Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

Hướng Dẫn Cơ Bản Cho Người Mới Bắt Đầu Về Các Công Cụ Phái Sinh

Giống như tên gọi của nó, công cụ phái sinh là một công cụ tài chính sinh ra từ một công cụ tài chính khác và bản thân nó được trao đổi mua bán như một loại hàng hóa. Các công cụ này là một trong những vấn đề khó hiểu nhất trong bộ môn Tài chính, và cũng có thể mang tới nhiều rủi ro nhất cho các nhà đầu tư.

Forward contract: Hợp đồng kì hạn. Đây là một thoả thuận giữa hai bên về việc mua hay bán một tài sản nào đó vào một thời điểm định trước trong tương lai. Do vậy, trong loại hợp đồng này, ngày kí kết và ngày giao hàng là hoàn toàn tách biệt nhau. Khi kí hợp đồng kì hạn, 2 bên chịu sự ràng buộc pháp lý chặt chẽ phải thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, trừ khi cả hai bên thoả thuận hủy hợp đồng.

Swap: Hợp đồng hoán đổi, thường được giao dịch trên sàn chứng khoán phi tập trung, khi đó hai bên kí hợp đồng để trao đổi dòng tiền mặt trong tương lai theo những công thức đã định sẵn. Swap có thể được xem là những danh mục đầu tư của hợp đồng kỳ hạn. Những biến số phải được xác định khi ký hợp đồng có thể là lãi suất, tỉ giá, giá chứng khoán hay giá hàng hóa.

Commodity: Hàng hóa, nguyên liệu thô như dầu thô, nông sản, vàng...

Công cụ phái sinh là gì?

Giống như tên gọi của nó, công cụ phái sinh là một công cụ tài chính sinh ra từ một công cụ tài chính khác và bản thân nó được trao đổi mua bán như một loại hàng hóa. Một trong những công cụ phái sinh phổ biến nhất là các hợp đồng tương lai – trong đó hợp đồng mua bán được kí kết ở thời điểm hiện tại, và được giao hàng trong tương lai.

Các công cụ phái sinh tồn tại song hành với tất cả các loại tài sản giao dịch trên thị trường tài chính, và thường được dùng để bảo hiểm rủi ro hoặc đầu cơ, nên một công ty có thể mua các hợp đồng kỳ hạn ngoại hối nhằm phòng hộ trước rủi ro biến động về tỷ giá xảy ra. Các công cụ này là một trong những vấn đề khó hiểu nhất trong bộ môn Tài chính, và cũng có thể mang tới nhiều rủi ro nhất cho các nhà đầu tư.

Mua và bán

Công cụ phái sinh được giao dịch trên cả sàn giao dịch chính thức và sàn giao dịch phi chính thức OTC*. Việc giao dịch các hợp đồng phái sinh diễn ra cả trên cả sàn giao dịch công khai**, nơi mà bạn sẽ thấy các nhà đầu tư phải gào lên hoặc ra dấu bằng tay để báo giá với nhau, và cả thông qua hệ thống giao dịch điện tử. Ngày nay chỉ còn một số ít các giao dịch diễn ra theo kiểu công khai.

* Over The Counter: Thị trường chứng khoán phi tập trung hay thị trường chứng khoán chưa niêm yết, được tổ chức theo hình thức mua bán thỏa thuận giá giữa người đầu tư và công ty chứng khoán, hoặc giữa công ty chứng khoán với nhau.

** Open Outcry: Một cơ chế giao dịch công khai để đảm bảo người tham gia có quyền lợi ngang nhau. Cụ thể, người tham gia dùng cử chỉ và âm thanh – tay và miệng - để thực hiện các lệnh giao dịch mua bán với các nhà môi giới tức là dùng cử chỉ và âm thanh – tay và miệng để thực hiện các lệnh giao dịch mua bán với các nhà môi giới.

Giao dịch các công cụ phái sinh trên sàn OTC kém minh bạch và cũng rủi ro hơn. Các hợp đồng được đàm phán riêng lẻ và được điều chỉnh sẽ được giao dịch trực tiếp giữa người mua và người bán, điều này đồng nghĩa với việc mỗi bên đều phải đối mặt với rủi ro bên kia không thanh toán được. Trên thực tế, các nhà đầu tư thường sử dụng cả sàn giao dịch phi tập trung và sàn chứng khoán niêm yết để tự phòng ngừa rủi ro cho mình.

Nó vận hành như thế nào?

Các công cụ phái sinh trước đây bao trùm cả thị trường tài sản gốc/ tài sản cơ sở***, thị trường nguyên liệu thô (commodity), vốn chủ sở hữu và các giao dịch ngoại hối. Các hợp đồng phái sinh được lập và giao dịch trong tất cả các trường hợp trên, bao gồm cả các công cụ phái sinh lãi suất (interest rate derivatives) và công cụ phái sinh về tín dụng (hoặc nợ).

*** Underlying asset: Loại tài sản sẽ được giao trên cơ sở mua hoặc bán, khi quyền chọn được thực hiện. Tài sản có thể là các tài sản tài chính (trái phiếu, cổ phiếu, ngoại tệ, lãi suất, hợp đồng tương lai, v.v), các loại nguyên liệu thô (dầu, vàng, gạo, cà phê, ngũ cốc, sắt, thép, v.v), dịch vụ (tiền điện, cước viễn thông, v.v).

Hoán đổi lãi suất có khối lượng giao dịch lớn nhất, chiếm gần 70% thị trường phái sinh trên toàn thế giới.

Vậy, hoán đổi lãi suất (interest rate swap) là gì? Hiểu một cách đơn giản, đây là một hợp đồng kì hạn mà 2 bên đồng ý trao đổi lãi suất cố định (fixed rate) với lãi suất thả nổi (floating rate). Ví dụ, bên A đồng ý thanh toán cho bên B một khoản với lãi suất cố định, và bên B đồng ý trả cho bên A với lãi suất thả nổi.

Công cụ phái sinh tín dụng (credit derivatives) là các công cụ có nguồn gốc từ thị trường nợ. Bạn có thể đã nghe đến cụm từ 'Hợp đồng bảo hiểm nợ xấu (Credit Default Swap - CDs)' trên mục tin tức - những hợp đồng này rất phổ biến khi mà người mua CDs thực hiện việc thanh toán định kì với người bán, và nhận tiền bồi thường nếu người bán không còn trả năng trả nợ. Người bán CDs sở hữu mọi khoản nợ không có khả năng thanh toán. Các công cụ phái sinh hoán đổi ngoại hối, như các hợp đồng hoán đổi ngoại hối, các hợp đồng kì hạn và các hợp đồng quyền chọn cũng rất phổ biến trên thị trường. Chúng cho phép người mua và người bán tận dụng được sự thay đổi về giá của một đồng tiền và một lần nữa, giúp họ phòng hộ rủi ro.

Hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn

Hợp đồng tương lai là một hợp đồng mua hay bán một tài sản với một mức giá nhất định, tại một thời điểm nhất định. Nếu bạn mua một hợp đồng tương lai, có nghĩa là bạn cam kết trả tiền mua tài sản tại một thời điểm nhất định. Nếu bạn bán một hợp đồng tương lai, bạn sẽ thực hiện cam kết bán tài sản cho người mua trong tương lai với một mức giá và thời điểm cố định. Thường thì, người bán hy vọng giá hàng hóa sẽ giảm, còn người mua hy vọng giá hàng hóa sẽ tăng

Một hợp đồng quyền chọn cho phép chủ sở hữu tài sản có quyền, nhưng không bị bắt buộc, mua hoặc bán tài sản cơ sở tại một mức giá xác định trong tương lai. Có 2 loại hợp đồng quyền chọn là quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán.

Vậy, giả sử chúng tôi quyết định mở một cửa hàng bán bánh và cho rằng giá bột làm bánh sẽ tăng trong thời gian ba tháng tới, ảnh hưởng đến lợi nhuận. Chúng tôi có thể bảo vệ chính mình bằng cách mua một hợp đồng tương lai cho bột, điều này đồng nghĩa với việc chúng tôi đã cố định giá bột sẽ mua, nên dù giá có tăng, chúng tôi vẫn chỉ phải trả số tiền trên hợp đồng.

Nếu chúng tôi muốn sử dụng một hợp đồng quyền chọn, chúng tôi chỉ mua cơ hội để mua bột mì trong tương lai thay vì nghĩa vụ phải mua nó như đối với một hợp đồng tương lai.

Ai mua và bán các hợp đồng phái sinh?

Có rất nhiều người tham gia vào thị trường này. Phần lớn các tổ chức tài chính không tập trung vào một loại tài sản duy nhất - họ mua và bán rất nhiều các công cụ để quản lý rủi ro và tạo ra lợi nhuận. Những tổ chức này bao gồm các nhà quản lý quỹ, quỹ phòng hộ, các thủ quỹ công ty và chính phủ, và họ được gọi là "bên mua” của thị trường.

Các quỹ phòng hộ nói riêng đã thúc đẩy sự tăng mạnh trong khối lượng mua bán các hợp đồng phái sinh trong những năm gần đây - một quỹ phòng hộ là một quỹ đầu tư được vận hành bởi các quỹ hưu trí hoặc những cá nhân (cực kì) giàu có nhằm tạo lợi nhuận trên số tiền họ nắm giữ, ví dụ như quỹ lương hưu của bạn. Những nhà môi giới, đại lý cũng mua bán công cụ phái sinh thay cho khách hàng, và nhận được hoa hồng từ hoạt động này.

Tại sao?

Như chúng tôi đã đề cập trước đây, đầu cơ và phòng hộ rủi ro là những lý do chính khiến người ta mua và bán công cụ phái sinh. Trong khi bản thân công cụ phái sinh không phải là một hình thức đầu cơ hay loại hình rủi ro, những vấn đề nghiêm trọng chỉ xảy ra khi người sử dụng không biết cách dùng, hoặc vì cả người mua và người bán đều không hiểu bản chất các công cụ này, hoặc vì những mục đích gian lận khác. Trong năm 2011, Citigroup đã phải nộp cho Ủy ban Chứng khoán nhà nước (SEC) khoản tiền 285 triệu USD sau khi ngân hàng này tạo ra một danh mục đầu tư với các khoản đầu tư đầy rủi ro liên quan đến tài sản thế chấp. JP Morgan mất đến 2 tỷ USD vào thị trường phái sinh tín dụng vì một loạt sai lầm và thất bại.

Sự phát triển nhanh chóng của thị trường phái sinh làm phát sinh nhiều mặt trái, do rất ít nhà đầu tư thực sự am hiểu về chúng. Ngay cả nhà báo Robert Peston của đài BBC, người được biết đến là người luôn theo dõi sát sao cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 cùng 30 năm kinh nghiệm trong nghề, cũng phải tuyên bố rằng chính ông cũng không thể hiểu được những khái niệm về các công cụ như CDSs và nghĩa vụ nợ có thế chấp (CDOs).

Theo saga.vn

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

298 lượt xem