Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

[IELTS Listening] 25 Lời Khuyên Khi Nghe Mang Lại Hiểu Quả Bạn Không Ngờ Tới

25 lời khuyên dưới đây chính là những “chiến lược” thiết yếu để bạn đạt được số điểm mà mình mong muốn trong bài thi:

  1. Dự đoán Topic: Bạn sẽ làm tốt hơn phần Listening nếu bạn định hình được một cách khái quát cuộc hội thoại mà mình đang nghe. Bởi vậy hãy tận dụng thời gian bạn có và xác định xem ai đang nói chuyện với ai và bối cảnh của cuộc hội thoại là gì.
  2. Dự đoán câu hỏi: Bạn cũng nên xác định loại thông tin mà bạn sẽ được nghe. Ví dụ, ở phần một, bạn sẽ thường phải nghe tên, số hoặc địa chỉ. Hãy dùng thời gian bạn được cho phép để đọc câu hỏi đồng thời xác định bạn cần điền gì vào chỗ trống. Một cái tên? Hay số? Hay một địa chỉ? Nếu nắm được rõ điều này, bạn sẽ bắt được câu trả lời tốt hơn khi nghe đấy.
  3. Dùng một phút để đọc lướt qua mỗi phần: Bạn có 30 giây cuối mỗi phần nghe để kiểm tra câu trả lời của mình, sau đó là 30 giây sau khi lật sang phần mới để nhìn lướt qua cả phần. Có nhiều Listening tips sẽ khuyên bạn nên kiểm tra lại những gì mình đã viết tuy nhiên điều này chẳng có ích gì nhiều bởi bạn đâu được nghe lại phần ấy lần nữa! Bởi vậy, thay vào đó, hãy chuyển sang phần tiếp theo ngay lập tức và bạn sẽ có một phút (thay vì 30 giây) để đọc qua phần sau. Đây là cách dùng thời gian tốt nhất.
  4. Cẩn thận với thứ tự các câu hỏi: Đối với các bảng, biều đồ và đồ thị, không phải bao giờ các câu hỏi cũng nhất thiết đi từ trái sang phải. Vậy nên hãy kiểm tra thứ tự câu hỏi để tránh bị “lạc” và trở nên lúng túng nhé.
  5. Đọc hai câu hỏi cùng một lúc: Có hai lý do cho việc này. Đầu tiên, có một số câu hỏi sẽ có đáp án ngay gần nhau trong một câu hội thoại nên bạn sẽ có thể để lỡ một câu nếu bạn chỉ nhìn vào một câu hỏi. Thêm vào đó, bạn cũng có thể không biết rằng mình đã để lỡ mất câu ấy và kết quả là không theo kịp được đoạn hội thoại. Việc này rất nguy hiềm đấy.
  6. Tiếp tục kể cả khi bạn vừa lỡ mất một câu trả lời: Nếu bạn nhận ra mình vừa bỏ lỡ mất một câu, hãy quên nó ngay đi và chuyển sang câu khác, bởi bạn chẳng thể làm gì với nó cả. Bạn có thể đoán câu trả lời sau, khi bạn chép đáp án vào phiếu. Tương tự trong trường hợp bạn bỏ qua hai hay ba câu. Đừng hoảng loạn mà hãy tập trung vào những câu tiếp theo. Mất đi một vài câu có thể cũng không ảnh hưởng nhiều đến kết quả của bạn.
  7. Quan sát người khác nếu bạn hoàn toàn không biết bài nghe đang ở đâu: Khi rơi vào trường hợp này, hãy nhìn các người dự thi khác khi họ lật những trang bài thi. Nó sẽ giúp bạn định hình lại được đấy.
  8. Chú ý cách họ diễn giải: Thông thường, những gì bạn nghe được sẽ không giống y hệt như những gì được viết trong câu hỏi, bởi nếu vậy thì quá dễ. Họ sẽ dùng các từ đồng nghĩa để thay thế. Hãy chú ý điều này.
  9. Lờ đi những từ mà bạn không hiểu: Đôi khi trong bài nghe bạn sẽ gặp phải những từ bạn không biết. Đừng lo lắng hay hoảng loạn, bởi nhiều khi bãn cũng không nhất thiết phải hiểu những từ ấy, hoặc bạn cũng có thể đoán.
  10. Gạch chân dưới những từ quan trọng: Khi bạn đọc qua một phần nghe, nhất là những phần khó hơn như phần 3 và phần 4, hãy gạch chân dưới những từ quan trọng (có thể là tên, địa điểm, ngày, …). Và hãy nhớ, như chúng ta đã nói ở trên, các từ đồng nghĩa sẽ được họ sử dụng cho các câu hỏi.
  11. Cẩn thận với các lỗi chính tả hoặc ngữ pháp: Khi bạn chép đáp án vào phiếu trả lời, hãy cẩn thận những điều này. Đáp án của bạn sẽ bị gạch đi nếu bạn viết sai chính tả hoặc không hợp ngữ pháp đấy. Đối với ngữ pháp, hãy dùng các câu hỏi trong đề, nó sẽ giúp bạn xác định được từ bạn cần điền là loại gì (động từ, danh từ, tính từ,..)
  12. Bạn có thể dùng cách viết Anh-Mỹ hay Anh-Anh đều được: Điều này đã được khẳng định trên trang chính thức của IELTS: “IELTS chấp nhận cả Anh-Anh và Anh-Mỹ đối với chính tả, ngữ pháp và cách lựa chọn từ ngữ.”
  13. Đừng lo lắng về những thứ bạn viết trong tờ đề: Hãy nhớ rằng chẳng có ai đọc hay chấm điểm những gì bạn ghi ở đấy cả. Vậy nên đừng phí thời gian sửa lỗi chính tả hay ngữ pháp gì ở phần này. Ghi những gì mình nghe được rồi chuyển ngay sang phần sau và tập trung lắng nghe. Khi chép đáp án vào phiếu trả lời, bạn có thể kiểm tra chính tả hay ngữ pháp sau.
  14. Đọc kĩ hướng dẫn: Một lời khuyên vô cùng quan trọng cho tất cả các phần nghe là hãy đọc kĩ hướng dẫn. Nó sẽ cho bạn biết bạn cần điền bao nhiêu từ. Nếu bài thi yêu cầu bạn điền không quá 2 từ mà bạn lại điền 3 từ thì đáp án của bạn là sai. Và hãy chỉ điền những thứ mà bài thi yêu cầu. Ví dụ như khi đề thi là “at ….. pm” và bạn ghi “at 5pm” trong phiếu trả lời thì sẽ sai ngay. Bạn chỉ cần ghi “5” bởi đó là thông tin còn thiếu.
  15. Dùng chữ thường hay chữ hoa: Đây là câu hỏi thường gặp và điều này cũng đã được khẳng định trong trang chính thức của British Council: “Bạn có thể viết câu trả lời bằng chữ thường hay chữ hoa.” Điều này có nghĩa là nếu bạn ghi “paris” thay vì “Paris” thì đáp án của bạn vẫn đúng. Tuy nhiên, bạn cũng nên cố gắng viết hoa đúng quy tắc để đảm bảo an toàn. Trong thường hợp bạn không biết chữ cái đầu tiên của một từ là viết hoa hay thường, hãy viết hoa toàn bộ từ đó.
  16. Làm quen với ngữ giọng Anh-Anh: Một lời khuyên bổ ích cho phần nghe là hãy làm quen với tất cả loại giọng: Úc, Mỹ, Canada, New Zealand và các nước EU. Tuy nhiên, phần lớn bài thi thường là giọng Anh-Anh (giống như đối với TOELF chủ yếu là giọng Anh-Mỹ). Vì vậy hãy tập quen với giọng Anh-Anh.
  17. Luyện tập cách phát âm chữ và số: Trong bài thi chữ và số có thể được đánh vần. Do vậy, hãy chắc chắn rằng bạn có thể phân biệt được sự khác biệt giữa cách đánh vần của các ngữ giọng khác nhau.
  18. Cẩn thận với những gì mình viết: Người nói trong bài nghe thường đưa ra một câu trả lời rồi tự sửa lại. Vì vậy đáp án đầu tiên có thể là sai.
  19. Đừng để trống câu trả lời: Bạn sẽ không bị trừ điểm nếu bạn trả lời sai. Vì vậy hãy đoán câu trả lời rồi điền vào những chỗ bạn không nghe được.
  20. Chép đáp án vào phiếu trả lời một cách thật chính xác: Nếu bạn chép đáp án đúng vào sai vị trí thì kết quả là bạn sẽ sai. Điều này rất dễ xảy ra khi bạn để trống câu trả lời trong tờ đề rồi chép nhầm đáp án vào câu ấy trong phiếu trả lời. Vì vậy hãy lấp đầy tất cả, đừng để trống chỗ nào.
  21. Kiểm tra câu trả lời: Hãy đảm bảo bạn kiểm tra lại lần nữa chính tả và ngữ pháp khi bạn chép đáp án.
  22. Nghe cẩn thận: Nghe cẩn thận và tập trung trong toàn bộ bài nghe. Đừng để bị sao nhãng bởi bất cứ thứ gì xung quanh bạn. Đừng hoảng loạn nếu bạn nghĩ rằng mình đã bỏ lỡ hay làm sai một vài câu, điều này cũng sẽ làm bạn bị sao nhãng khỏi bài thi.
  23. Luyện nghe: Đây là điều quan trọng nhất. Hãy luyện tập nhiều nhất có thể! Không chỉ với bài test mẫu, bạn hãy cố tiếp xúc một cách tối đa với việc nghe Tiếng Anh. Tìm những thứ trong tầm trình độ của bạn, bởi sẽ chẳng có ích gì nếu bạn nghe BBC World trong khi bạn không hiểu gì cả. Tìm nguồn nghe trên mạng phù hợp với trình độc của bạn rồi tăng dần lên. Đừng lo lắng nếu chúng không liên quan gì đến bài thi IELTS, tất cả những thứ khác vẫn có thể giúp bạn cải thiện rất nhiều. Nghe những gì bạn thích có thể khiến bạn trở nên hứng thú hơn.
  24. Luyện nghe các bài thuyết trình: Phần cuối của Listening thường là một bài thuyết trình, vì vậy hãy tìm các bài thuyết trình để luyện nghe và take notes. Các bài thuyết trình thường theo một khuôn cụ thể, ví dụ như phần mở đầu sẽ giới thiệu chủ đề và các ý chính, và có các dấu hiệu để bạn nhận biết nếu họ đang so sánh (“although”) hay đang chuyển sang ý khác (“Now I’ll discuss…”). Bạn có thể tập nghe các bài TED bởi nó có phần transcriptions có thể giúp bạn đối chiếu.
  25. Học đồng thời nghe và viết: luyện nghe rất quan trọng. Nhưng hãy nhớ rằng trong bài thi bạn phải đồng thời vừa nghe vừa viết. Vì vậy bạn cũng cần luyện kĩ năng viết nữa. Bạn có thể dùng các bài test mẫu để nghe và tập note lại. Điều này giúp bạn có thể luyện cả hai kĩ năng cùng một lúc.

Nguồn: http://www.ieltsbuddy.com/

 

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

2,290 lượt xem