Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

Khám Phá Bí Mật Kim Tự Tháp Về Kỹ Năng Quản Lý

Hành trình trở thành một nhà quản lý đòi hỏi sự đầu tư không ngừng nghỉ để tiếp thu và làm chủ những kỹ năng và hành vi mới. Kim tự tháp về Kỹ năng Quản lý (Kammy Haynes) mang lại một công cụ tiện lợi trong việc miêu tả những bộ kỹ năng khác nhau mà các nhà quản lý thành công đã ‘dày công khai phá’ và phát triển từng ngày cho bước đường sự nghiệp của mình.

Bài viết này sẽ cung cấp phần giới thiệu cho chủ đề phát triển kỹ năng quản lý đồng thời đề cập cái nhìn toàn cảnh về Kim tự tháp kỹ năng quản lý.

Nắm bắt vai trò của nhà quản lý:

Vai trò của nhà quản lý trong những doanh nghiệp “vận động tức tốc, biến đổi không ngừng” là vô cùng phức tạp. Mặc dù kỹ năng quản lý luôn “chảy trong máu” của các nhà lãnh đạo, song cái mác của nhà quản lý đa phần vẫn ám chỉ những người chịu trách nhiệm cho đội ngũ và các hoạt động nghiệp vụ có khối lượng công việc khổng lồ. Các nhà quản lý hiện diện trên nhiều ‘mặt trận’, trong vai trò ‘tiếp cận’ khách hàng và xuyên suốt tổ chức trong vai trò trung cấp và cao cấp.

Trách nhiệm chính của nhà quản lý bao gồm:

  • Cung cấp hướng dẫn hàng ngày cho nhóm hay đội ngũ để giúp họ hoàn thành tốt chức năng hay nhiệm vụ cụ thể – những công việc hỗ trợ kế hoạch chiến lược của tổ chức.
  • Đảm bảo các chính sách, quy trình và tiêu chuẩn của tổ chức đối với hiệu suất làm việc và hành vi ứng xử hàng ngày.
  • Hỗ trợ sự phát triển của các thành viên trong nhóm và toàn đội thông qua việc huấn luyện, đưa ra phản hồi và thiết lập mục tiêu.
  • Tham gia vào công việc tuyển dụng, đánh giá, đào tạo, và sa thải định kỳ các thành viên trong nhóm.
  • Đưa ra phản hồi về hiệu quả công việc của cá nhân và nhóm cho quản lý cấp cao thông qua quá trình báo cáo và họp báo.
  • Tham gia hợp tác cùng đồng nghiệp trong các nhóm chức năng để giải quyết vấn đề liên ngành và cải tiến tổ chức.
  • Tham gia với các nhóm khác và quản lý cấp cao trong các sáng kiến phát triển mục tiêu và chiến lược.

Kim tự tháp về Kỹ năng Quản lý:

Để thành công trong sự nghiệp quản lý, các nhà quản lý cần trau dồi nhiều kỹ năng. Cấu trúc kim tự tháp thể hiện mức khó khăn tăng dần của kỹ năng quản lý mà bạn phải làm chủ ở từng cấp độ, đồng thời cũng tiết lộ cách thức những kỹ năng quản lý này tác động lẫn nhau để giúp bạn đạt được thành công trong sự nghiệp quản lý. Đó là lý do Kim tự tháp về Kỹ năng Quản lý ‘ra đời’. Mỗi cấp bậc của Kim tự tháp về Kỹ năng Quản lý được liệt kê và thảo luận như sau.

Kim tự tháp về Kỹ năng Quản lý, Cấp 1:

Cấp độ 1 của Kim tự tháp về Kỹ năng Quản lý thể hiện những kỹ năng cơ bản mà một nhà quản lý phải làm chủ để đảm bảo các hoạt động của tổ chức được hoàn thành đúng nhịp độ, chất lượng và chi phí. Dưới đây là những công việc quản lý cơ bản:

  • Lên kế hoạch: xác định nhu cầu nguồn lực và các đầu tư cần thiết; lập lịch biểu hoạt động và công việc của cả nhóm rồi hoạch định nhu cầu trong tương lai.
  • Tổ chức: kết cấu tổ công tác; xác định cấu trúc báo cáo, thiết lập các quy trình hợp tác.
  • Định hướng: đưa ra hướng dẫn hàng ngày để đảm bảo hoạt động phù hợp với tiêu chuẩn công ty.
  • Điều khiển: điều hành, theo dõi và báo cáo năng suất, hiệu quả, chi phí và chất lượng.

Kim tự tháp về Kỹ năng Quản lý, Cấp 2:

Di chuyển lên phía trên kim tự tháp và vượt qua các nhiệm vụ giám sát quản lý cơ bản trong Cấp độ 1, bạn sẽ phải đối mặt với việc trau dồi và tăng cường kỹ năng quản lý nhân sự. Đây thường được coi là những ‘kỹ năng mềm’ trong quản lý và tài liệu lãnh đạo, góp phần cấu thành lên Cấp độ 2 của Kim tự tháp về Kỹ năng Quản lý. Đó là những kỹ năng quản lý nhằm thúc đẩy và phát triển kỹ năng của nhân viên. Dù số lượng kỹ năng yêu cầu trong Cấp độ 2 là rất lớn, song chúng được tổng hợp lại thành những nhóm sau:

  • Động lực: làm thế nào để tạo ra môi trường làm việc có thể khuyến khích mọi người tham gia và nỗ lực hết mình.
  • Đào tạo: làm thế nào để đảm bảo các thành viên trong nhóm có những kỹ năng cơ bản và cần thiết để thực hiện nhiệm vụ hoặc chức năng phòng ban.
  • Huấn luyện: làm thế nào để giúp các thành viên trong nhóm khám phá cách cải thiện hiệu suất và hành vi để nâng cao thành tích cá nhân và nhóm.
  • Sự tham gia của nhân viên: làm thế nào để khuyến khích hợp tác, giải quyết vấn đề và đổi mới công việc hàng ngày.

Kim tự tháp về Kỹ năng Quản lý, Cấp 3:

Trong quá trình “mài giũa” kỹ năng ở cấp thấp hơn trên kim tự tháp, việc tự phát triển bản thân trở thành một nhiệm vụ ngày càng quan trọng. Cấp độ 3 của Kỹ năng Quản lý bao gồm:

  • Tự quản lý: làm thế nào để thúc đẩy, tương tác với người khác và điều hướng những thách thức trong công việc hàng ngày và đời sống quản lý.
  • Quản lý thời gian: học cách đầu tư thời gian trong ngày một cách hiệu quả.

Trong các kỹ năng trên, quản lý thời gian được xem là kỹ năng đặc biệt nhất bởi nó đóng vai trò quan trọng đối với sự thành công của bạn.

Kim tự tháp về Kỹ năng Quản lý, Cấp độ Cao nhất:

Đỉnh chóp của Kim tự tháp về Kỹ năng Quản lý nằm ở việc lãnh đạo. Các nhà lãnh đạo thực hiện nhiều nhiệm vụ của nhà quản lý, và trên thực tế, các nhà quản lý cũng có thể làm lãnh đạo. Các nhà lãnh đạo tập trung nhiều hơn vào việc định hướng tầm nhìn và đảm bảo chiến lược phù hợp với tầm nhìn và sứ mệnh đó của công ty, đồng thời ít chịu trách nhiệm trong công tác hoàn thành công việc.

Sự phát triển Kỹ năng Quản lý và Kim tự tháp:

Mặc dù kim tự tháp được sử dụng như một phương tiện trực quan hiển thị các bộ kỹ năng của nhà quản lý, nhưng trên thực tế, nhà quản lý “nằm vùng” ở nhiều cấp độ cùng một lúc. Quản lý đòi hỏi nhiều yếu tố ở tất cả các cấp độ được phác thảo trong kim tự tháp. Sự phát triển của bạn sẽ không nhất thiết phải tiến hành theo tiến trình thông thường từ dưới lên đỉnh của kim tự tháp mà là sự tác động gián đoạn đến các hoạt động và kinh nghiệm học tập ở mọi cấp độ.

Lời kết:

Như lời của một nhà thông thái: “Không ai cần một nhà quản lý không thể lãnh đạo và một nhà lãnh đạo không thể quản lý”. Những công cụ như Kim tự tháp về Kỹ năng Quản lý được khuyến khích sử dụng như một hướng dẫn tổng quát soi đường chỉ lối cho mỗi cá nhân. Các nhà quản lý thành công nhất sẽ tự phát triển bản thân mình một cách nghiêm túc, tập trung vào việc học tập và cải thiện bản thân không ngừng nghỉ tại nơi làm việc.

Theo job-press.vn

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

2,994 lượt xem