Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

Làm Thế Nào Để Thành Thạo Một Ngoại Ngữ Trong 3 Tháng?

Chia sẻ với các bạn một bài viết của Tim Ferriss, tác giả nổi tiếng của 3 quyển sách 4-hour workweek, 4-hour body và 4-hour chef. Tim là một người luôn tìm kiếm cách thức hiệu quả và ngắn nhất để thông thạo một công việc gì đó. Trong việc học ngoại ngữ cũng không ngoại lệ, anh luôn cố gắng tìm kiếm cách nào tốt nhất để học một ngoại ngữ trong thời gian ngắn nhất có thể. Bài viết dưới đây mình dịch lại từ bài “How to learn any language in 3 months” của Tim. Hi vọng rằng sẽ giúp đỡ cho các bạn ít nhiều trong việc học ngoại ngữ.

—————————————-

“Học ngoại ngữ không cần phải là một quá trình phức tạp.”

Để đạt được sự thông thạo trong giao tiếp trong vòng 1-3 tháng, chúng ta có thể áp dụng những nguyên tắc của ngành Thần Kinh Học Nhận Thức (cognitive neuroscience) và Quản Trị Thời Gian (time management) vào việc học ngoại ngữ một cách hiệu quả (hiệu quả ở đây được định nghĩa là khả năng hiểu hơn 95% và diễn đạt biểu cảm 100% một ngôn ngữ mới).

Tôi đã sử dụng các phương pháp tiếp cận trong bài này – được tôi phát triển trong 4 năm nghiên cứu ngôn ngữ Á Đông tại đại học Princeton – để học cách nói, đọc, và viết tiếng Nhật trong 6 tháng, tiếng Trung Quốc trong 3 tháng, và tiếng Ý trong vòng 1 tháng.

Hệ thống học lý tưởng và cấp tiến của tôi dựa trên 3 yếu tố theo thứ tự sau:

1. Hiệu quả (Mức Độ Ưu tiên)

2. Gắn kết (Độ Quan Tâm)

3. Hiệu suất (Phương Pháp).

Hiệu quả, sự gắn kết, hiệu suất chính là ba câu hỏi theo thứ tự “Học cái gì?”, “Tại sao học?”, “Học như thế nào?” trong việc học thành thạo một ngôn ngữ bạn nhắm đến (target language). Nói một cách đơn giản, đầu tiên bạn phải quyết định sẽ học cái gì, dựa trên tần suất sử dụng thường xuyên một nhóm từ (mức độ ưu tiên). Sau đó, bạn sẽ chọn lọc những nguồn tài liệu tham khảo theo sở thích của bạn để giúp cho bạn có thể Gắn Kết (độ quan tâm) lâu dài với việc học và tự đánh giá về sau. Cuối cùng, bạn xác định cách học những tài liệu nào mang lại Hiệu Suất (phương pháp) cao nhất.

Hiệu quả (Effectiveness):

Nếu bạn chọn nhầm nguồn tài liệu thì tôi không cần biết cách học của bạn như thế nào – việc thành thạo một ngôn ngữ hoàn toàn là bất khả thi nếu không có những công cụ thích hợp (tài liệu). Chính vì thế, việc sắp xếp thứ tự ưu tiên cho nguồn nội dung chính là bước đầu tiên trong quá trình phân tích trước khi bạn bắt đầu học ngoại ngữ. Trước khi bạn sắp xếp thứ tự ưu tiên và phân cấp mức độ quan trọng, bạn cần phải rất cụ thể trong việc xác định mục tiêu và lý do mà bạn học ngôn ngữ đó là gì. Hãy tự hỏi chính bạn: Liệu những tài liệu mà mình chọn có thể giúp mình đạt được trình độ mà mình muốn trong khoảng thời gian ít nhất hay không? Câu hỏi này có thể dễ dàng trả lời bằng cách tự hỏi bạn: “Mình sẽ làm gì với ngôn ngữ này, nói chuyện với ai, và trong ngữ cảnh nào?”

Gắn kết (Adherence):

Nếu như bạn không có sự hứng thú và lý do hấp dẫn để học những tài liệu bạn chọn, bạn sẽ không thể học một cách hiệu quả. Việc ôn lại và đọc đi đọc lại cùng một nguồn tài liệu sẽ khiến cho bạn cảm thấy đơn điệu, và trạng thái này cần phải được đáp trả lại bằng một niềm hứng thú với nguồn tại liệu đó.

Kể cả nếu bạn có lựa chọn nguồn tài liệu hiệu quả nhất và phương pháp tốt nhất, nhưng nếu bạn không cảm thấy gắn kết với quá trình học đi học lại, thì những bước đầu tiên này chẳng còn giá trị gì nữa. Tương tự thế, bạn cũng có thể sự gắn kết này có thể được áp dụng vào việc luyện tập thể thao hoặc bất kỳ lãnh vực nào mà bạn muốn phát triển kỹ năng của mình. Kể cả việc chạy lên dốc đồi với hai quả bóng bowling trên tay là cách tốt nhất để giảm lượng bodyfat trong mình, thì liệu một người bình thường sẽ gắn bó với cách luyện tập này trong bao lâu? Nếu bạn không có hứng thú với chính trị, liệu bạn có gắn bó với một khóa học về ngôn ngữ mà nguồn tài liệu chủ yếu là nói về chính trị không?

Hãy tự hỏi mình: Liệu mình có thể học tài liệu này mỗi ngày và gắn bó với nó cho đến khi đạt được mục tiêu thông thạo ngoại ngữ của mình không? Nếu như bạn có bất kỳ nghi ngờ nào, tốt nhất hãy thay đổi tài liệu của mình. Trong đa số trường hợp, tốt nhất là bạn nên lựa chọn nội dung tương tự với những nội dung bạn hứng thú trong ngôn ngữ bẩm sinh của mình. Lấy ví dụ, đừng đọc bất kỳ thứ gì mà bạn sẽ không muốn đọc bằng tiếng Anh, nếu như tiếng Anh là ngôn ngữ bẩm sinh của bạn. Hãy sử dụng ngôn ngữ mà bạn nhắm đến như là một công cụ để tìm hiểu nhiều hơn về một chủ đề, kỹ năng, hay một lãnh vực văn hóa mà bạn thích thú. Đừng sử dụng các nguồn tài liệu không tốt để học một ngôn ngữ – nó sẽ không có hiệu quả đâu.

Hiệu suất (Efficency)

Kể cả nếu bạn có nguồn tài liệu tốt nhất và có sự gắn kết với nó, nhưng nếu bạn sử dụng một phương pháp mà không đảm bảo được sự gợi lại và ghi nhớ chính xác trong khoảng thời gian ngắn nhất thì mọi thứ cũng là vô dụng. Hãy tự hỏi mình: Liệu phương pháp này có thể giúp tôi đạt được ngưỡng ghi nhận và gợi lại (recognition and recall) chính xác với tần suất tiếp xúc ít nhất có thể trong khoảng thời gian ngắn nhất hay không? Nếu câu trả lời là không, thì phương pháp của bạn cần phải được tinh chỉnh lại hoặc thay bằng phương pháp khác.

MỘT VÍ DỤ VỀ TÍNH HIỆU QUẢ (theo NGUYÊN TẮC 80/20) trong việc THỰC HÀNH ngoại ngữ.

Nguyên tắc 80/20 của Pareto đã chỉ ra rằng 80% thành quả của một quá trình nào đó đến từ 20% thông tin, tài liệu, hay nỗ lực.

Chúng ta có thể áp dụng nguyên tắc này và sắp xếp thứ tự ưu tiên cho nguồn tài liệu dựa trên tần suất sử dụng của nó. Để hiểu 95% một ngôn ngữ và giao tiếp thông thạo có thể chỉ mất khoảng 3 tháng học tập; nhưng để chạm đến ngưỡng 98% có thể mất đến 10 năm. Hầu hết đối với mọi người thì việc học thêm nhiều ngôn ngữ (hay kỹ năng) sẽ hợp lý hơn nhiều so với việc nâng cao thêm 1% khả năng mỗi 5 năm.

Bây giờ hãy cùng tìm hiểu về yếu tố quan trọng nhất của việc giao tiếp: TỪ VỰNG.

Nếu bạn đang học tiếng Anh (mặc dù bản danh sách dưới đây có thể áp dụng cho phần lớn các loại ngôn ngữ), những từ dưới đây sẽ mang đến cho bạn tỷ lệ ROI (tỷ lệ lợi tức) trên giờ rất cao trong khoảng 1-3 tuần học đầu tiên:

100 từ Tiếng Anh (văn viết) thông dụng nhất:

1. a, an

2. after

3. again

4. all

5. almost

6. also

7. always

8. and

9. because

10. before

11. big

12. but

13. (I) can

14. (I) come

15. either/or

16. (I) find

17. first

18. for

19. friend

20. from

21. (I) go

22. good

23. goodbye

24. happy

25. (I) have

26. he

27. hello

28. here

29. how

30. I

31. (I) am

32. if

33. in

34. (I) know

35. last

36. (I) like

37. little

38. (I) love

39. (I) make

40. many

41. one

42. more

43. most

44. much

45. my

46. new

47. no

48. not

49. now

50. of

51. often

52. on

53. one

54. only

55. or

56. other

57. our

58. out

59. over

60. people

61. place

62. please

63. same

64. (I) see

65. she

66. so

67. some

68. sometimes

69. still

70. such

71. (I) tell

72. thank you

73. that

74. the

75. their

76. them

77. then

78. there is

79. they

80. thing

81. (I) think

82. this

83. time

84. to

85. under

86. up

87. us

88. (I) use

89. very

90. we

91. what

92. when

93. where

94. which

95. who

96. why

97. with

98. yes

99. you

100. Your

25 từ đầu tiên trong danh sách trên có mặt trong 1/3 những tài liệu được in ấn bằng tiếng Anh. 100 từ trong danh sách này chiếm 50% các tài liệu viết bằng tiếng Anh, và 300 từ đầu tiên chiếm khoảng 65%. Ở một số ngôn ngữ, việc chia thì hay mạo từ vẫn thường hay được lược bỏ hoặc có thể học từ quá trình đoán nhận (hiểu) chứ không phải bằng quá trình hồi tưởng (gợi nhớ).

Danh sách những từ xuất hiện thường xuyên nhất thường được ghi là “Most common words” (những từ thông dụng nhất) mà không có sự phân biệt giữa từ vựng trong văn nói và văn viết. 100 từ thông dụng nhất trong giao tiếp có khi lại hoàn toàn khác hẳn. Và sự khác biệt này không những đúng đối với tiếng Anh mà còn đúng với những ngôn ngữ khác.

100 từ tiếng Anh (văn nói) thông dụng nhất:

1. a, an

2. after

3. again

4. all

5. almost

6. also

7. always

8. and

9. because

10. before

11. big

12. but

13. (I) can

14. (I) come

15. either/or

16. (I) find

17. first

18. for

19. friend

20. from

21. (I) go

22. good

23. goodbye

24. happy

25. (I) have

26. he

27. hello

28. here

29. how

30. I

31. (I) am

32. if

33. in

34. (I) know

35. last

36. (I) like

37. little

38. (I) love

39. (I) make

40. many

41. one

42. more

43. most

44. much

45. my

46. new

47. no

48. not

49. now

50. of

51. often

52. on

53. one

54. only

55. or

56. other

57. our

58. out

59. over

60. people

61. place

62. please

63. same

64. (I) see

65. she

66. so

67. some

68. sometimes

69. still

70. such

71. (I) tell

72. thank you

73. that

74. the

75. their

76. them

77. then

78. there is

79. they

80. thing

81. (I) think

82. this

83. time

84. to

85. under

86. up

87. us

88. (I) use

89. very

90. we

91. what

92. when

93. where

94. which

95. who

96. why

97. with

98. yes

99. you

100. Your

Tần suất sử dụng những từ chỉ ngôi thứ giữa các ngôn ngữ sẽ có sự khác biệt (nhất là đối với đại từ, mạo từ, các hình thức sở hữu). Nhưng nhìn chung thì sự khác biệt này xuất phát từ việc phân loại số lần xuất hiện hơn là việc hoàn toàn bỏ sót hoặc thay thế bằng một thuật ngữ tương tự. Các bạn có thể dùng hai bản danh sách trên để áp dụng vào việc học hầu hết các ngôn ngữ phổ biến hiện nay. Tôi đã làm thử. Và kết quả thật là đáng kinh ngạc.

Việc lựa chọn nội dung và từ vựng ngoài 300-500 từ thông dụng nhất ra sẽ được quyết định bởi chủ đề mà bạn có hứng thú. Câu hỏi thích hợp nhất bạn nên hỏi đó là: “Bạn sẽ dành thời gian làm việc gì với ngôn ngữ này?” Hay cụ thể hơn là: “Hiện thời tôi đang dành thời gian của mình để làm gì?” Như tôi đã nói trong phần giới thiệu, đừng đọc những thứ mà bạn sẽ không đọc bằng tiếng Anh (nếu tiếng Anh là ngôn ngữ bản xứ của bạn). Hãy sử dụng ngôn ngữ mà bạn nhắm đến (target language) như là một công cụ để tìm hiểu nhiều hơn về một chủ đề, kỹ năng, hay một lãnh vực văn hóa mà bạn thích thú. Các nguồn tài liệu tồi tệ sẽ không giúp bạn giỏi ngoại ngữ được. Hãy nuôi dưỡng khả năng ngoại ngữ của bạn bằng những nguồn thực phẩm phù hợp, nếu không bạn sẽ chán ngán rồi từ bỏ “thực đơn” và dừng việc học của bạn trước khi đạt được một sự thành thạo nhất định nào đó.

Lấy ví dụ cá nhân tôi chẳng hạn. Khi còn học tại Nhật Bản, để thi đấu hiệu quả hơn trong các giải đấu judo, tôi đã sử dụng các cẩm nang hướng dẫn. Mục tiêu hàng đầu lúc ấy của tôi đó là áp dụng các kỹ năng vào giải đấu, còn việc phát triển kỹ năng ngôn ngữ chính là một ưu tiên thứ yếu; chính vì thế mà tôi có động lực để học các chú giải hướng dẫn minh họa từng bước một trong mỗi quyển sách.

Các chủ điểm ngữ pháp trong các nguồn tài liệu ở nhiều chủ đề khác nhau trên thực tế gần như giống nhau. Các từ vựng có thể sẽ hơi thuộc về chuyên ngành, nhưng tôi đã thành thạo khả năng ngữ pháp của một người học tiếng Nhật từ 4 đến 5 năm chỉ trong vòng hai tháng học và áp dụng các hướng dẫn thi đấu thể thao.

Việc chỉ học các từ chuyên ngành không ảnh hưởng gì đến giao tiếp của tôi cả. Bởi vì tôi dành 80% thời gian của mình với các võ sinh, những người cũng sử dụng cùng loại ngôn ngữ thi đấu trong Judo với tôi cũng như các từ vựng đặc biệt khác chỉ sử dụng trong luyện tập thể thao và phát triển thể chất.

Một khi các chủ điểm ngữ pháp đã được đưa vào bộ nhớ dài hạn, thì việc tiếp nhận từ mới chỉ đơn giản là một quá trình ôn đi ôn lại có thời gian mà thôi.

Vì vậy, đừng để việc học ngoại ngữ làm bạn sợ hãi. Đó chỉ việc tìm kiếm một danh sách những từ thông dụng và những chủ đề phù hợp với sở thích của bạn để được tỉ lệ lợi tức ở mức cao nhất.

Ganbare! (Cố Lên! – tiếng Nhật)

—————————————-

Một số cảm nhận của mình về cách học của Tim:

1. Nó đúng trong trường hợp của mình rất nhiều, tuy rằng thời gian mà Tim thành thạo ngoại ngữ so với mình thì khá xa: giữa tháng so với năm :D.

2. Hồi xưa lúc học ngoại ngữ thì chẳng biết gì về danh sách những từ thông dụng này đâu. Tuy nhiên, tầm năm lớp 7 bắt đầu chơi game thể loại nhập vai, trong đó đến 80% là phải đọc các đoạn hội thoại. Đọc không hiểu thì sẽ không hiểu cốt truyện, không biết nên đi đâu, ra sao… Cho nên hồi đó mình vừa chơi vừa cầm từ điển kế bên để tra từ bất cứ khi nào không hiểu. May mắn ở chỗ từ ngữ trong game rất thông dụng nên chỉ sau 3 tháng hè chơi game là vốn từ vựng lên đáng kể => từ đó học dễ hơn rất nhiều.

3. Yếu tố Gắn kết rất quan trọng. Mình chơi game nhưng do thấy thích nên chẳng thấy mệt mỏi gì cả. Có lẽ đó cũng là một may mắn trong quá trình học ngoại ngữ từ sớm của mình. Sau này lớn thì quan tâm tới các vấn đề khác như phát triển bản thân, giáo dục thì cũng tìm tài liệu tiếng Anh mà đọc và cũng không cảm thấy mình đang tự ép bản thân mình làm gì cả.

4. Nếu bạn đang không biết bắt đầu học ra sao, tốt nhất hãy bắt đầu học các từ vựng thông dụng trước. Nó rất có lợi cho bạn đấy. Đây là link download 3000 từ thông dụng đã có phiên dịch sẵn nếu bạn muốn học :). Download file ở đây.

Chúc các bạn sẽ thành công trong ngoại ngữ mình chọn.

Người viết: Tim Ferriss

Người dịch: Hải Đăng

Nguồn: http://www.fourhourworkweek.com/blog/2009/01/20/learning-language/ 

Theo dinhhaidang.com 

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

7,151 lượt xem