Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

Để Không Sợ Hãi Trước Những Đánh Giá Của Người Khác

Con người đi đến mức độ tự vượt qua chính mình để tránh được khả năng bị người khác đánh giá một cách tiêu cực. Họ tránh nói về những gì mà họ muốn. Họ không nói to trong lớp hay những buổi họp. Họ tránh nói với những người họ yêu, về khao khát thực sự của họ. Họ không yêu cầu sự thăng tiến. Họ sẽ không nói với đối tượng, nơi mà họ muốn đến ăn tối trong buổi hẹn đầu tiên.

Nỗi sợ hãi bị đánh giá thường đi cùng khao khát được yêu mến mọi lúc. Nhưng bởi vì điều này là không thể, nên đó là một trò chơi mất mát làm mọi người không muốn thể hiện con người  thực của mình.

Hãy đối mặt với nó, con người luôn đánh giá người khác – tốt/ xấu hay thích/ không thích, với rất nhiều sắc thái ở giữa. Và khi thông tin mới xuất hiện, tâm trí con người lại khởi động lại: Và đây là một quá trình liên tục.

Thay vì tránh vấn đề bằng cách không nói gì về sở thích của bạn, và làm việc thêm giờ để cố gắng định hình mọi người trong cuộc sống của bạn để họ không đánh giá bạn, bạn có thể cố gắng chấp nhận quá trình này.

Đây là bốn cách để chấm dứt việc sống trong nỗi sợ hãi bị đánh giá.

1. Không có thứ gì có thể kéo dài mãi mãi

Sự thật là dung lượng được chứa trong não người luôn có giới hạn. Mặc dù bạn có thể tạo ra những đánh giá nhưng chúng không đủ lớn để chiếm một  chỗ mãi mãi trong ngân hàng trí nhớ của chúng ta. Nên khi một vài người đánh giá bạn, rất có thể đó chỉ là những khoảnh khắc hay những ngày sau đó những phán xét đó sẽ rời khỏi tâm trí và nhận thức của họ.

Chúng ta xây dựng hiểu biết về con người, không dựa trên những lỗi nhỏ hay những thất bại mà ta nhìn thấy, mà bằng cách tạo ra một lược đồ dựa trên những việc lớn mà họ làm và nói, và cách họ tương tác với chúng ta và làm cho chúng ta cảm nhận được về họ qua thời gian.

2. Bị đánh giá là điều không thể tránh khỏi

Hãy dừng việc cố gắng điều khiển những đánh giá của người khác. Nó trở thành một phần trong tâm linh của chúng ta đòi hỏi người khác không đánh giá mình. Hãy nghĩ về những câu nói phổ biến như “Đừng phán xét” và “Đây không phải là nơi để phản xét” sẽ không giúp gì cả: bạn không thể điểu khiển những gì người khác nghĩ. Có thể họ sẽ không thể hiện đánh giá của họ, nhưng điều đó không có nghĩa là họ có thể dừng lại quá trình sinh lý diễn ra trong não.

Thay vào đó, hãy cố gắng giải thích hoàn cảnh của bạn để những người mà bạn đang mở lòng hiểu bạn và mở lòng trắc ẩn với bạn. Lòng trắc ẩn là điểm yếu của sự phán xét. Khi nó có mặt, những phán xét sẽ ít có trọng lượng hơn vì con người ta có thể tưởng tượng bản thân họ cũng cảm thấy giống như vậy.

3. Hãy để họ đánh giá!

Nó có thể là sự giải thoát cho một mối quan hệ thân mật để cho phép những phán xét có mặt. Thay vì không cởi mở hay cảm thấy bị tổn thương hoặc tránh chia sẻ một vài điều tiêu cực nhưng quan trọng với mình, hãy làm điều đó. Khi tôi liên tưởng tới cuốn sách của tôi, 5 bước để xây dựng lòng tự trọng (Building Self-Esteem 5 Steps), nếu tôi nhận thấy bản thân mình đang bị kiềm chế bởi nỗi sợ bị đánh giá, đầu tiên tôi sẽ hỏi chính mình: “Tôi sợ những đánh giá gì sẽ đến khi tôi mở lòng?” và “Tôi sợ những gì sẽ diễn ra nếu họ có những phán xét đặc biệt về tôi?” Một khi tôi nhận ra nỗi sợ hãi, tôi sẽ cố gắng trấn an bản thân hoặc tìm cách để tôi có thể quản lý nỗi sợ hãi nếu nó đến.

Hãy nhắc nhở bản thân rằng những mối quan hệ gần gũi, thân mật sẽ càng trở nên sâu sắc khi mọi người có nguy cơ phán xét. Nếu những mở lòng này không xảy ra, điều đó không có nghĩa rằng bạn làm điều gì đó sai, nhưng có thể có nghĩa người mà bạn đang muốn kết nối không có khả năng tạo một mối quan hệ tình cảm thân mật.

4. Hãy chú ý đến những đánh giá của chính bạn

Không có cách nào tốt hơn để ít quan tâm về những đánh giá của người khác là đánh giá chính bản thân mình hay người khác ít hơn. Chắc chắn rằng, những đánh giá là điều không thể tránh khỏi, nhưng hãy xem ngôn ngữ mà bạn sử dụng ở trong đầu về con người và sự kiện trong cuộc sống của bạn. Hãy thay đổi tiêu điểm của sự phán xét của bạn: Thay vì “cô ấy dở ẹc” hay “anh ấy là một kẻ thất bại”, hãy hỏi chính mình có những ảnh hưởng nào của người đó lên bạn mà bạn muốn tránh hay phải biết trong tương lai.

Ví dụ, “cô ấy không bao giờ làm theo những cam kết của mình với tôi” hoặc "anh ấy nói với tôi anh ấy đang cố gắng nhưng tôi luôn phải kết thúc điều đó bằng sự thất vọng”. Hãy chuyển những đặc điểm tính cách tốt và xấu của những người đó trong cuộc sống của bạn thành những điều lành mạnh hoặc không lành mạnh cho bạn.

Theo whypsy.com

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

3,465 lượt xem