Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

Content Marketing: Tất Tần Tật (Phần 1)

Tôi đoán rằng cũng sẽ không quá 300 người đọc bài viết này và nó cũng là lý do tôi lưỡng lự để tổng hợp, sắp xếp trong trải nghiệm thực tế và viết nó ra.
Thực sự thì tôi không hy vọng các bạn chuyên gia ngoài kia đọc, tôi chỉ hy vọng những người đang làm cùng tôi thực sự hiểu về content marketing, thực sự cảm nhận về sức mạnh và giá trị của nó, thực sự biết cách làm sao để ứng dụng được nó, thực sự nghĩ mới, nghĩ khác về sức mạnh của những xu thế marketing đương đại, để không bị lỡ nhịp, để không mất tiền ngu, để bản thân mình khôn ngoan và thời thượng hơn. Content is the king, và người làm tiếp thị trong thời đại mới sẽ dùng thứ nguyên liệu cực kỳ lợi hại này kèm theo những công cụ Automation thần thánh (công cụ có sẵn tận răng tận lợi, nhưng vì lý do kém hiểu biết nào đó mà ta không biết), dưới sự trợ giúp của mạng xã hội và SEO, có thể sinh ra cả ngàn đơn hàng/đăng ký mỗi ngày, với một chi phí gần như 0 đồng!
Tôi đã trải nghiệm quá đau thương và đủ thấm thía về cách tư duy, tâm thế ứng dụng và sự quyết liệt trong triển khai về cùng một vấn đề trong việc sử dụng content marketing, inbound marketing cho các dự án, cùng là một phương pháp luận và tư duy triển khai, nhưng có team thất bại thảm hại, có team lại rất thành công.
Bài học nằm ở tư duy, phương pháp luận và khả năng thực thi đến cùng! Sai đúng chỉ là tương đối!
Content Marketing là một trong những lĩnh vực có mức tẳng trưởng và sự quan tâm cao nhất đã khuấy đảo trong những năm gần đây về thế giới tiếp thị số (digital marketing).
Sự thay đổi hành vi tiêu dùng là một trong những lý do chính cho sự bùng nổ này. Ngày nay, người tiêu dùng không còn là người thụ động nữa và không còn muốn cho phép quảng cáo gây ra gián đoạn trên báo chí nữa.
Phản ứng với những thay đổi này của các nhà quảng cáo là những cách hiểu mới về tiếp thị, trong đó người tiêu dùng là những người tìm kiếm thương hiệu và tương tác với thương hiệu theo cách đồng thuận mà không có sự gián đoạn không mong muốn.
Trong suy nghĩ hiện tại là inbound marketing, permission marketing và content marketing, mặc dù cùng có phương pháp luận tương tự nhưng vẫn có nhiều sắc thái và sự khác biệt cũng như sự kết hợp vi diệu giữa chúng.
Trending of Content Marketing & Inbound Marketing in last 5 years
Mục tiêu của bài viết này là hướng dẫn tổng quan về lý thuyết và thực tiễn để tiếp thị nội dung (content marketing) bao gồm các định nghĩa chính, thực tiễn tốt nhất, ý tưởng và mọi thứ cần thiết để lập kế hoạch, triển khai và đo lường chiến lược tiếp thị nội dung (content marketing).

Content marketing là gì?

Đây là một chiến lược tiếp thị kỹ thuật số bao gồm việc tạo và xuất bản nội dung có chất lượng và mang tính thông tin (phi thương mại) cho đối tượng khách hàng mục tiêu. Mục tiêu là: tạo ra sự tin tưởng, trở thành nơi/người đồng hành tin cậy trong lĩnh vực, để gia tăng lưu lượng truy cập, để được xuất hiện/định vị trong tâm trí của người tiêu dùng, và nhớ đến thương hiệu của bạn đầu tiên.
Hay như cách của GAM7 thì content marketing là:
Content Marketing (tôi sẽ không dịch ra tiếng Việt) là cách tiếp thị sử dụng các nội dung hấp dẫn, thú vị, có giá trị và liên quan đến người dùng. Bằng việc cung cấp thông tin, nội dung hữu ích liên quan đến khách hàng tiềm năng nhằm thúc đẩy việc bán hàng và tạo ra lợi nhuận. Trong hoạt động marketing truyền thồng, doanh nghiệp thường cố gắng liên tục nói về bản thân sản phẩm của mình để từ đó thúc đẩy khách hàng mua hàng, còn content marketing thì cung cấp nội dung để truyển tải và đào tạo các giá trị hữu ích đi một cách từ từ vào tâm trí của khách hàng, từ đó thúc đẩy và định hình dần nhu cầu cần mua và tiến tới những hành động mua hàng một cách rất tự nhiên, nó cũng giúp thương hiệu của bạn được định vị sâu vào tâm trí khách hàng. Nó sẽ tạo ra các trải nghiệm về giá trị thú vị của khách hàng khi nghĩ về thương hiệu của bạn.
Phải hiểu rằng từ quan điểm của người tiêu dùng, ban đầu, người tiêu dùng đang ở giai đoạn đầu của chu kỳ mua hàng: anh ta đang tìm kiếm thông tin và chưa sẵn sàng mua hàng. Do đó, giao tiếp không thể mang tính thương mại và người sử dụng sẽ ít có xu hướng chú ý tới những nội dung KHÔNG có tính giáo dục và giá trị đối với anh ta.
Từ quan điểm của thương hiệu, người tiêu dùng sẽ được đưa vào đầu của phễu marketing ("Top of the Funnel") và được đào tạo và nuôi dưỡng cho đến khi họ sẵn sàng mua hàng và trở thành khách hàng, từ đó sẽ kích hoạt tiếp customer’s journey (hành trình của khách hàng) giúp gia tăng các hoạt động sau bán hàng như quay trở lại mua hàng lần 2-3, up-selll, cross-sell.

Xác định khách hàng mục tiêu

Trước khi viết những từ đầu tiên, điều quan trọng là xác định ai sẽ tiêu thụ nội dung của bạn và hiểu rõ mục tiêu của chiến dịch. Bước đầu tiên là tạo hình mẫu đại diện (personas) cho đối tượng khách hàng của bạn. Đây là cơ sở không chỉ cho kế hoạch tiếp thị nội dung, mà còn cho toàn bộ chiến lược tiếp thị. Nó được xác định dựa vào những thứ sau:
  • Demography : giới tính, độ tuổi, nơi sinh sống, mức thu nhập, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, ...
  • Tastes and Style : giá trị, sở thích, lo lắng, thói quen, phong cách sống, cá nhân, ...
  • Tương tác với internet : loại người dùng, họ hay truy cập site gì, hay sử dụng mạng xã hội nào, hay đọc trang types of users, trang thông tin và blog tư vấn nào, các thiết bị yêu thích, ...
  • Thói quen tiêu dùng

Chiến thuật nội dung trong các giai đoạn khác nhau

Nội dung là một phần căn bản của từng giai đoạn thông qua đó người tiêu dùng chuyển từ nhận thức được nhu cầu cho đến khi anh ta ra thực hiện quyết định mua hàng. Vì vậy, nếu người tiêu dùng đi qua một vài giai đoạn, nội dung phải được lên kế hoạch cho phù hợp:
Top of the Funnel Content (TOFU) or content for the top of the funnel
Mục đích của nội dung đó là tiếp cận mọi người vào đầu chu kỳ mua hàng. Vào thời điểm người tiêu dùng nội dung này phải là 100% xu hướng giáo dục và 0% thương mại và phải trả lời các câu hỏi có thể có trong gian đoạn này. Mục tiêu của nội dung này là đạt được sự hình dung, tăng lượng truy cập, xây dựng hình ảnh thương hiệu, bước vào giáo dục tâm trí khách hàng và mở toang cánh cửa tương tác giữa thương hiệu và người tiêu dùng.
  • Đặc tính: Đây là loại nội dung sẽ mang lại phần lớn lưu lượng truy cập và sẽ phục vụ để đẩy lên các mạng xã hội. Đồng thời là nguyên liệu cho các chiến dịch tiếp thị với xu hướng giáo dục qua email.
  • Nội dung ví dụ: blog posts, ebooks, infographics, videos (short), basic guides, checklists.
Middle of the Funnel Content (MOFU) : Là loại nội dung dành cho người tiêu dùng đang bắt đầu nhận được các thông báo về các sự lựa chọn (họ đã có "danh sách rút gọn" của riêng họ), họ cần tìm kiếm thêm các thông tin đánh giá cho những lựa chọn đó. Đây là nội dung mang tính giáo dục 50% và thương mại 50%. Một số ví dụ về nội dung loại này có thể là: câu chuyện thành công, video dài hơn hoặc hội thảo trên web.
Bottom of the Funnel Content (BOFU): Là loại nội dung dành cho người tiêu dùng đã nhận thức được đầy đủ về thông tin của sự lựa chọn và sẵn sàng để mua hàng. Mục đích là để sản phẩm/dịch vụ của chúng ta trở thành lựa chọn duy nhất trong danh sách ưa thích của khách hàng. Nó là loại nội dung mang tính thương mại 100%. Một số ví dụ: coupons, offers, proposals, demos or brochures.

Lập kế hoạch

1. Brainstorming: lập một danh sách các ý tưởng
Trước khi bắt đầu viết, bạn nên dừng lại để suy nghĩ về nội dung sẽ được tạo ra và để lập kế hoạch là ai, khi nào, tại sao và nó sẽ như thế nào, cách xuất bản nội dung này nên các mạng xã hội, cách gây thú vị cho người đọc và tối ưu với các công cụ tìm kiếm. Một số mẹo để đưa ra danh sách các ý tưởng:
  • Sử dụng danh sách từ khóa dùng để truyền cảm hứng cho bạn.
  • Trả lời các câu hỏi sau: Loại nội dung nào phổ biến nhất trong ngành/lĩnh vực của bạn? Các blog có liên quan nhất viết gì trong lĩnh vực của bạn? Điểm gì thúc đẩy người dùng nhất?
  • Team tổ chức thảo luận, trao đổi liên tục để tìm ra các sáng kiến hay, độc và mới.
  • Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh và các tài liệu tham khảo từ các lĩnh vực khác.
  • Theo dõi các từ khóa trong lĩnh vực của bạn bằng Goole Alerts hoặc dùng một công cụ monitor nào đó.
  • Tạo kênh để thu thập các tin tức trong ngành hàng ngày. Bạn cũng đừng quên theo dõi các tay chơi đang dẫn đầu và đối thủ.
  • Luôn sử dụng các công cụ từ khóa và Google Trends để tìm ý tưởng mới.
2. Define the format
Có một số loại nội dung mà bạn nên xem xét trong chiến lược tiếp thị nội dung của bạn:
  • Posts: Đây là loại nội dung đầu tiên bạn nên tạo trong bất kỳ chiến lược nội dung nào vì nó là cách cơ bản và cách dễ nhất để bắt đầu. Các bài posts nên từ 1000 đến 2000 từ, tiếp cận mục tiêu thông qua các chủ đềthú vị với mức độ sâu nhất định.
  • Ebooks: Đây là loại nội dung dài hơn bài post. Nó phải thực sự thú vị, thiết thực và hữu ích để giáo dục người đọc, tạo ra sự quan tâm và thôi thúc tải xuống. Thực tiễn tốt nhất là đặt nó vào một trang đích được thiết kế riêng cho ebook đó.
Tip : Một ebook có thể là một tập các posts. Mỗi 5-6 posts bạn sẽ có đủ nguyên liệu cho một ebook, chỉ cần format lại đẹp đẽ và tạo trang đích (landing page) cho riêng nó.
  • Newsletter: Tiếp thị qua email không bao giờ chết và lỗi thời, nó là cách tiếp thị trực tuyến hiện quả và rẻ nhất để dẫn đến hoạt động mua hàng của các khách hàng tiềm năng. Đăng ký nhận bản tin dễ dàng và sử dụng cơ sở dữ liệu để đề xuất chiết khấu, khuyến mãi, tin tức ngành, cuộc thi, quảng cáo nội dung (hội thảo trên web, sách điện tử, v.v ...).
  • Infographics: Đây là một trong những công cụ tiếp thị trực tuyến thời trang nhất hiện nay. Một Infographic tốt đưa đến cùng lúc các đặc tính hay ho nhất có thể đòi hỏi từ bất kỳ loại nội dung nào: nó dễ viral, dễ chia sẻ, trực quan, và truyền tải thông tin đầy đủ và logic hơn. Ngoài ra, đó là một cách rất tốt để tạo ra inbound links nhằm hỗ trợ SEO.
  • Studies: Nghiên cứu các xu hướng, dữ liệu, khảo sát và thu thập các thông tin thú vị về thị trường của bạn và tạo ra các báo cáo, bài học rồi xuất bản chúng.
  • Webinar: Một trong các cách tốt nhất để dẫn dụ các khách hàng tiềm năng hoặc giữ các khách hàng hiện tại là tương tác trực tiếp.
  • Presentations: Đây là một cách khác để tạo ra nội dung, trong nhiều trường hợp, nó là kết quả của việc giảng dạy các khóa học hoặc bài giảng tại các hội nghị. Chia sẻ các tài nguyên này trên SlideShare và trong blog là một cách tuyệt vời để làm cho các tài nguyên này có thể tiếp cận được với nhiều người hơn.
3. Các loại nội dung hiệu quả
  1. Nội dung nhắc nhở chúng ta rằng cuộc sống rất ngắn ngủi.
  2. Nội dung nhắc nhở chúng ta rằng giấc mơ có thể thành hiện thực.
  3. Nội dung cho chúng ta nguồn cảm hứng tin tưởng vào những thứ lớn lao.
  4. Nội dung nhắc chúng ta về những gì thực sự quan trọng.
  5. Nội dung giải thích bản chất của cái gì đó.
  6. Nội dung kể về một câu chuyện.
  7. Nội dung truyền cảm hứng chúng ta làm điều gì đó.
  8. Nội dung làm chúng ta cười lớn hoặc ít nhất là mỉm cười.
  9. Nội dung làm chúng ta cảm động phát khóc.
  10. Nội dung đề cập đến một bí mật nào đó.
  11. Nội dung gây ngạc nhiên.
  12. Nội dung thúc đẩy chúng ta không từ bỏ.
  13. Nội dung nhắc chúng ta về việc chúng ta là duy nhất.
  14. Nội dung nhắc nhở chúng ta còn nhiều điều quan trọng nữa.
  15. Nội dung xác nhận sự nghi ngờ.
  16. Nội dung đặt câu hỏi về những điều được giả định.
  17. Nội dung về giáo dục và giải trí.
  18. Nội dung liên tưởng đến câu chuyện chàng tí hon David đánh bại gã khổng lồ Goliath.
  19. Nội dung cho chúng ta một góc nhìn khác.
  20. ...
Examples of content
  • View Profile
  • X common errors
  • List of benefits
  • List of things / errors to avoid
  • Establish a position opposite to something
  • Collect interesting news for your audience community
  • List of tips / tricks
  • Collect interesting videos for your audience
  • Press releases
  • Beginner's Guide
  • The difference between A and B
  • How to create / improve / get ...
  • Everything you ever wanted to know about ...
  • Curiosities
  • Alternatives to ...
  • The art of…
  • Lessons from (some famous person) to ...
4. Tạo một lịch biên tập, và trên tất cả, hãy hoàn thành chúng!
Những ý định tốt là vô ích nếu chiến lược nội dung không được thực hiện sau đó và mọi thứ ở tình trạng chẳng dở dở dang dang, chẳng ra được cái gì đủ tới. Về điều này, tốt nhất là có lịch biên tập mà mọi người đều có quyền truy cập trên Google Drive có quy định rất rõ ai chịu trách nhiệm, thời hạn và nội dung được tạo ra. Dưới đây là một số gợi ý:
  • Post title
  • Post information source (s)
  • Category within the blog
  • Objective: educate, inform, generate leads, generate traffic, generate authority, etc.
  • Length
  • Responsible for writing it
  • Ebook: if it is part of an ebook that is going to be published
  • Date published / frequency
  • Title SEO
  • Meta Description
  • URL to publish
5. Tạo hế thống quản trị và xuất bản nội dung
Cách đơn giản nhất là dùng Wordpress. Rất đơn giản là tải nó miễn phí và cài đặt trên cloud của Amazon hoặc các nhà cung cấp dịch vụ cloud giá rẻ khác như DigitalOcean.
Một khi cấu hình cơ bản đã sẵn sàng, đó là lúc để suy nghĩ về giao diện của blog, để thiết kế có hai cách: thuê một ai đó để tạo ra một thiết kế từ đầu hoặc mua một mẫu rồi sửa đổi nó để phù hợp với nhận diện doanh nghiệp của bạn.
Sau khi hoàn thành các bước ở trên, chúng ta bắt đầu thêm các chức năng vào blog, wordpress có rất nhiền plugins miễn phí cung cấp các chức năng như form, tích hợp với mạng xã hội, SEO, ...
Tối ưu cho tìm kiếm
Lập kế hoạch và tạo ra nội dung là một phần cơ bản của việc bắt đầu chiến lược tiếp thị nội dung. Nhưng phần lớn thành công nằm trong việc phân phối nội dung đó. Để làm điều này, tạo thứ hạng cho nội dung trong các công cụ tìm kiếm để người dùng tìm kiếm thông tin có thể thấy nó, đây là một nhiệm vụ rất cơ bản.
Để có được tiềm năng tối đa để định vị từng phần nội dung, nguyên tắc đầu tiền là không để bị ảm ảnh bởi SEO. Đúng là nó quan trọng, nhưng việc tạo nội dung mà suy nghĩ hướng vềcông cụ tìm kiếm mà không phải người dùng có thể sẽ tạo ra tác dụng ngược với những gì chúng ta muốn và không là nội dung chất cho cả hai.
Cái này sẽ tách thành một bài riêng hoặc sẽ nhờ chuyên gia khác viết!
Các bước làm theo bao gồm:
A) Chọn các từ khóa chính cho nội dung đang được tạo. Điều này cần được thực hiện trong giai đoạn lập kế hoạch (ở trên), nhưng đây là thời điểm tốt để kiểm tra Google Trends để xem xu hướng, các từ khóa liên quan và đang tăng trưởng.
Ngoài ra, nếu bạn sử dụng plugin như là SEO Yoast hoặc một cái tương tự khác cho WP, bạn sẽ có khả năng thiết lập các từ khóa chính và xem các đề xuất.
B) Tối ưu Onpage:
  • Title : là cái tiêu đề màu xanh có thể click xuất hiện trên công cụ tìm kiếm. Bạn phải đưa vào từ khóa chính ở đầu tiêu đề, tiêu đề cũng không nên dài quá 65 ký tự. Làm cho nó thu hút sự chú ý của người dùng.
  • Meta description : là 2 dòng text xuất hiện ngay dưới tiêu đề màu xanh và url. Nó nên dài 160 ký tự hoặc ít hơn và nên được thiết kế để thu hút sự chú ý của người dùng và click vào link.
  • URL : bao gồm từ khóa chính.
  • Optimize the title : bao gồm từ khóa chính trên tiêu đề. Nếu nhiều từ khóa quá sẽ bị xem là " keyword stuffing ".
  • Optimize content : bao gồm các từ khóa chính được bố trí tự nhiên trong nội dung một vài lần. Cũng nên đưa vào các từ khóa liên quan và từ đồng nghĩa.
  • Main image : bao gồm từ khóa chính trong thẻ thuộc tính ALT.
  • Link : để thêm giá trị với người đọc, quảng bá nội dung khác trong cùng một trang và tăng số lượng page views.
C) AuthorRank : Đây là một cơ chế máy của Google, nó cho phép liên kết nội dung tới tác giả của chúng, bất kể được xuất bản ở đâu. Bằng cách này, bằng cách xác định tác giả, Google sẽ có thể biết chất lượng của nội dung và áp dụng nó như một nhân tố trong thuật toán tính toán của Google.
Ở mức thực tế, bạn có thể đạt được bằng cách tạo tiểu sử nội dung trên Google+. Lợi ích chính là hình ảnh của tác giả xuất hiện trong các công cụ tìm kiếm, lưu lượng truy cập được tăng lên và uy tín được tạo ra như một tác giả.
Trong rất nhiều trường hợp khi kết quả tìm kiếm ở vị trí 3,4 hoặc 5 sẽ nhận được số nhấp chuột nhiều hơn vị trí số 1 nếu có hình ảnh của tác giả.

... Còn nữa!

Tham khảo:

  • GAM7
  • Internet

Theo TRẦN ANH DŨNG

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

7,140 lượt xem