Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

Đối Phó Với Căn Bệnh Trầm Cảm Khi Đi Du Học

Bạn đang đi du học, nhưng lại không cảm thấy hào hứng như bạn từng nghĩ. Bạn đang nghĩ trong đầu rằng: “Làm thế nào mà mày lại thấy không vui chứ? Mày đang ở bãi biển Mexico cơ mà!” hoặc “Nhưng mày vừa mới được chiêm ngưỡng một trong 7 kì quan của thế giới…” hoặc “Ờ, sao cũng được… mày đang sống cạnh tháp nghiêng Pisa và ăn mì ống hằng ngày đấy”.

Thực tế của việc du học, du lịch dài hạn, sống ngoài vùng an toàn dễ chịu xưa kia, chính là bạn phải chịu cảnh đơn độc và bơ vơ. Có nhiều vấn đề hơn là những thứ thuộc phần nửa dưới của mô hình sốc văn hóa hình chữ U mà chúng ta được biết đến trong các khóa định hướng trước khi khởi hành. Đôi khi nỗi buồn đeo đuổi lấy chúng ta lâu hơn là chúng ta tưởng, và những lời an ủi từ bạn bè, người thân hầu như quá xa xỉ khi chúng ta đang được du học tại những địa điểm đẹp như tranh vẽ.

Khi bạn biết tự mình vượt qua những khó khăn này thì bạn sẽ cảm thấy quá trình đó thật sự rất đáng giá, và đó cũng là khi bạn bắt đầu nghiện du lịch. Du lịch ra nước ngoài sẽ thay đổi mọi lĩnh vực trong đời sống, đồng thời bạn phải tiến hành tái lập lại những thói quen hằng ngày. Tìm kiếm một nơi để ở, thức ăn để nhét vào bụng, cách giữ liên lạc với người thân ở quê hương, đó là không nói đến việc bảo quản hành lý cho an toàn – đôi khi còn phải vật lộn để học một ngôn ngữ mới – tất cả những điều đó đều rất đáng sợ. Những dòng suy tư, ngẫm nghĩ méo mó về chứng trầm cảm, công việc thường ngày trở nên không thể gánh vác nổi, chúng góp phần làm cho việc du học trở thành một thứ hoàn toàn trái ngược với những gì bạn hằng mơ ước.

Mặt bất hạnh của trầm cảm chính là nó đang trên đà tăng tưởng đối với những người trẻ ở độ tuổi 20, đặc biệt là sinh viên đại học. Khảo sát Quốc gia về Tư vấn Đại học thực hiện vào năm 2012 cho thấy có đến 88% các trung tâm tư vấn đại học nhận thấy sự cần thiết về việc cung cấp các nguồn tài liệu tâm lý dành cho sinh viên trong khuôn khổ trường đại học ngày càng tăng.

Đó cũng là một nỗi lo lắng ngày càng lớn của những người làm sư phạm quốc tế đối với học sinh của họ khi du học. Tình trạng này không thể được xem nhẹ khi cân nhắc việc du học nếu bạn đang bị trầm cảm, bạn biết rằng chứng trầm cảm di truyền giữa các thành viên trong gia đình, hoặc tồn tại một thứ gì đó kéo bạn lại trước khi bạn bắt đầu nắm lấy cơ hội (và thực tế thì đáng lẽ thứ đó không nên cản trở bạn!). Nếu bạn đang phải đấu tranh với chứng trầm cảm hoặc bạn cảm thấy nó đang ám ảnh bạn khi đang du học, chúng tôi có những mẹo và chiến lược giúp bạn vượt qua nó thay vì để nó đánh bại bạn.

1. Xác định thời điểm (và thời lượng) thích hợp để ra nước ngoài

Thời điểm đó có thể là học kì sau, cũng có thể trong vòng một năm. Sống ở nước ngoài, có thể nói, sẽ khiến cho các vấn đề càng thêm bế tắc thay vì dẫn ra một lối thoát – vì thế bạn có thể sẽ cần dành ít thời gian kiểm tra một số thứ trước khi bắt đầu thực hiện những điều mới mẻ. Chưa kể đến thực tế là nhiều trường học và các nhà cung cấp còn yêu cầu thêm thư giới thiệu từ những vị giáo sư hoặc giám thị trình bày về quá trình trưởng thành, sức khỏe tâm thần và thái độ nói chung trước khi bạn ra nước ngoài bởi vì những điều đó rất quan trọng. Họ không làm thế vì họ muốn ngăn cản bạn đi, mà bởi vì họ quan tâm đến niềm hạnh phúc của chính bạn.

Mỗi một giai đoạn trong suốt quá trình đăng kí đều mang tính bắt buộc đối với thành công của bạn trong việc ra nước ngoài, vì thế hãy trò chuyện với cha mẹ bạn, trò chuyện với một vị giáo sư nào biết rõ về bạn hoặc một tư vấn viên du học để xác định thời điểm tốt nhất và phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe tâm thần của bạn. Có thể bạn sẽ muốn sắp xếp một ít thời gian để du lịch ra nước ngoài trước khi thật sự dấn thân vào những tháng ngày du học – chỉ nhằm mục đích chiêm nghiệm xem bạn sẽ đối phó như thế nào khi sống trong môi trường hải ngoại. Dù cho quyết định của bạn là gì đi nữa, hãy luôn ghi nhớ rằng bạn không cần thiết phải đi ngay lập tức (*psst* thậm chí còn có những cách thức giúp bạn du học vào những năm cuối đại học…).

2. Trao đổi những lo lắng của bạn với tư vấn viên du học

Do các quy định yêu cầu giữ bí mật trong lĩnh vực chăm sóc y tế, các tư vấn viên du học sẽ không thể biết về những lo lắng của bạn cho đến khi bạn tự mình nói ra. Họ có một vùng trời kiến thức bao la và nếu chẳng may họ không trả lời được, họ cũng sẽ biết người có thể trả lời được. Hãy sắp xếp một cuộc hẹn và cho họ biết rằng bạn đang dự định du học nhưng cảm thấy lo âu vì chứng trầm cảm. Ngoài bác sĩ riêng, mỗi khuôn viên trường đại học đều cung cấp các tiện nghi về sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần có chứa các tài liệu về sức khỏe tâm thần. Hãy đến đó! Hãy trò chuyện với họ! Họ sẽ biết cách giải quyết những nỗi lo lắng của bạn và giúp bạn trở nên phù hợp với con đường đúng đắn để đạt đến giấc mơ du học.

3. Xây dựng hoạch định với nhà tâm lý học

Bên cạnh các kế hoạch thường xuyên giữa bạn và bác sĩ tâm lý, hãy yêu cầu họ xây dựng một kế hoạch để đạt đến ước mơ du học và cuối cùng là một kế hoạch nữa để theo đuổi khi bạn đã du học. Thảo luận về những điều kích thích bạn và bạn quan tâm đến chúng như thế nào khi bạn ở Mỹ. Chúng sẽ như thế nào trong một học kì tại Argentina? Pháp? Tanzania?

Nếu bạn đang dùng thuốc, hãy thảo luận với bác sĩ để tìm cách nhận trước lượng thuốc đủ để mang theo sử dụng khi ở nước ngoài, hoặc sắp xếp như thế nào để thuốc được gửi đến bạn. Hãy đảm bảo rằng bạn có giữ ghi chú bác sĩ để trình Cán bộ Hải quan. Nhận định trải nghiệm du học của bạn ở mọi góc độ. Bạn cảm thấy như thế nào trong môi trường mới? Bạn làm cách nào để xoay sở trong một ngôi trường đại học mới, sống với gia đình bản xứ và vượt qua một ngôn ngữ mới? Bàn bạc về những chiến lược đối phó giúp bạn khắc phục những gian khổ mới mẻ mỗi ngày.

Cũng giống như việc xây dựng hoạch định với bác sĩ tâm lý, hãy xây dựng một kế hoạch về các lựa chọn trong nước và nhận biết những điều cần thiết phải quan tâm khi đang ở đó.

Theo ieltsplanet.info

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

1,050 lượt xem