Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

Làm Sao Để Có Tư Duy Phản Biện Tốt? - Một Kỹ Năng Khó, Những Đáng Học

Bạn cảm thấy tư duy phản biện là dễ hay khó? Nếu bạn nghĩ rằng tư duy phản biện là khó thì hãy nhớ rằng luôn luôn có người có thể giúp đỡ bạn. Có ai lắng nghe tôi không? Oh, có đấy !

1. Ôi, loài người !

Bạn đang bước tới một ngã 4 có đèn tín hiệu giao thông. Tín hiệu đèn vẫn chưa chuyển xanh nhưng bạn không nhìn thấy một chiếc xe nào băng tới và bạn nảy ra ý định cứ bước tiếp về phía trước. “Điều này không giống với những gì xảy ra thường ngày với tôi”, bạn tự nói với chính mình một cách thầm lặng. Nhưng bạn cảm thấy một bàn tay QUY LUẬT vô hình giữ bạn lại. Câu nói “ĐỪNG VƯỢT ĐÈN ĐỎ” lóe lên trong tâm thức của bạn và làm bạn chùn bước. Điều này có nghĩa gì? Làm sao một thứ vô hình như vậy lại có thể có ảnh hưởng như vậy tới suy nghĩ và hành vi của bạn? Chúng ta sẽ bỏ qua không bàn đến việc liệu một người có đúng hay không khi  phá vỡ một quy tắc luật lệ vì nó nằm ngoài phạm vi của khóa học này, nhưng có những câu hỏi triết học rất thú vị về chuyện như thế nào là tuân theo quy luật.

Hãy xem xét câu hỏi cuối cùng trước. Trong suốt lịch sử triết học, khả năng lý trí luôn được cho là năng lực riêng biệt của con người. Plato và Aristotle lại càng khẳng định điều này, tất cả những năng lực khác như  cảm giác, tiêu hóa, sinh sản, hô hấp… đều có xuất hiện ở những loài không phải con người. Khả năng lý trí và khả năng bật cười (hiểu được chuyện cười) có liên hệ rất chặt chẽ với nhau. Hãy xem câu nói sau: “Trong cái rủi, lại có cái xui”. Nếu đúng logic hay đúng QUY LUẬT, thì từ “xui” phải được thay bằng một từ khác ngược nghĩa hoàn toàn với từ “rủi”, hay đúng hơn phải là “trong cái rủi lại có cái may”, nhưng câu trên đã không tuân theo logic đó mà dùng một từ đồng nghĩa với từ “rủi” là từ xui, khiến người nghe bất ngờ và bật cười. Làm sao chúng ta có thể bật cười nếu chúng ta không có khả năng NHẬN RA QUY LUẬT?

Khóa học này được đặt tên là META vì một lý do. Chúng ta đã thấy được tầm quan trọng của việc suy nghĩ về tư duy, các yếu tố để tạo lên một lập luận thuyết phục và việc tư duy có thể bị sai lệch bởi ngụy biện, thành kiến, những quyêt định trực giác hay vội và và sự khái quát hóa bừa bãi. Một trong những yếu tố làm nên khả năng lý trí là khả năng xem xét và phê bình tư duy của người khác. Tôi đã nghĩ về vấn đề đó đủ rõ ràng chưa? Tôi đã nghĩ đến những lời giải thích nào khác chưa? Tôi đã đủ lý do và bằng chứng để rút ra kế luận như thế này chưa? Tôi còn có thể tìm thấy câu trả lời cho câu hỏi của tôi ở những nơi nào khác? Tôi có sẵn sàng phủ nhận hay cho những giả thiết của mình là sai hay không cho dù những giả thuyết này vẫn thường giúp tôi có những quyết định đúng đắn trong quá khứ?

Khi chúng ta tự hỏi những câu hỏi như thế này, tức là chúng ta đang lý trí, hay nói theo cách của Wilfred Sellars, là “không gian của lý lẽ” (space of reasons). Học cách tư duy phản biện và tư duy triết học là học cách tuân thủ ít nhất 3 quy tắc cở bản để tư duy tốt:

  1. Quy tắc hợp lý: Hình thành niềm tin dựa trên các căn cứ rõ ràng (lý do, dữ kiện thực tế, lập luận tốt).
  2. Quy tắc nhất quán: Khi lập luận cần tránh sự thiếu nhất quán
  3. Nguyên tắc về lòng nhân ái: Luôn luôn cố gắng hiểu hàm ý của một lập luận một cách rõ ràng nhất có thể trước khi đưa ra các lập luận phản bác lại. (Nếu chúng ta không làm được điều này sẽ dẫn đến lỗi ngụy biện “bù nhìn rơm”, và những lập luận không một ai có thể dùng lý trí để bào chữa được)

Sống một cuộc đời lý trí là cố gắng tuân thủ những quy tắc này. Trở lại ví dụ vượt đèn đỏ ở trên, những quy tắc này cũng giống như cái BÀN TAY VÔ HÌNH kéo chúng ta lại khi ta cố tình vượt đèn đỏ. Nhưng trong một số trường hợp, vì vội vàng tôi vẫn băng qua đèn đỏ, nhưng nhữn hành động như thế này có phải là một phần của một đời sống có lý trí hay không? Tôi có thể biện minh những hành động như thế này đối với bản thân tôi và với những người khác hay không? Tôi có thể khuyến nghị hành động như thế này đối với bất kì ai ở trong tình huống như thế này của tôi? Nếu những hành động của tôi không vượt qua được bài test “agent neutrality” – tức là bất kì một con người có lý trí nào ở vào hoàn cảnh tương tự cũng sẽ hành động giống tôi – thì những hành động của tôi được coi là thiếu lý trí.

Ngay từ thời xa xưa, đã có những nhà triết học, điển hình là Zeno, đã đưa ra những nghịch lý nhằm thách thức khả năng lý trí của con người. Ba nghịch lý vững nhất và nổi tiếng nhất là – nghịch lý Achilles và con rùa, lý lẽ của sự phân đôi và mũi tên bay – sẽ được trình bày chi tiết dưới đây.

Những lập luận này của Zeno có lẽ là những ví dụ đầu tiên của một phương pháp chứng minh thường được gọi là Reductio ad absurdum (phương pháp bác bỏ một luận đề bằng cách chứng minh, nếu lý giải chính xác theo từng chữ, nó sẽ dẫn đến một cách vô lý) hay còn được gọi là phương pháp chứng minh đảo ngược. Những nghịch lý này cũng được ghi nhận như là nguồn gốc của biện chứng pháp được Socrates sử dụng.

Ví dụ về nghịch lý mũi tên

Nếu tất cả mọi thứ đều chiếm 1 khoảng không gian khi nó đứng yên, và nếu khi nó chuyển động thì nó cũng chiếm một khoảng không gian như thế tại bất cứ thời điểm nào, do đó mũi tên đang bay là bất động.– theo lời ghi lại của Aristotle, Vật lý VI:9, 239b5

Theo Wikipedia

Trong nghịch lý mũi tên, Zeno nói rõ rằng để chuyển động xảy ra, thì đối tượng phải thay đổi vị trí mà nó chiếm giữ. Ông đã đưa ra ví dụ về một mũi tên đang bay. Ông lập luận rằng trong bất kỳ một khoảnh khắc (thời điểm) nào đó thì mũi tên không di chuyển đến vùng không gian nó đang chiếm, và cũng không di chuyển đến vùng không gian mà nó không chiếm. Nó không thể đang di chuyển đến nơi mà nó không chiếm, bởi vì thời gian không trôi để nó di chuyển đến đó, nó cũng không thể đang di chuyển đến nơi nó đang chiếm, bởi vì nó đã đứng đó rồi. Nói một cách khác thì tại mỗi khoảnh khắc của thời gian, không có chuyển động xảy ra. Nếu mọi vật đều bất động trong mỗi khoảnh khắc, và thời gian hoàn toàn là bao gồm các khoảnh khắc, thì chuyển động là không thể xảy ra.

Triết học có thể chỉ là một sự thách thức của một cá nhân đặt ra cho chính mình. Nó không phải một trò chơi của những khái niệm trừu tượng và những quan sát vô bổ mà là nó là việc luyện tập thách thức những niềm tin hay hành động của một ai đó đối với tiêu chuẩn của lý trí, kể cả những niềm tin mà ai đó nắm chặt như như một đứa trẻ con giữ chặt con gấu bông của mình. Để giảm thiểu những căng thẳng nhận thức có thể nảy sinh trong triết học, chúng ta cần chuẩn bị một tâm thái thật vui vẻ, đừng quá căng thẳng vì những bất đồng ý kiến. Hài hước sẽ giúp chúng ta dễ nhai môn triết học hơn, không cảm thấy triết học khó khăn như trước kia nữa. Giống như Bertrand Russell từng phán :”Phần lớn mọi người thà chết còn hơn phải tư duy. Và nhiều người đã làm như vậy!”

2. Lý luận cùng nhau – Intersubjectivity

Như vậy, để rèn luyện tư duy phản biện, một trong những cách rất hiệu quả, đó là lý luận cùng nhau. Đoàn kết là sức mạnh, 2 cái đầu luôn luôn tốt hơn một cái đầu. Trong triết học, người ta dùng một khái niệm gọi là intersubjectivity (tôi tạm dịch là tính thông đồng). Sau đây, tôi xin dịch lại lời giải thích khái niệm này từ một thành viên trên trang hỏi đáp Quora:

Intersubjectivity là khái niệm mang tính trung gian giữa khách quan và chủ quan. Khách quan tức là sự thật độc lập, không phụ thuộc vào một chủ thể, còn chủ quan tức là sự thật phụ thuộc vào quan điểm riêng của từng chủ thể. Intersubjectivity là tập hợp nhiều quan điểm chủ quan, những cái mà bản thân chúng là chủ quan, nhưng sự kết hợp nhiều cái chủ quan dẫn đến sự thật bớt chủ quan đi và tiến gần tới khách quan hơn.

Ví dụ, tôi nhìn thấy một ngôi sao lớn màu xanh rơi xuống phía Bắc của tôi. Một người khác cũng nhìn thấy ngôi sao đó nhưng cô ta nói là nó rơi ở phía Nam,người thứ 3 cũng thấy thế nhưng ở phía Đông, người thứ 4 thì nói nó rơi ở phía Đông.Nếu 4 người cùng thấy ngôi sao đó màu xanh thì ta có thể cùng nhau (intersubjectively) đồng ý với thực tế là ngôi sao đó màu xanh. Và do 4 người nói nó rơi ở 4 hướng khác nhau, ta có thể “cùng nhau” kết luận rằng ngôi sao đó phải rơi ở đâu đó trên Trái Đất này.

Intersubjectivity is the middle ground between objectivity and total subjectivity. Objectivity being a truth that is not related to the subject, whereas subjectivity is a truth that is relative to the perspective of a subject. Intersubjectivity encompasses multiple subjects and multiple viewpoints, that are in themselves subjective, but the combination of multiple viewpoints that point to the same “truth” allows subjectivity to not be completely subjective – in a way that it is often used derogatively.

So, for example, I see a large green shooting star that falls to the north of me. Another person sees a large shooting star that fell to the south of her, a third person sees it fall to the east, and a fourth person sees it fall to the west. Now, since we all describe the shooting star as green we can intersubjectively agree that it was in fact green. At the same time, we can compare our individual locations at the time that the star fell from the sky, and the direction it appeared in from our locations, and with some degree of accuracy we can intersubjectively determine that the shooting star should have fallen exactly somewhere.

Tác giả: Justin Richards, B.A. in philosophy

3. Cải thiện độ chính xác khi khái quát hóa

Như đã được nhắc đến trong bài Khái quát hóa, có hai hướng mà chúng ta có thể cải thiện được độ chính xác khi khái quát hóa:

  • Tăng kích thước của mẫu điều tra
  • Tăng tính đa dạng của các phần tử trong mẫu điều tra.

Việc lý luận cùng nhau, hợp tác với nhau (intersubjectivity) thực sự sẽ giúp chúng thực hiện hai điều này dễ dàng hơn. Hãy xem xét một ví dụ về khái quát hóa như sau:

Tôi đã tiến hành rất nhiều thí nghiệm để tìm hiểu xem nước sôi ở nhiệt độ bao nhiêu.

Cứ mỗi lần tôi đun nước, nó lại sôi ở nhiệt độ 100 độ C.

Tôi kết luận rằng, nước sôi ở 100 độ C.

Thay vì tôi phải tự mình thực hiện thêm thật nhiều thí nghiệm như thế này (mà thực tế là không biết phải thực hiện bao nhiêu là đủ) và tạo ra môi trường khác biệt mỗi lần đun nước (ví dụ, những lần khác tôi đun bằng bếp than, bếp củi, bếp điện…) thì tôi có thể nhờ đến MỘT CỘNG ĐỒNG xung quanh tôi giúp đỡ. Đây là những cách mà tôi có thể làm để có thể tự tin hơn vào kết luận của mình:

  • Tham khảo các tài liệu khác như sách, báo, tạp chí, website, tivi… Nếu những nguồn này đều xác nhận rằng nước sôi ở 100 độ C thì tôi có thể tự tin hơn vào kết luận của mình.
  • Hỏi những người bạn trên facebook của mình, bảo họ thực hiện thí nghiệm tương tự. Nếu họ cũng đồng ý cho rằng nước sôi ở 100 độc C thì tôi có thể yên tâm hơn.

4. Lợi ích từ việc hợp tác cùng nhau

Cuộc sống ngày càng phát triển thì lượng thông tin mà mỗi người cần xử lý cũng  theo đó mà tăng lên. Tuy nhiên, cũng song hành với nó là việc nhận trợ giúp từ cộng đồng trong việc đưa ra một quyết định nào đó cũng theo đó mà trở lên dễ dàng hơn. Sau đây là việc làm cụ thể trong việc cộng tác với những người khác mà bạn có thể áp dụng để có thể có những tư duy và hành động đúng đắn hơn:

  • Hãy thận trọng với những ý tưởng mà bị nhiều người khác hạ tín nhiệm (discredit): Ví dụ bạn đang có quyết định đi học một khóa Tiếng Anh ở một trung tâm Ngoại Ngữ. Bạn tìm hiểu thông tin trên mạng và bạn bè thì thấy rất nhiều người chê bai, đánh giá thấp chất lượng giảng dạy của trung tâm này. Cơ sở vật chất nghèo nàn, giảng viên truyền đạt khó hiểu và không nhiệt tình, trong khi học phí lại không hề rẻ. Vậy bạn cần cân nhắc kĩ quyết định đóng tiền theo học ở Trung tâm này.
  • Tham khảo ý kiến của những chuyên gia trong từng lĩnh vực cụ thể: Những người mà được coi là một chuyên gia là những người họ đã có những kiến thức rất sâu về một lĩnh vực cụ thể. Ví dụ, trên radio thường hay có những chương trình tư vấn sức khỏe, tâm lý. Khách mời là những bác sĩ, chuyên gia tâm lý giúp các thính giả có thể giải quyết những vấn đề mà họ thấy băn khoăn.
  • Kiểm tra những lập luận mà chúng ta tin là đúng có thuyết phục được người khác hay không. Ví dụ, bạn quan sát thấy rằng giữa loài người và loài vượn có rất nhiều điểm tương đồng: hình dáng tổng thể, cấu trúc xương, hình dáng khuôn mặt, cách nuôi con, trí thông minh của loài vượn cũng cao nhất trong số các loài động vật, vì vậy bạn kết luận rằng con người có nguồn gốc từ loài vượn. Bây giờ, bạn hãy thử nói lập luận này của bạn cho bạn bè, đồng nghiệp của bạn. Nếu nhiều người thấy thuyết phục thì chứng tỏ niềm tin của bạn có khả năng đúng sẽ cao.
  • Chúng ta có thể tiếp tục sử dụng kiến thức của người khác để phát triển, thay vì phải mất công làm từ đầu. Dễ nhận thấy trong việc này nhất có lẽ là lĩnh vực phần mềm. Chẳng hạn, như việc làm website, hiện nay có rất nhiều nền tảng mã nguồn mở giúp bạn làm website một cách nhanh chóng, dễ dàng như Drupal, WordPress, Joomla. Những nền tảng này đều có một cộng đồng sử dụng rộng lớn và chất lượng được duy trì và đảm bảo bởi rất nhiều các lập trình viên trên khắp thế giới. Nếu nhu cầu làm website của bạn không có nhu cầu gì đó quá đặc thù thì việc sử dụng một trong các nền tảng này sẽ giúp bạn tiết kiệm rất rất nhiều thời gian và công sức so với việc làm từ con số 0.
  • Yêu cầu những người khác thực hiện những thí nghiệm, quan sát tương tự. Nếu họ thấy những kết quả giống với những thí nghiệm, quan sát của bạn thì bạn càng tự tin hơn vào kết luận của mình. Ví dụ, khi bạn cập nhật hệ điều hành Windows 10 lên phiên bản mới, bạn thấy Touchpad không hoạt động. Bạn có thể lên các diễn đàn công nghệ xem có ai cũng nâng cấp lên phiên bản đó gặp tình trạng tương tự hay không. Nếu có nhiều người bị như bạn, thì khả năng cao nguyên nhân  touchpad không hoạt động là do bản cập nhật hệ điều hành, lúc này bạn cần liên hệ với bên cung cấp hệ điều hành hoặc nhà sản xuất máy tính. Nếu không có ai gặp tình trạng như bạn thì bạn cần đưa ra ngoài quán sửa chữa máy tính để kiểm tra.

Theo toituduy.net

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

2,675 lượt xem