Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

Hạn Chế Tối Đa Những Lỗi Thường Gặp Khi Đi Phỏng Vấn Xin Việc

Những lỗi tưởng chừng đơn giản nhưng lại có thể khiến bạn mất điểm với nhà tuyển dụng, thậm chí có thể đánh mất cơ hội làm việc của bạn. Vậy đó là những lỗi gì và làm cách nào để tránh?

Nếu bạn đang đọc bài viết này, tôi đoán rằng bạn là một người chủ động tìm kiếm việc làm, những người nắm nằm lòng tất cả những điều cơ bản về phỏng vấn. Ví dụ, bạn sẽ không bao giờ đi phỏng vấn mà không có một bản sao hồ sơ tìm việc, hay không chuẩn bị những câu hỏi thú vị để hỏi nhà tuyển dụng hay không có kiến thức về công việc của công ty mà bạn ứng tuyển.

Tôi thường bị sốc bởi những sai lầm cơ bản mà các ứng viên tiềm năng mắc phải. Trên thực tế, tôi thấy có 5 sai lầm nổi bật mà bạn chắc chắn nên tránh.

1. Đi trễ

Điều này vẫn thường xuyên xảy ra và tôi không nghĩ đó là vì mọi người cho rằng đi trễ thì không sao cả. Điều này chỉ xảy ra khi các ứng viên không dành thời gian để lên kế hoạch cho những thứ sẽ xảy ra – từ việc đi đến văn phòng cho đến việc đi thang máy lên tầng 35 của một tòa nhà lớn. Và thật không may, “kẹt xe” không phải là một lý do chính đáng để giải thích với nhà tuyển dụng, người đã sắp xếp lịch làm việc của mình cho việc bạn đến đúng giờ.

Có một nguyên tắc là bạn nên đến phỏng vấn sớm khoảng 5 đến 10 để có thời gian thư giãn, đi vệ sinh nếu cần thiết và xem lại chiến lược của mình trước buổi phỏng vấn. Bạn có thể dễ dàng làm điều này bằng cách tra cứu các chỉ dẫn vào đêm hôm trước buổi phỏng vấn và sau đó xem xét về giao thông, chỗ đậu xe.

2. Quên mang theo bản sao hồ sơ tìm việc

Có một điều chắc chắn là bạn đã gửi hồ sơ của bạn qua email cho người quản lý tuyển dụng – đó là lý do tại sao bạn tham gia cuộc phỏng vấn ngay lúc này. Và toàn bộ lịch sử công việc của bạn cũng đã được đăng trên LinkedIn.

Nhưng đây có thể là một cơ hội cho bạn – trong khi nhà tuyển dụng có thể đã xem xét tất cả hồ sơ ứng tuyển gần đây có thể họ sẽ không nhớ được nhiều nữa. Đặc biệt là nếu họ xem nhiều hồ sơ ứng tuyển liên tục. Vì vậy, mang theo bản sao hồ sơ của bạn có hai tác dụng – nhắc họ nhớ rằng vì sao họ thích bạn và khiến bạn trông như đã chuẩn bị đầy đủ cho tất cả mọi thứ.

Bạn nên mang theo hai đến ba bản sao hồ sơ tìm việc để người bạn gặp có thể để nó trước mặt họ trong suốt cuộc trò chuyện với bạn.

3. Quần áo không phù hợp

Một người làm công việc viết bài quảng cáo đi phỏng vấn ở một công ty quảng cáo lớn đã mặc một bộ com-lê cùng với cà vạt. Giây phút ông bước vào và thấy rằng hầu hết mọi nhân viên đều mặc quần jean và mang giày thể thao, ông biết rằng mình sẽ không được nhận vào làm việc (và ông ấy đã đúng). Tin tốt là ông ấy đã học được bài học và lần phỏng vấn tiếp theo, ông ấy đã mặc quần áo thoải mái hơn – làm cho ông ấy có một buổi phỏng vấn tuyệt vời.

Trước khi bạn tham gia phỏng vấn, hãy tìm hiểu về phong cách ăn mặc của công ty. Hoặc để biết rõ ràng hơn, hãy tìm hiểu trên mạng xã hội của một nhân viên trong công ty.

Trong một số môi trường (chẳng hạn như các công ty khởi nghiệp hoặc lĩnh vực sáng tạo), mọi người thường ăn mặc giản dị hơn. Nhưng ngay cả trong các công ty đó, sẽ luôn có một chuẩn mực về cách ăn mặc mà bạn không được vi phạm. Vì vậy hãy tìm hiểu càng nhiều càng tốt để chứng minh bạn phù hợp với văn hóa của công ty thông qua cách ăn mặc của mình.

4. Không tìm hiểu về công ty

Ngày nay khá dễ dàng để tìm kiếm thông tin của một công ty. Vì vậy việc bạn không chuẩn bị chu đáo sẽ bị đánh giá cực kì không tốt. Bạn không cần phải biết lợi nhuận biên của công ty trong năm 2013, nhưng bạn nên biết những điều căn bản về những gì họ làm, cách họ làm và hướng phát triển của công ty.

Bạn có thể biết tất cả điều này bằng cách tìm kiếm các bài viết gần đây, thiết lập thông báo của Google để nhận được tin tức mới nhất về công ty gửi tới hộp thư của bạn, nói chuyện với bất cứ ai làm việc ở đó về văn hóa của công ty và các vị trí đang tuyển dụng.

Ít nhất, hãy tìm một người mà bạn sẽ cùng phỏng vấn hoặc làm việc trên LinkedIn và các phương tiện truyền thông xã hội để biết về công việc và tính cách của họ. Ví dụ, nếu bạn biết được rằng các bạn đã học cùng trường đại học hoặc cả hai đều nuôi chó, hãy thêm nó vào cuộc trò chuyện để kết nối thêm.

5. Không có câu hỏi nào cho nhà tuyển dụng

Với tư cách là người đã phỏng vấn hàng trăm ứng viên trong sự nghiệp của mình thì đối với tôi, hầu như không có gì khó chịu hơn việc khi bạn kết thúc cuộc phỏng vấn và hỏi “Vậy, bạn có những câu hỏi gì dành cho tôi không?” Và người đó thường nhìn vào các ghi chép hoặc tay của mình và nói, “Um, tôi nghĩ bạn đã trả lời tất cả mọi thứ rồi.”

Bạn có thể đến phỏng vấn với những câu hỏi cơ bản như “Nhiệm vụ hằng ngày của công việc này là gì?” Nhưng tôi không tìm kiếm người đặt những câu hỏi cơ bản, tôi đang tìm kiếm một người muốn làm việc ở đây. Vì vậy, thật sự rất tệ khi họ hỏi những câu hỏi về mục tiêu của công việc, sứ mệnh và văn hoá của công ty.

Điều đó có nghĩa là bạn nên đến cuộc phỏng vấn với một danh sách ít nhất 10 câu hỏi thông minh dành cho nhà tuyển dụng. Một vài câu hỏi nên mang tính chất cá nhân để nhà tuyển dụng gần như không thể trả lời chúng trong một cuộc trò chuyện dài 25 phút. Không phải câu hỏi cá nhân như “Bạn đã kết hôn chưa?” mà là “Làm thế nào để bạn xác định thành công của bạn trong nhóm?” Và “Công việc yêu thích của bạn trong vai trò hiện tại là gì?”.

Hãy nhớ rằng: Đây cũng là cơ hội để bạn phỏng vấn công ty bởi vì công ty cũng cần biết bạn. Hãy đặt những câu hỏi với suy nghĩ này trong đầu bạn.

Trong lần phỏng vấn tới, hãy nhớ những điều cơ bản trên. Nghe thì có vẻ đơn giản, nhưng hãy tin tôi: Bạn sẽ đi trước những người khác.

Theo interview.vn

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

2,769 lượt xem