Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

Để Có Một Kế Hoạch Chuẩn Bị Thật Chỉn Chu Và Kỹ Lưỡng Cho Phỏng Vấn Xin Việc

Đầu tư chuẩn bị cho một buổi phỏng vấn luôn là một trong những hướng đầu tư có lợi cho công việc của bạn. Bằng cách tự giới thiệu sự hiểu biết của bạn về công ty và lĩnh vực hoạt động của mình, bạn sẽ tỏa sáng hơn những đối thủ khác. Bạn có thể nâng cao khả năng được chọn vào vòng phỏng vấn thứ hai và được tuyển dụng nếu bạn dành thời gian chuẩn bị trước cho buổi phỏng vấn.

Mục đích của buổi phỏng vấn

  • Phỏng vấn là một buổi gặp gỡ quan trọng cho cả nhà tuyển dụng lẫn những nhân viên tương lai.
  • Nhà tuyển dụng tận dụng buổi phỏng vấn nhằm hiểu rõ hơn từng cá nhân và quyết định xem ứng viên có những kỹ năng và phẩm chất gì để hoàn thành tốt công việc.
  • Những ứng viên cũng xem buổi phỏng vấn như một cơ hội để hiểu hơn về công việc cũng như những mong đợi của nhà tuyển dụng.

Chuyên gia tư vấn nhân sự, huấn luyện viên nghề nghiệp, và cây bút Sharon Armstrong đồng ý rằng: “Mục đích của buổi phỏng vấn là đưa ra mong đợi của người phỏng vấn về bạn; từ đó, bạn sẽ được mời tiếp tục trong quá trình tuyển chọn, và sau đó nhận được lời mời làm việc.”

Từng bước chuẩn bị cho buổi phỏng vấn

Bạn nên bắt đầu chuẩn bị cho buổi phỏng vấn ngay khi có lịch hẹn. Tập hợp tất cả thông tin và sau đó lên kế hoạch về việc bạn muốn giới thiệu bản thân như thế nào trong buổi phỏng vấn. Nếu bạn chỉ có vài ngày để chuẩn bị, cũng đừng bỏ qua bước này. Thay vào đó, dành ít thời gian hơn cho mỗi bước. Đây có thể cũng là thời gian tốt để nhờ ai đó giúp bạn nghiên cứu và luyện tập trả lời các câu hỏi phỏng vấn.

Mark Dorio, chuyên gia tư vấn quản lý và Điều phối viên của Dorio Consulting, “Luyện tập – luyện tập – luyện tập! Hãy để các thành viên trong gia đình hay bạn bè cho bạn một hoặc hai cuộc phỏng vấn thực hành. Ghi âm lại hay tốt hơn hết là quay lại cả video về mình. Bạn sẽ nhận được phản hồi ngay sau đó; điều này giúp bạn rèn giũa kỹ năng phỏng vấn ngay lập tức.”

Nghiên cứu tìm hiểu về công ty

Lời khuyên của Dorio: “Tìm hiểu càng nhiều càng tốt về những người chủ tương lai của bạn, hay những người phỏng vấn nếu có thể. Internet có thể giúp bạn là điều đó. Mục tiêu của bạn là tiếp cận buổi phỏng vấn như người trong cuộc. Có nghĩa là bạn hiểu nhà tuyển dụng làm gì và muốn bạn làm gì cho họ.”

Matt Tovrog, một đối tác của Bell Oaks Executive Search nhắc nhở các ứng viên, “Hãy thật sự hiểu rõ về những điều cơ bản của công ty và đừng hỏi những điều ấy trong buổi phỏng vấn, vì những thông tin đó rất dễ tìm hiểu.”

Mọi thông tin hầu như đều nằm ngay trong tầm tay bạn, chẳng hạn như trong tạp chí kinh doanh và trên website của công ty. Tìm hiểu những chi tiết quan trọng của công ty như:

  • Đối thủ cạnh tranh
  • Những tin tức gần đây nhất của công ty? Đó là những tin tốt hay không tốt?
  • Ban điều hành công ty
  • Công ty đã hoạt động bao lâu
  • Số lượng nhân viên
  • Sản phẩm và dịch vụ
  • Công ty nhà nước hay tư nhân
  • Doanh thu

Tovrog nhắc nhở ứng viên về các nguồn tài liệu có thể bị bỏ qua trong bước chuẩn bị, như LinkedIn chẳng hạn. Ông đề nghị nên tìm kiếm “nhân viên hiện tại hoặc cựu nhân viên, những người có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc về phong thái phỏng vấn của người quản lý tuyển dụng hay văn hóa của công ty. Những gì nghe được từ họ có thể khiến bạn chùn bước hoặc kích thích bạn tiếp tục theo đuổi công việc. Dù thế nào, đó cũng là những thông tin cực kỳ hữu ích dành cho bạn.”

Thông qua lần cuối những người giới thiệu của bạn

Chọn ba đến năm người bạn đã từng làm việc và họ đều có cái nhìn tích cực về kỹ năng cũng như cách làm việc của bạn. Hãy gọi cho họ một vài ngày trước khi phỏng vấn để nói về công việc bạn sắp phỏng vấn và xác nhận rằng họ sẵn sàng trao đổi với người phỏng vấn tương lai của bạn. Bạn phải chuẩn bị sẵn sàng tên, địa chỉ, số điện thoại và địa chỉ email của họ trong suốt buổi phỏng vấn.

Mang theo các giấy tờ cần thiết

Hãy sao chép tất cả giấy tờ bạn cần cho buổi phỏng vấn hoặc các giấy tờ người phỏng vấn yêu cầu. Tùy thuộc vào công việc phỏng vấn mà bạn cần chuẩn bị những giấy tờ phù hợp.

Một số dạng điển hình bao gồm:

  • Sơ yếu lý lịch – CV (cần ít nhất 3 bản copy, vì bạn có thể phỏng vấn cùng những người khác như trưởng phòng của các phòng ban)
  • Danh sách những người giới thiệu và thông tin liên lạc của họ
  • Bản sao thông tin nhận dạng như hộ chiếu, giấy phép lái xe hay thẻ xanh
  • Bản sao bất cứ bằng cấp hay chứng nhận nào được yêu cầu cho công việc

Chuẩn bị những câu trả lời của bạn

Bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn và xuất hiện chuyên nghiệp hơn nếu bạn sẵn sàng trả lời các câu hỏi về bản thân và các kỹ năng chuyên môn của mình. Bắt đầu bằng cách liệt kê danh sách các câu hỏi bạn có thể được hỏi và những câu trả lời bạn muốn đưa ra. Hãy ngắn gọn câu trả lời của bạn trong khoảng một đến hai câu nhưng vẫn đảm bảo có đầy đủ thông tin. Nếu người phỏng vấn muốn biết nhiều hơn, hẳn họ sẽ hỏi bạn chi tiết hơn.

Dorio đưa ra một vài bí quyết giúp câu trả lời của bạn trở nên tuyệt vời hơn: “Trả lời các câu hỏi càng trực tiếp và súc tích càng tốt. Nhớ đừng trả lời lạc đề. Đừng né tránh câu hỏi. Đừng nói với giọng thều thào hay nói quá nhỏ.” Ông cũng cảnh báo các ứng viên rằng, “Tránh giới thiệu một cách tiêu cực. Hãy nhấn mạnh các bằng cấp, thế mạnh và kỹ năng của bạn.”

Trong suốt buổi luyện tập phỏng vấn, hãy cố gắng đoán trước những câu hỏi người phỏng vấn có thể đặt ra, ví dụ như “giới thiệu về bản thân bạn” hay “những gì bạn thích nhất ở vị trí làm việc trước đó của bạn”. Điều này có nghĩa là bạn có thể trả lời các câu hỏi này hay những câu hỏi khác mà không cần phải do dự. Dorio cũng nhắc nhở rằng: “Bạn cũng có thể được hỏi về những điểm yếu và mục tiêu dài hạn của mình. Một lần nữa, hãy chuẩn bị thật kỹ những câu trả lời.”

Những câu hỏi phỏng vấn phổ biến:

  • Bạn có những kỹ năng gì?
  • Hãy nói về khoảng thời gian bạn phải đối mặt với thử thách và làm thế nào bạn vượt qua được những khó khăn đó?
  • Ở công việc hiện tại, bạn có trách nhiệm hay nhiệm vụ gì?
  • Vì sao bạn muốn rời khỏi công việc hiện tại?
  • Tại sao chúng tôi phải chọn bạn?

Armstrong đề nghị, “Bạn cần “bán” bản thân mình một cách hiệu quả và điều đó có nghĩa là bạn cần phù hợp với những yêu cầu của vị trí tuyển dụng về kỹ năng, thành tựu và năng lực cá nhân.”

Cô cũng nhắc nhở các ứng viên, “Hãy chuẩn bị mô tả rõ ràng những kinh nghiệm làm việc trong quá khứ cho thấy bạn có khả năng hoàn thành các nhiệm vụ thiết yếu trong công việc. Bạn nên nghĩ về những thành tích của mình. Có cắt giảm chi phí không? Năng suất có tăng không? Có tạo động lực cho người khác không? Có xác định được vấn đề không? Có tiết kiệm thời gian không? Có giới thiệu về một hệ thống hay quy trình mới hay không?”

“Hầu hết tất cả ứng viên tập trung vào kinh nghiệm quá khứ và thất bại khi nói về những kỹ năng. Nên nhớ, kinh nghiệm là những gì bạn làm được trong quá khứ nhưng kỹ năng mới chính là những gì bạn mang đến cho nhà tuyển dụng ngay bây giờ. Hãy tập trung vào những kỹ năng phù hợp với công việc hiện tại bạn đang phỏng vấn”, Dorio đã chia sẻ.

Phát triển câu hỏi của bạn

Nếu có bất kỳ câu hỏi nào, bạn có thể hỏi người phỏng vấn. Đây là cơ hội tuyệt vời để bạn đưa ra câu hỏi và cho nhà tuyển dụng thấy sự hứng thú của bạn đối với công việc. Đến buổi phỏng vấn với bốn hay năm câu hỏi tiềm năng. Bạn có thể muốn hỏi:

  • So sánh như thế nào về dịch vụ nào đó của công ty với dịch vụ của đối thủ?
  • Hai hoặc ba trách nhiệm hàng đầu của công việc là gì?
  • Hiệu suất công việc của tôi sẽ được tính như thế nào?
  • Ưu tiên trước mắt cho công việc này là gì?

Tovrog tiết lộ: “Đặc điểm số một của ứng viên không chuẩn bị hoặc không quan tâm công việc đó là thiếu những câu hỏi thắc mắc dành cho nhà tuyển dụng. Hỏi những câu hỏi tuyệt vời về công việc, mục đích của bộ phận hay của công ty, mức độ thành công được xác định như thế nào và những thách thức công ty đang đối mặt. Ngoài ra, hãy hỏi về phong cách lãnh đạo của người quản lý tuyển dụng, vì sao vị trí này được mở…”

Dorio cung cấp cái nhìn sâu sắc từ quan điểm của nhà tuyển dụng: “Người phỏng vấn có thể nói một cách nhanh chóng không chỉ về câu trả lời của bạn mà còn những câu hỏi bạn đặt ra, mất bao nhiêu lâu và thể hiện suy nghĩ về sự chuẩn bị của bạn cho buổi phỏng vấn.”

Biết chính xác địa điểm phỏng vấn

Bạn không muốn mình đến trễ trong buổi phỏng vấn chỉ vì bị lạc đường hay không tìm được chỗ đỗ xe. Hãy xác nhận địa chỉ ngay khi bạn nhận được lịch phỏng vấn. Hỏi hướng đi nếu bạn không rõ địa điểm. Nếu bạn lái xe, hãy nhớ hỏi một ít thông tin về bãi đỗ xe gần đó. Để lập kế hoạch dễ dàng hơn, bạn nên dành thời gian lái xe đến chỗ phỏng vấn trước nhằm ước lượng thời gian và xác nhận tình trạng bãi đỗ xe.

Trang phục phù hợp

Suy nghĩ xem bạn sẽ mặc gì khi đến phỏng vấn. Nếu bạn biết ai đó trong công ty, hãy hỏi họ về một số trang phục điển hình. Trường hợp bạn không biết những nhân viên khác mặc gì, hãy mặc thật nghiêm túc. Đây không phải thời điểm để diện những chiếc quần jeans thời trang, thay vào đó là một bộ com lê hay một sự kết hợp đơn giản sẽ thích hợp hơn với công việc văn phòng. Hãy chắc rằng quần áo của bạn sạch sẽ, thẳng tắp và không có nếp nhăn. Đầu tóc và móng tay sạch sẽ cũng sẽ tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.

Hãy đến sớm

Vội vã vào những phút chót sẽ chỉ làm bạn cảm thấy lo lắng nhiều hơn. Vì vậy, bạn nên đến sớm trước buổi phỏng vấn khoảng 15 phút. Nhờ đó, bạn sẽ có thời gian chỉnh sửa lại trang phục, tóc tai, trang điểm, uống một ít nước, tắt điện thoại và kiểm tra lại các giấy tờ cần thiết.

Thư cảm ơn

Thư cảm ơn là hành động thể hiện sự kính trọng và cho thấy sự chuyên nghiệp. Trong quá khứ, thư cảm ơn được viết hoặc in ra và gửi qua bưu điện. Tuy nhiên, ngày nay thư cảm ơn hoàn toàn được chấp nhận khi gửi qua email. Bạn muốn cảm ơn người phỏng vấn và cho biết bạn rất hứng thú trong buổi gặp gỡ với họ. Hãy thể hiện rằng bạn thật sự thích vị trí công việc đó và công ty.

Dorio tin rằng: “Thông điệp cảm ơn của bạn nên thể hiện nhiều hơn là chỉ nói ‘cảm ơn’; tốt nhất đó là một thông điệp ‘bán hàng’.”

Kế hoạch có thể không suôn sẻ

Kế hoạch và sự luyện tập có thể sẽ có khác biệt giữa một buổi phỏng vấn công việc tốt và một tình huống không thoải mái khiến bạn không đạt được công việc mình muốn. Dorio đưa ra cái nhìn sâu sắc cuối cùng: “Càng tham gia nhiều cuộc phỏng vấn, bạn càng sẽ ít lo lắng hơn, vì bạn đã có nhiều sự tự tin hơn với quá trình phỏng vấn.”

Theo interview.vn

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

3,071 lượt xem