Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

Kinh Nghiệm – Học Và Thi IELTS – Có Bao Nhiêu "Xổ Ra Tuốt"

Hôm nay có thể coi như là ngày kết thúc thời gian luyện IELTS bắt đầu từ tháng 3 với kết quả Overall Band Score là 8.0. Tớ viết note này để chia sẻ cùng các bạn sắp thi IELTS một số phương pháp và thủ thuật nhặt nhạnh được trên con đường học tiếng Anh thú vị này.

 

Đầu tiên, ĐỘNG LỰC – ĐỘNG LỰC – ĐỘNG LỰC!!!

 

Tớ không làm ở công ty sản xuất bóng đá nhé :D Ôn IELTS khá mất thời gian và càng về sau lên càng chậm, nên trước khi bắt đầu học thì trong đầu luôn luôn đưa ra vài lý do quan trọng thực sự để thúc đẩy bản thân, ví dụ đi du học, lấy học bổng, vị trí công việc tốt, đam mê tiếng Anh… và với bộ lý do đó, xác định một mức điểm sàn để mình phấn đấu. Theo tớ thì cứ xác định cao vào (8, 9 cho máu), giống như thi đại học mẹ tớ vẫn bảo cố học thừa ra một tý đi thi bớt lại là vừa.

 

IELTS thực sự không khó. Các band 7.5, 8, 8.5 là hoàn toàn có thể đạt được. Với band 9 thì tối thiểu 4 kỹ năng phải là 9 – 9 – 8.5 – 8.5 – tức là tổng điểm từ 35/36, lúc đó thì ngoài khả năng, sự cố gắng thì còn cần may mắn nữa (chủ đề tủ, bài nghe dễ, examiner thân thiện…).

 

Quay lại về quá trình học IELTS của tớ. Bắt đầu từ tháng 3 khi tớ khởi đầu luyện tập. Background của tớ là khá ổn về grammar, còn lại mấy thứ khác phình phường, trước có học đây đó nhưng không bài bản nên kiến thức cũng bỏ ta mà đi. Tự chấm cho mình nếu thi ở thời điểm đó thì khoảng 5.5.

 

Một tuần học 2 buổi, nói chung kiến thức cũng vừa phải, chủ yếu đi học là để có hứng tự học. Mỗi ngày bỏ ra 1h để tự học, về từng kỹ năng của tớ thì như sau:

 

Listening:

Làm bài, làm bài và làm bài. Tuần 2 bài practice test được giao là cũng đủ. Chăm hơn có thể down thêm bộ Cambridge 1 – 8, 3 quyển Practice Tests Plus (khó hơn cả đề thi thật), Achieve IELTS Practice Test Book, Official IELTS Practice Material… Nửa thời gian đầu thì cứ nghe đi nghe lại đến khi nào chịu thì thôi, nửa thời gian sau có nền tàm tạm rồi tốt nhất nghe một mạch như thi để tạo phản xạ.

Luyện nghe thêm các nguồn bên ngoài. Hai nguồn tớ rất thích là Audiobook các quyển sách hay (truyện, sách self – help, giáo trình =.=!) và xem phim phụ đề tiếng Anh, vừa relax vừa có ích. Tùy trung tâm, nếu là BC thì nghe thêm BBC, nếu là IDP thì nghe thêm Insearch IELTS. Dại dột của tớ là đăng ký IDP mà toàn nghe British English, đến khi thi Speaking gặp phải examiner nói quá khó nghe, thế là bỏ mất 1 câu trong Part 3, mất toi 0.5 – 1 điểm.Đoán mò là một nghệ thuật :”>

Reading:

Chủ yếu vẫn là luyện test như Listening. Có lẽ không ai không biết tuyệt chiêu skim and scan. Cách học của tớ hơi khác. Với mỗi bài reading trong 60 phút với 3 passages, tớ bỏ ra 7 – 10 phút cho mỗi passage để đọc kỹ từng chữ cho đến khi hiểu. Sau đó thì có thể scan rất nhanh, chỉ khoảng 5 – 7 phút. Như vậy cộng lại, bài reading có thể làm trong 45 – 50 phút, vẫn còn 10 – 15 phút ngồi check lại. Phần kiểm tra lại rất quan trọng, nó đã cứu tớ 3 câu sai trong ngày thi. Chú ý rằng chiến lược này sẽ hiệu quả hơn nếu kỹ năng đọc của bạn cũng tương đối rồi (độ 6.5)

 

Writing: 

Tập viết đều đặn, tuần 2 bài trở lên nếu có thể. Lúc mới học thì tốt nhất nên đi theo các templates có sẵn, tự tin rồi thì có thể phá cách. Tớ thì chủ yếu là đọc các samples band 8 – 9 và học các cái hay ở đó.

 

Task 1: cái này thì chỉ cần luyện nhiều là OK. Nhớ là có phần Overview (để ở đầu bài hay cuối bài đều được). Cái này khi thi tớ thiếu vì thấy còn 40 phút nhảy qua Task 2 luôn, viết xong Task 2 thì hết giờ, không kịp bổ sung. Thế nên là các bạn cố gắng viết thật nhanh vào, ngoáy tý cũng được miễn đừng sai chính tả.

 

Task 2: 5 vấn đề chính khi làm bài là: 1) Quá nhiều ý tưởng trong đầu, 2) Quá ít ý tưởng trong đầu, 3) Quá mất thời gian với mở bài, 4) Mở – thân – kết không chặt chẽ, chẳng liên quan gì đến nhau, position của người viết không rõ ràng 5) Từ dùng không chuẩn, không hay, không rộng…

– Xác định tinh thần đúng đắn: Task 2 không phải để đánh giá kiến thức, mà là đánh giá khả năng ngôn ngữ, do đó việc có quá nhiều ý tưởng lại là dở, vì 250 từ thì không đủ ý, mà thời gian thì không có nhiều để viết dài hơn. Chúng ta chỉ cần vài ý ngon lành, và cứ bám vào đó. Trước khi làm bài thì bỏ ra khoảng 3 – 5 phút nghĩ ý tưởng, trong đầu nghĩ ra cái gì thì cứ viết vào giấy, rồi sắp xếp.

– Mở bài: đẹp là quanh 50 words, với 3 câu: Câu mở đầu, câu mở rộng/đánh giá vấn đề, câu dẫn dắt vào thân bài.

 Sự chặt chẽ và sự rõ ràng: cái này là một trong những vấn đề ảnh hưởng nhất tới điểm số. Tốt nhất là: Vấn đề cần được đề cập và phân loại trong mở bài (nói rõ các ý bằng 1 – 2 từ hay), được diễn giải đúng như thế trong thân bài, và được nhắc lại và tổng quát hóa trong kết luận. Không lan man dài dòng. Tránh mập mờ, mập mờ là cách viết của người bản xứ, nhưng ngay cả examiner cũng có người chuộng người không và thi IELTS tốn tiền lắm không đánh cược được :D

– Cách dùng từ: Từ lạ/độc/chuyên nghiệp nếu được dùng đúng chỗ sẽ có tác dụng rất lớn, nếu dùng sai thì rất kệch cỡm, giống như mặc quần tụt đi đám hiếu đám hỉ vậy, nên cần hiểu rõ cách sử dụng. Để luyện thì có các quyển sau: Academic Vocabulary in Use, Vocabulary For IELTS, English Vocabulary in Use – Advanced, Check Your Vocabulary for English for the IELTS Examination. Bạn nào trâu bò thì rất nên học bộ Verbal Advantage (audiobook), một bộ tuyệt hay dạy academic vocabulary cho người bản xứ (nghe hết phê luôn).

– Chuyển ý mượt mà sẽ được đánh giá cao.

– Học Collocation và Thesaurus: Collocation thì cứ English Collocations in Use (Intermediate & Advanced) mà giã. Thesaurus khi tập viết thì tra từ điển, để nhớ lâu thì Verbal Advantage là lựa chọn số một.

 

Speaking:

Luyện phát âm: tớ thì vớ được tài liệu hay hay thì thường ngồi tự đọc to thành tiếng, thấy cũng có tác dụng cao. Từ nào không biết thì check lại từ điển (OALD8 và Cambridge English Pronouncing Dictionary). Nhớ phát âm chuẩn phần s – es – ed, cái này dân ta đi thi hay sai.Luyện Intonation: cái này thì phải nghe nhiều, tớ suggest là nghe BBC nếu thích giọng Anh và CNN nếu thích giọng Mỹ. Xem phim luôn là lựa chọn đầu tiên của tớ :x. Tìm mấy bài hùng biện của các diễn giả rồi đứng trước gương đọc, cố gắng lên xuống như họ. Nên dùng kèm quyển English Pronunciation in Use – Advanced. Luyện Idea: vấn đề là chúng ta phải có cái để nói và có ngôn từ về chủ đề đó. Có thể dùng bộ IELTS Speaking của Mark Allen. Ai nói được giống như thế khi thi bảo đảm chín chấm :D Nghe cái này cũng đã giúp tớ có ideas để làm task 2 vì bộ của Mark Allen có rất nhiều topic hay.Nên tham gia các câu lạc bộ nói tiếng Anh để tăng thêm sự tự tin.

Sau khi học xong khóa học vào giữa tháng 8, tớ đăng ký thi thử và được 6.5 với band điểm đáng thất vọng ở phần Writing là 5 :( quá nhiều ý nên chẳng có ý nào ra hồn cả. Phải sửa lại cách học (như đã trình bày ở trên nhưng khi làm bài vẫn quên).

Ngày thi đến. Chúng ta sẽ ngồi 1 lèo trong phòng tầm gần 4 tiếng, thi Listening đầu tiên. Chú ý là phải ăn sáng, vì đói bụng rất dễ bị lãng tai khi nghe. Thêm nữa là trước khi vào phòng thi nhớ đi vệ sinh và hạn chế uống nước, tránh tình trạng khẩn cấp :”> làm bài viết thì nhiều khả năng sẽ không có thời gian đếm chữ và sửa, tập nhiều thì áng chừng được và cố gắng viết phát nào ngon phát ấy.

Toàn bộ các tài liệu ở trên các bạn có thể tìm ở: http://filecrop.com/

Đây là các sample Writing 8 – 9 cộng với mind map tớ làm về các templates để viết Task 2, hy vọng cũng sẽ có ích: http://www.mediafire.com/?f6s90rfpbl4qcwk

Bạn nào muốn có cái nhìn đầy đủ hơn về trình tự xây dựng kiến thức nền có thể đọc thêm: http://www.facebook.com/notes/bui-hai-anh/n%C3%A2ng-cao-background-knowledge-skills-cho-ielts-m%E1%B

Chúc các bạn của tớ và những ai có mục tiêu du học, săn học bổng, làm công ty nước ngoài… thành công với chuyến tàu IELTS ^_^

 

Nguồn: http://scholarshipplanet.info/vi/kinh-nghiem-hoc-va-thi-ielts-co-bao-nhieu-xo-ra-tuot-d/

 

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

9,789 lượt xem