác hẳn so với kinh tế học Keynes - là trường phái nhấn mạnh vai trò của chính phủ trong nền kinh tế thông qua chi tiêu công thay vì nhấn mạnh vào chính sách tiền tệ. Đối với các nhà kinh tế ủng hộ chính sách tiền tệ, điều tốt nhất cho nền kinh tế là phải để mắt đến nguồn cung tiền và để cho thị trường tự diễn biến: theo lý thuyết này thì, cuối cùng thị trường sẽ xử lý hai vấn đề lạm phát và thất nghiệp hiệu quả hơn.

Milton Friedman, nhà kinh tế học đoạt giải Nobel từng ủng hộ cách tiếp cận Keynes- là một trong những người đầu tiên tách ra khỏi các nguyên tắc vốn được chấp nhận rộng rãi. Trong một nghiên cứu của ông, "Lịch sử tiền tệ của Hoa Kỳ, 1867-1960" (1971) - đây là một sự hợp tác với nhà kinh tế học Anna Schwartz, Friedman đã lập luận rằng chính sách tiền tệ kém cói của Cục Dự trữ Liên bang đã dẫn đến cuộc Đại Suy thoái của Hoa Kỳ, chứ không phải là vấn đề trong hệ thống tiết kiệm và ngân hàng. Ông lập luận rằng các thị trường tự hướng đến một trung tâm ổn định, và một nguồn cung tiền không phù hợp đã gây ra việc thị trường náo loạn. Với sự sụp đổ của hệ thống Bretton Woods vào đầu những năm 1970 và sự gia tăng cả về thất nghiệp lẫn lạm phát, các chính phủ đã chuyển qua chủ nghĩa tiền tệ để giải thích cho các vấn đề họ đang phải đối mặt. Chính lúc này, trường tư tưởng kinh tế này trở nên phổ biến hơn.

Chủ nghĩa tiền tệ có một số nguyên lý chính:

  • Việc kiểm soát cung tiền là chìa khoá để thiết lập những kỳ vọng kinh doanh và để chống lại những ảnh hưởng của lạm phát;

  • Kỳ vọng của thị trường về lạm phát ảnh hưởng đến lãi suất;

  • Lạm phát luôn bị tụt hậu sau ảnh hưởng của sự thay đổi trong sản xuất;

  • Điều chỉnh chính sách tài khóa không có ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế. Thay vào đó, sử dụng các động thái thị trường sẽ hiệu quả hơn khi đưa ra quyết định;

  • Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên tồn tại; cố gắng hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp dưới mức đó sẽ gây ra lạm phát.

Lý thuyết về lượng tiền

Cách tiếp cận của các nhà kinh tế học cổ điển về tiền cho rằng số tiền sẵn có trong nền kinh tế được xác định bằng phương trình trao đổi:

MV = PT

Trong đó:

  • M = số tiền hiện đang lưu hành trong một khoảng thời gian nhất định;

  • V = "vận tốc" của tiền (các chi tiêu được dùng thường xuyên thế nào và quay vòng ra sao trong một thời điểm);

  • P = mức giá trung bình;

  • T = giá trị chi tiêu hoặc số lượng giao dịch.

Các nhà kinh tế đã kiểm tra công thức trên và tìm thấy rằng vận tốc của tiền, V, thường giữa tương đối ổn định sau một khoảng thời gian. Do đó, sự gia tăng M sẽ dẫn đến sự tăng lên của P. Từ đó, khi cung tiền tăng lên, thì lạm phát cũng sẽ tăng theo. Lạm phát làm tổn thương nền kinh tế bằng cách khiến cho hàng hoá trở nên đắt đỏ, làm hạn chế chi tiêu của người tiêu dùng cũng như các doanh nghiệp. Theo Friedman, "lạm phát luôn luôn và ở mọi nơi là một hiện tượng tiền tệ". Trong khi các nhà kinh tế theo phương pháp tiếp cận Keynes dù không phủ nhận hoàn toàn vai trò cung tiền đối với tổng sản phẩm quốc nội (GDP), nhưng họ cảm thấy rằng thị trường sẽ mất nhiều thời gian hơn để phản ứng với những điều chỉnh. Những người ủng hộ chủ nghĩa tiền tệ lại cho rằng các thị trường sẽ thích nghi dễ dàng hơn khi có nhiều vốn hơn.

Cung tiền, lạm phát và quy tắc k-phần trăm

Đối với Friedman và những người ủng hộ chủ nghĩa tiền tệ khác, vai trò của một ngân hàng trung ương là cần phải hạn chế hoặc mở rộng việc cung cấp tiền trong nền kinh tế. "Cung tiền" là số tiền mặt trên thị trường, nhưng theo định nghĩa của Friedman thì "tiền" được mở rộng bao gồm các tài khoản tiết kiệm và các tài khoản theo yêu cầu khác.

Nếu cung tiền mở rộng nhanh chóng, thì tỷ lệ lạm phát sẽ tăng lên. Điều này làm cho hàng hóa đắt hơn cho các doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng và đặt áp lực lên nền kinh tế, dẫn đến một cuộc suy thoái và thậm chí là một cuộc đại suy thoái. Khi nền kinh tế đạt đến mức thấp này, ngân hàng trung ương có thể làm trầm trọng thêm tình hình với việc không cung cấp đủ tiền. Nếu các doanh nghiệp - chẳng hạn như các ngân hàng và các định chế tài chính khác - không muốn cung cấp tín dụng cho người khác, có thể dẫn đến tình trạng khủng hoảng tín dụng.

Điều này đơn giản có nghĩa là không đủ tiền để đầu tư mới và tạo ra việc làm mới. Theo chủ nghĩa tiền tệ, bằng cách đổ thêm tiền vào nền kinh tế, ngân hàng trung ương có thể khuyến khích đầu tư mới và tăng sự tự tin trong cộng đồng các nhà đầu tư.

Friedman ban đầu đề xuất rằng ngân hàng trung ương đặt mục tiêu cho tỷ lệ lạm phát. Để đảm bảo ngân hàng trung ương đạt được mục tiêu này, ngân hàng sẽ tăng nguồn cung tiền theo một tỉ lệ nhất định mỗi năm, bất chấp nền kinh tế đang ở giai đoạn nào của chu kỳ kinh doanh. Đây được gọi là quy tắc k-phần trăm.

Điều này có hai tác động chính: nó loại bỏ khả năng của ngân hàng trung ương trong việc thay đổi tỷ lệ mà tiền được bổ sung vào nguồn cung tổng thể đồng thời nó cho phép các doanh nghiệp thám thính những bước đi tiếp theo của ngân hàng trung ương. Công tác này sẽ rất hiệu quả trong việc hạn chế thay đổi vận tốc tiền (V). Mức tăng cung tiền hàng năm sẽ tương ứng với tốc độ tăng trưởng tự nhiên của GDP 

Những kỳ vọng

Các chính phủ cũng có những kì vọng riêng của họ. Đường cong Phillips thường được các nhà kinh tế sử dụng để giải thích mối quan hệ giữa thất nghiệp và lạm phát và kỳ vọng rằng lạm phát sẽ tăng lên (dưới hình thức tiền lương cao hơn) khi tỷ lệ thất nghiệp giảm. Đường cong chỉ ra rằng chính phủ có thể kiểm soát tỷ lệ thất nghiệp, dẫn đến việc sử dụng phương pháp tiếp cận của Keynes trong việc tăng tỷ lệ lạm phát để giảm tỷ lệ thất nghiệp. Vào đầu những năm 1970, khái niệm này gặp vấn đề khi cả tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát đều ở mức cao.

Friedman và những người ủng hộ chủ nghĩa tiền tệ khác đã nghiên cứu vai trò của kỳ vọng về tỷ lệ lạm phát; đặc biệt là các cá nhân sẽ mong đợi mức lương cao hơn nếu lạm phát tăng lên. Nếu chính phủ cố gắng hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp bằng cách tăng tổng cầu (thông qua chi tiêu công) sẽ dẫn đến lạm phát cao hơn và cuối cùng là các doanh nghiệp sẽ vẫn phải sa thải nhân viên tạm thời được thuê để đáp ứng nhu cầu đó. Điều này sẽ xảy ra bất cứ khi nào chính phủ cố gắng giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống dưới một điểm nhất định, thường được gọi là tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên. 

Khám phá này có một hiệu ứng rất là quan trọng: các nhà theo chủ nghĩa tiền tệ biết rằng trong ngắn hạn, thay đổi cung tiền có thể làm thay đổi nhu cầu, nhưng về lâu dài, sự thay đổi này sẽ giảm xuống khi người ta dự đoán lạm phát sẽ tăng lên. Nếu thị trường kỳ vọng lạm phát trong tương lai sẽ cao hơn, nó sẽ giữ lãi suất của thị trường mở ở mức cao.

Chủ nghĩa tiền tệ trong thực tiễn

Chủ nghĩa tiền tệ nổi lên từ những năm 70 của thế kỉ 20, đặc biệt là ở Hoa Kỳ. Trong thời gian này, cả lạm phát và thất nghiệp đều gia tăng, trong khi nền kinh tế thì chững lại. Paul Volcker được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng Dự trữ Liên bang vào năm 1979, phải đối mặt với nhiệm vụ khó khăn trong việc kiềm chế lạm phát lan rộng do giá xăng dầu cao và sự sụp đổ của hệ thống Bretton Woods. Ông chủ trương hạn chế sự tăng trưởng của cung tiền (giảm "M" theo phương trình trao đổi) sau khi ông bỏ qua chính sách sử dụng các mục tiêu lãi suất trước đó. Mặc dù sự thay đổi này đã giúp tỷ lệ lạm phát giảm xuống từ hai con số nhưng nó đã có tác động tiêu cực, đẩy nền kinh tế rơi vào suy thoái khi lãi suất leo thang.

Kể từ sự nổi lên của chủ nghĩa tiền tệ vào cuối thế kỉ 20, một khía cạnh quan trọng của cách tiếp cận cổ điển đối với chủ nghĩa tiền tệ vẫn còn giữ nguyên: quy định nghiêm ngặt áp dụng lên các ngân hàng ngân hàng. Friedman và những người ủng hộ chủ nghĩa tiền tệ khác đã có tầm nhìn về việc các chính phủ cũng như ngân hàng trung ương sẽ kiểm soát chặt các khoản dự trữ của các ngân hàng; tuy nhiên điều này đã không thể thực hiện được khi thị trường tài chính xảy ra còn hoạt động tài chính của các công ty ngày càng tinh vi.

Vì mối quan hệ giữa lạm phát và cung tiền đã trở nên lỏng lẻo hơn, các ngân hàng trung ương đã ngừng tập trung vào các mục tiêu tiền tệ thay vào đó quay sang các mục tiêu lạm phát. Công việc này được giám sát bởi ông Alan Greenspan, một người ủng hộ chủ nghĩa tiền tệ , điều này được thể hiện trong quan điểm của ông xuyên suốt gần 20 năm giữ chứ Chủ tịch Fed.

Ý kiến trái chiều về chủ nghĩa tiền tệ

Các nhà kinh tế ủng hộ cách tiếp cận của Keynes là một trong số những đối thủ lớn nhất của chủ nghĩa tiền tệ, đặc biệt là sau khi các chính sách chống lạm phát đầu những năm 1980 dẫn tới một cuộc suy thoái. Những người phản đối chỉ ra rằng Cục Dự trữ Liên bang đã không đáp ứng được nhu cầu về tiền, dẫn đến lượng vốn khả dụng bị giảm. 

Các chính sách kinh tế, cũng như các học thuyết đang cố gắng giải thích liệu chúng có tác dụng hay không, và tại sao chúng cần phải luôn thay đổi điều chỉnh. Một trường phái tư tưởng có thể phân tích giải thích một khoảng thời gian nhất định rất tốt, sau đó thất bại trong các so sánh ở tương lai. Mặc dù chủ nghĩa tiền tệ đã có chuỗi những thành công trong quá khứ, nhưng nó vẫn là một trường phái tư tưởng tương đối mới, và rất có thể cũng sẽ chịu sự điều chỉnh trong thời gian tiếp theo.

Theo saga.vn

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

400 lượt xem