Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

Hạ Gục 8 Loại Bẫy Lớn Khi Tự Luyện Thi IELTS – Listening Không Phải Ai Cũng Biết

Trong bài thi nghe sẽ xuất hiện các loại bẫy khác nhau, chúng được bố trí khá công phu để tóm gọn những bạn mới bắt đầu quá trình tự luyện thi IELTS – Listening. Các bẫy đó được tạo ra dưới hình thức mối quan hệ phức tạp giữa các đối tượng. Khi kết hợp với các con số và thời gian liên tiếp làm bạn hoang mang. Từ đó khó xác định nội dung bài nghe. Đây là lý do bạn nên tham khảo 8 thủ thuật hạ gục những loại bẫy “tiểu xảo”.

Loại bẫy 1: Thời gian hỗn loạn

Phần thi nghe thường dùng bẫy chứa thông tin không liên quan đến câu hỏi. Trong đó các mốc thời gian là một cái bẫy được đặt ra đơn giản và tự nhiên. Điều này khiến bạn không phát hiện ra và sa vào ngay lập tức. Thủ thuật của cái bẫy này là để bạn dễ dàng nắm bắt được thông tin và tự tin điền câu trả lời vào bài thi mà không hề do dự.

Giải pháp

  • Để tránh xa vấn đề này, trong các bài nghe, bạn nhất định phải chú ý nghe thật rõ các cụm thời gian như: used to (đã từng), in the past (trong quá khứ), many years ago (nhiều năm trước đây), at present(hiện tại), now (hiện tại), in the future (trong tương lai) và các cụm từ biểu thị mốc thời gian.
  • Ví dụ: Trong hoàn cảnh chủ nhà nói với người thuê. Cụ thể: “Trước đây có 5 người thuê phòng, sau đó 2 người chuyển đi. Cho nên hiện tại chỉ còn lại 3 người ở”. Câu hỏi đặt ra là bây giờ có bao nhiêu người thuê phòng. Trong hoàn cảnh này, con số mà bạn chợt nghĩ đầu tiên có là 5. Nhưng rất nhiều bạn không để ý đến các cụm từ chỉ thời gian ngay đằng trước rất quan trọng là trước đây và hiện tại. Nhiều bạn sẽ vội vàng trả lời là 5, nhưng đáp án chính xác là 3 người.   

Loại bẫy 2: Các con số so sánh

Một cái bẫy khác phổ biến không kém là sự xuất hiện của các con số. Trong phần thi thường xuất hiện 1 loạt các dữ liệu và số liệu liên quan đến nhau. Điều này làm bạn khá đau đầu, đặc biệt là khi các con số xuất hiện nhiều và liên tục.

Giải pháp

  • Lúc này những từ bạn cần chú ý gồm: minimum (tối thiều), maximum (tối đa), least (nhỏ nhất), most(lớn nhất), up to (lên đến),…
  • Ví dụ: Trên phương diện nhắc đến lượng người của 1 đoàn du lịch thường là 30 người. Nhưng trong mùa thấp điểm chỉ còn khoảng 20 khách trong đoàn nhỏ. Ngược lại mùa đông khách cao nhất lên đến 40 người. Câu hỏi đặt ra:  1 đoàn nhiều nhất là bao nhiêu người ? Đáp án phải điền là 40.

Loại bẫy 3: Những câu nói lấp lửng

Loại bẫy này thường xuyên xuất hiện. Khi gặp, bạn sẽ muốn hỏi người ra đề rằng: “Thầy/ Cô muốn đùa em sao ạ ?”. Vì có khi bài thi sẽ chia thông tin đầy đủ thành 2 phần cách rời nhau,  khi trả lời cần chú ý hệ thống lại phần thông tin của cả 2 phương diện. Khi tự luyện thi IELTS, bạn cần chú ý để không bị phân tâm, ảnh hưởng đến phán đoán.

Giải pháp

  • Ví dụ: Trong trường học, giáo viên nói lớp học có 20 nam và 30 nữ. Hay trong buổi phỏng vấn, người ứng tuyển giới thiệu đã sống ở NewYork 5 năm, sống ở Seattle 2 năm. Trong hoàn cảnh này số người của lớp học và khoảng thời gian người đó sống tại Mỹ là 2 số cần có sự tổng hợp, được tính bằng tổng 2 số liệu đã cho trong bài nghe.
  • Lưu ý: Trường hợp 2: NewYork – Seattle nằm tại Mỹ nên nếu trả lời khoảng thời gian sống ở Mỹ cần lấy tổng của 2 con số đã được cung cấp.

Loại bẫy 4: Rốt cục thì bạn làm hay không làm

Loại bẫy ngớ ngẩn này thường phát sinh trong hoàn cảnh 2 người đối thoại với nhau. Lí do là khi đối thoại sẽ có sự đối đáp qua lại của 2 đối tượng: “Nên làm, hay là không làm. Hay là làm đi, ầy, thôi vậy, không làm vẫn tốt hơn”. Do đó các bạn nên nghe đến cuối cùng và kiên nhẫn đợi câu trả lời từ người nói.

Còn một kiểu bẫy tương tự, đặc điểm nhận diện là 1 người liệt kê một loạt các thông tin để đối phương lựa chọn. Đối phương đánh giá rồi đưa ra quyết định (mục đích làm khó các bạn khi đưa ra câu trả lời cuối cùng).

Giải pháp

  • Lúc này các bạn nên chú ý nghe rõ các từ: should do (nên làm), decide on (quyết định), don’t want to(không muốn),… cùng với các phương pháp người nói dùng để đưa ra quyết định. Một số  tính từ thể hiện sự đánh giá, nhận xét hay quan điểm. Bạn nên nghe rõ xem ai là người quyết định cuối cùng, hơn nữa ngữ điệu của người đưa ra quyết định sẽ có tác dụng gợi ý nhất định.
  • Ví dụ: “Trong lúc thảo luận về việc mang các đồ dùng du lịch, một bên nói phải mang theo kem chống nắng, chai nước, áo len. Bên kia lại đưa ra ý kiến kem chống nắng là chắc chắn phải có vì sẽ đến bãi biển tắm nắng, nhưng chai nước thì nơi nào cũng có, hơn nữa đồi lại là anh ấy, thì anh sẽ không mang áo len mà sẽ mang áo mưa”. Bạn cần lựa chọn thông tin ở đây: Đi tắm nắng thì sẽ không sợ lạnh nên không cần mang áo len. Cuối cùng vật sẽ mang đi là kem chống nắng và áo mưa.

Loại bẫy 5: Chủ quan và khách quan

Rất nhiều thí sinh không được nhạy bén với cái bẫy này, thường trong lúc không để ý mà viết sai câu trả lời. Trong quá trình tự luyện thi IELTS Listening, nhất định phải xem kỹ các câu hỏi, xem rốt cục thì yêu cầu đáp án là tình huống chủ quan hay khách quan. Trong đề thi sẽ xuất hiện mâu thuẫn giữa các mong muốn chủ quan và thực tế khách quan, lúc này cần chú ý đến các từ usually (thường xuyên), common (phổ biến),want to (muốn), plan to (kế hoạch),…

  • Ví dụ: Người phỏng vấn hỏi người ứng tuyển sẽ ở lại trường bao lâu. Người ứng tuyển trả lời thường là 3 năm. Nhưng anh ta định trong 2 năm hoàn thành tất cả các chương trình học. Lúc này thời gian mà học sinh quyết định ở lại là 2 năm.

Loại bẫy 6: Thông tin tương tự nhau, rất khó phân biệt

Các thông tin tương tự thường làm nhiễu đến phần thi nghe vì tính ẩn dấu thông tin. Đó là lý do bạn dễ mất điểm. Lúc này các từ có thể phân biệt rõ ràng là các đại từ: we (chúng tôi), they (bọn họ).

  • Hãy cùng xem ví dụ để hiểu hơn: Khi giáo viên giới thiệu về tiến trình dạy học của nhà trường bắt đầu thực hiện các môn Khoa học kĩ thuật và kinh doanh ( lúc này người nói dùng ngôi “we”). Ngay sau đó bạn lại nghe thấy cũng có 1 trường học nữa (dùng ngôi “they”) cũng nhắc đến các môn học là môn tài liệu văn học. Lúc này nếu câu hỏi là trường chúng tôi, thì đáp án quấy nhiễu là môn tài liệu văn học sẽ được loại bỏ.

Loại bẫy 7: Hàm ý

Độ khó của loại bẫy này khá cao, thường phải thông qua sự thấu hiếu đối phương là chính. Ví như trong quá trình cho thuê phòng, chủ nhà hỏi người thuê liệu có đồng ý sống cùng phòng với người khác không. Người đó trả lời anh ta muốn lấy học vị, cần tập trung tinh thần vào học tập. Nếu sống cùng người khác sẽ có rất nhiều sự phiền phức. Vậy hàm ý của anh ta ở đây là muốn ở 1 mình.

 

Loại bẫy 8: Ngữ nghĩa

Tính làm nhiễu thông tin của loại bẫy này không cao. Từ nguyên gốc ở phần nghe so với từ mà đáp án yêu cầu điền vào có sự biến đổi trong từ loại. Độ khó trong sự chuyển đổi từ là nhất định.

Thường gặp nhất là trong phần điền thông tin lai lịch, nên điền là phần tính từ, nhưng từ gốc trong phần nghe lại thường là danh từ. Câu hỏi hơi phức tạp sẽ đi cùng với sự chuyển đổi nhiều.

  • Ví dụ trong lúc giới thiệu, 1 người nói sinh ra ở London và mẹ là người Tây Ban Nha. Bản thân sau này lại chuyển đến Mỹ. Lúc này câu trả lời sẽ là người đó là người Anh British. Vì nơi người đó sinh ra là London.

Để ứng biển với cuộc thi IELTS, bạn cần trang bị vốn từ vựng. Bên cạnh đó tham khảo cách tự luyện thi IELTS hiệu quả với cơn lốc từ mới để nâng điểm. Khi tự luyện thi IELTS dù là kĩ năng nào, bạn cần lên kế hoạch rèn luyện. Mỗi phần sẽ có chiến lược riêng để đạt kết quả cao nhất.

Theo ieltstestnow.com

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

3,082 lượt xem