Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

Đọc Vị Mọi Người Bằng Cách Đọc Sách

Rất nhiều trong số chúng ta nghĩ rằng chúng ta biết trí tuệ cảm xúc là gì, nhưng theo Lisa Feld Barret, giáo sư về tâm lý học tại trường đại học Northeastern – tác giả của cuốn sách How Emotions Are Made: The Secret Life of the Brains (tạm dịch: Cảm xúc đã được cấu tạo thế nào: Sự bí ẩn của bộ não) đã chỉ rõ rằng, chúng ta đang tự vẽ nên một bức tranh huyễn hoặc bản thân mình.

Thứ nhất, trí tuệ cảm xúc không bị tách biệt khỏi trí tuệ nhận thức. Hai hệ thống này luôn song hành với nhau và có sự gắn bó chặt chẽ. “Hàng thế kỉ của ngành khoa học thần kinh đã chứng minh rằng không bộ phận nào của bộ não chỉ hoàn toàn dành cho suy nghĩ hoặc cảm xúc,” Barret trích dẫn trong bài báo gần nhất của mình cho tạp chí Nautilus. “…chúng đều được sinh ra bằng cả bộ não của bạn, bằng sự vận động của hàng tỉ nơ-ron thần kinh vận hành cùng nhau.”

Đây hẳn là một tin tốt cho những người muốn hành động của mình chứa đựng nhiều sự nhạy cảm hơn; hoặc những người đang cho rằng trí tuệ cảm xúc đồng nghĩa với sự nhạy cảm, trực giác, hoặc những dạng khác không thuộc về trí tuệ nhận thức. Điều này có nghĩa: có những yếu tố tiềm tàng – nằm sâu trong trí tuệ nhận thức của chúng ta – có thể giúp ta hiểu rõ hơn bản thân mình và những người khác.

Giống như trí tuệ nhận thức, trí tuệ cảm xúc có thể được phát triển qua học tập và trải nghiệm. Khi chúng ta gặp ai đó có vẻ như đang cáu giận, hoặc khi nhận biết chính bản thân đang cáu giận, phản ứng đầu tiên của chúng ta là để mặc sự tức giận ấy. Điều này được lí giải bởi bộ não luôn phải đưa ra giả định nhanh chóng, hoặc sự dự đoán để đảm bảo sự tồn tại.

“Công việc quan trọng nhất mà bộ não bạn làm không phải là nghĩ, là cảm nhận hoặc nhìn nhận mọi thứ, mà là giữ cho cơ thể trong trạng thái có sức sống, để bạn tiếp tục tồn tại và phát triển (và cuối cùng là tái sản sinh),” Barrett viết. “Làm thế nào bộ não làm được như vậy? Như một nhà tiên tri tinh tế, bộ não của bạn liên tục dự đoán. Những dự đoán của chúng dần dần biến thành những cảm xúc bạn sẽ trải qua và cách bạn thể hiện bản thân mình với người khác.

http://static.ybox.vn/2017/11/27/be5fd7c6-d377-11e7-972c-2e995a9a3302.jpg

Tuy vậy, một sản phẩm không thể tránh khỏi của giáo dục chính là thiên hướng trở nên nghi ngờ những giả định ta đặt ra cho cuộc sống xung quanh mình. Liệu anh ta có tức giận thật không hay ta đang ngộ nhận? Ngay cả khi anh ấy đang thể hiện một cảm xúc tiêu cực, liệu đó là sự giận dữ, hay là cảm xúc nào khác? Barrett nhắc nhở chúng ta rằng có rất nhiều cảm xúc mà trong ngôn ngữ mẹ để, chúng ta không hẳn có từ chính xác để miêu tả cho nó. Tại Đức, họ có một thuật ngữ “schadenfreude” nhằm miêu tả cảm giác sung sướng của chúng ta khi người khác gặp phải xui xẻo, hoặc trong tiếng Inuit của người Eskimo, chúng ta có một cảm xúc là “iktsuarpok” – cảm giác chúng ta thấy cần phải đề phòng và lo lắng khi đang chờ ai đó. “Nhờ học những thứ tiếng với những thuật ngữ khác nhau như trên, bạn có thể có khả năng nhận biết những cảm xúc từ người khác và thậm chí, tự cảm nhận chúng bằng trải nghiệm của mình”. Nói tóm tại: Chúng ta có thể dậy bản thân cách cảm nhận, và một trong những cách hiệu quả nhất để học điều này là phát triển vốn từ về ngôn ngữ.

Ví dụ, liệu một người đang cáu giận hay họ đang bực bội, hay cảm thấy bị làm phiền, hay cảm thấy cay đắng? Liệu một người đang chỉ đơn giản cảm thấy vui vẻ, hay hoan hỉ, hay thoả mãn, hay cảm thấy biết ơn? “Mỗi từ mới lại gieo vào bộ não của ta một khả năng dự đoán cảm xúc mới, từ đó não bộ sử dụng chúng như một dụng cụ để tạo dựng kinh nghiệm cho tương lai và cho nhận thức, để định hướng hành động của bạn.” Bộ não của bạn vẫn sẽ tiếp tục suy đoán, tuy nhiên nó sẽ có nhiều sự lựa chọn để cân nhắc hơn, và khả năng cao là nó sẽ dự đoán chính xác hơn.

“Bộ não của bạn không bao giờ trong trạng thái ổn định, nó sẽ luôn thay đổi khi có các trải nghiệm. Khi bạn bắt buộc bản thân mình học từ mới – liên quan đến cảm xúc hoặc những loại từ khác – là bạn đang vẽ nên những đường nét mới cho bộ não của mình, giúp nó có khả năng xây dựng các trải nghiệm cảm xúc mới, cũng như các nhận thức về cảm xúc của người khác – một cách dễ dàng hơn rất nhiều!”

Vậy tất cả những điều này có nghĩa là gì? Đọc sách thực sự có thể tăng cường trí tuệ cảm xúc!

Đặc biệt, sự cảm thông đã chứng minh sẽ được phát triển khi tiếp cận nhiều với văn học. Kotovych và một vài tác giả khác đã tranh luận trong tác phẩm của mình (năm 2011) rằng đọc sách “như một cuộc hội thoại giữa người dẫn truyện và độc giả: Khi cố gắng hiểu nhân vật, chúng ta đang cùng tạo nên những kết luận đồng điều về những gì người khác nghĩ và cảm nhận trong một cuộc hội thoại, và điều này sẽ giúp tăng cường sự hiểu biết và tạo dựng nhân cách cho nhân vật.” Mar và Oatley bổ sung rằng việc chúng ta kết nối với nhân vật tạo nên nhân vật, tạo nên sự đồng cảm kết nối với các nhân vật. Liên kết với cuộc sống, ta có thể hiểu là: “Qua quá trình trải nghiệm với cuộc sống của các nhân vật trong văn học, người đọc sẽ ngày càng cảm thấy đồng cảm hơn với những người con người xung quanh mình tại thế giới thật.” Vì vậy, ngay bây giờ, hãy cầm lên một cuốn sách và bắt đầu quá trình thấu cảm cuộc sống nhé!

Theo ieltsplanet.info

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

1,292 lượt xem