Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

Lân Trần: Kinh Nghiệm Giành Học Bổng MBA

I'm a great believer in luck and I find the harder I work, the more I have of it. (Thomas Jefferson)

Tôi xin mượn 1 câu của Thomas để đặt cho tựa bài của mình...Cũng như khi đua marathon vậy, chiến thắng là trên từng chặng đường chạy, không phải điểm xuất phát cũng chưa chắc là điểm đến...

Điểm 1: Chuẩn bị stats thật tốt. Cái này thì mình đã có chủ đích học MBA hay xin học bổng từ lâu (khi bắt đầu đại học) nên các con số trong hồ sơ cũng khá tốt và mình cũng tự tin khi nộp vào các trường danh tiếng, stats tốt còn thể hiện mục đích học "serious" của mình.Không cần đổi qua hệ số 4.0. Thông thường các trường Top10 đều hiểu (chắc họ lấy Ấn Độ và Trung Quốc ra làm "benchmark.") Trường hợp mình: trung bình trên 8.5, và các môn liên quan đến quantitative đều trên 8. Self-Report phải cẩn thận vì sau này đa số các trường sẽ backcheck lại hồ sơ.

GMAT và TOEFL.

Đa số các trường top 10 đều có điểm TOEFL và GMAT khá cao.Trung bình GMAT khoảng 680-760. Các bạn sau này ráng thi GMAT trên 700, vì với tình hình ngày một đông sinh viên nộp vào trường top 5. Như Wharton năm nay chắc cũng trên 7500 hồ sơ, Kellogg và Chicago cũng trên 4000, Tuck và Darden hồ sơ cũng tăng 20% so với năm ngoái 2006. Và tính trung bình tổng số hồ so tăng gần 30% so với 2004 ở các trường top. (Số liệu: theo một số report blog admission tại các trường) Mặc dù, các trường vẫn khuyến khích các sinh viên và người có ít kinh nghiệm nộp đơn, nhưng (come on) con số đậu vào chưa đầy 3%. Kinh nghiệm làm việc thường của các sinh viên ở trường này thì phải trên 4 năm tính đến lúc nhập học. Trường hợp như tôi lúc nộp hồ sơ 25 tuổi, nhưng đã gần 4 năm và nếu tính đến lúc nhập học thì được gần 4.5 năm.

Điểm 2: Một kinh nghiệm làm việc thú vị!

Các "con số đẹp" cũng chưa đảm bảo được gì, điều này còn khó hơn với các trường danh tiếng khi các sinh viên có các con số chẳng khác biệt gì mấy. Bạn nhắm mắt bốc cũng được hơn 2000 người có điểm GMAT trên 700. Hãy làm kinh nghiệm bạn "thú vị" trong mắt các adcom.Thật ra, chẳng dễ chút nào, mình chẳng thể quyết định mọi thứ, muốn làm gì, ở đâu..vv. Nhưng thế nào được cho là "wow" và adcom chú ý: fast-track career evolution, diversity of background, interesting international exposure. (từ hay từ sách xin giữ nguyên tiếng Anh nhưng minh hoạ bằng một số ví dụ có thật bên dưới).

International exposure: Một anh tên tạm gọi là Kumar sinh tại Ấn Độ, làm việc tại cho một tổ chức nghiên cứu về giống nấm. Anh ta xin qua chi nhánh tại Châu Phi làm 2 năm... Một anh tiếp theo tạm gọi Gupta cũng Ấn Độ, sinh trong một vùng "nổi tiếng" Kashmir, làm cho một tổ chức cứu trợ tại Iraq, và hiện đang làm việc tại Ai Cập. Hai anh này cùng đậu vào Harvard năm nay. Cứ đâu phài Ấn Độ là điểm phải cao, anh Kumar điểm có 710 mà hình như Quantitative còn có 46, còn anh kia điểm cũng chỉ có 730. Nhưng họ có một số công việc thật "thú vị."Career evolution: Nói đâu cho xa, mượn Lê phân tích 1 cái. Đã đọc profile 1 lần trên website nào rồi đó. Chi Lê nhà mình hình như học không phải là finance. Nhưng nhìn thấy kinh nghiệm làm việc là toàn trong ngành tài chánh. Điều này củng rất hay bởi vì các adcom muốn thấy thí sinh có những "điểm đặc biệt." Nhưng tất nhiên Lê chắc cũng trình bày trong essays nhiều và kể tại sao mình tại thành công trong ngành tài chánh...vv Tôi có may mắn và thuận lợi rất nhiều về hoàn cảnh (chính bản thân và gia đình), được làm việc ở CH Séc và Đức trong một khoảng thời gian và level cũng rất senior ở lãnh vực nghiên cưu trong một hệ thống phân phối lớn toàn Châu Âu. Công việc thú vị và được trãi qua kinh nghiệm với các sếp mang các quốc tịch khác nhau. Về Việt Nam công việc cũng nhiều lần được thử nghiệm mô hình của Vùng Asia Pacific.Trong trong tổng cộng 4 năm làm việc chỉ thay đổi công ty có 1 lần và vẫn làm trong cùng ngành, đủ để adcom đánh giá kinh nghiệm,thăng tiến và cũng "mature" về nghể nghiệp. Chỉ một vài ví dụ để cho thấy "điểm nổi bật" của hồ sơ. Mọi người định nộp MBA chắc cũng có nhiều điểm nổi bật. Nhưng nghề nghiệp, theo tôi, nên có sự "mạch lạc," thấy được sự vươn lên, và có thành công. Các trường muốn thấy mình đã làm tốt nhất trong hoàn cảnh nào. Và lại, điểm GMAT có thấp 1 tí thì có cái để bù, chính là cái "thú vị" trong nghề nghiệp.

Điểm 3: Mục tiêu ngắn hạn, dài hạn rõ ràng

Cái này trông dễ nhưng sẽ quyết định đến chuyện đậu rớt của bạn đấy! Không đùa!Hãy lấy ví dụ này nhé, một anh người Nga, làm Supply Chain Management,7 năm, GMAT 730, TOEFL 290/300. Rớt Chicago, Waitlist Wharton. Cuối cùng, rớt hết cả hai và được nghe feedback session. "Long term goal" có vấn đề.Một ví dụ nữa, Ấn Độ (lúc nào cũng đông!), làm IT ở UK, 6 năm kinh nghiệm ở công ty 1 Forune 500, GMAT 770, TOEFL iBT 110. Rớt Stanford, Kellogg, Chicago cũng do " short term, long term goal." Đến đây chắc cũng có người thắc mắc tại sao tôi lại biết mấy chuyện này. Hồi tháng 1 lúc biết tin đậu vào Darden tôi có xin 1 chân làm Admission Consulting (Apprentice thôi), nên học hỏi rất nhiều writing và đọc profile cũng của nhiều người.

Vậy đấy! Tôi nghĩ cách tốt nhất mà các bạn hiện đang có là đọc kĩ cuốn "How to get into top MBA" của Richard Montauk. Đọc kĩ phần Goal các bạn sẽ thấy được tại sao "kiếm nhiều tiền không phải là Goal của MBA...vv."Xin lưu ý rằng dù đọc kĩ đến đâu nhưng nhiều người vẫn mắc vào 1 vài cái lỗi rất lớn "Goal quá mơ hồ," "Goal quá xa rời thực tế," "Goal quá tầm thường"...Cứ cho là vào trường rồi mới có sự điều chỉnh về career goal nhưng "túm lại," đã là goal thì phải cụ thể, chi tiết, thực tế và có sự nỗ lực để đạt vì nếu không biết mình sẽ làm gì, ở đâu vào lúc nào thì khó biết được. Trong Tiếng Anhc ó cái câu gì đó mà tư nhiên quên mất phần đầu "....lead you to nowhere"

Điểm 4:"Why Y- school?" "Why me"

Why Y-school:

Đây cũng la một phần nhỏ chưa đến 100 từ trong bài Goal essay nhưng mà hết sức quan trọng. Đậu hay rớt cũng do phần này. Điểm chung là các bạn cứ "cắt dán" đại loại như thế này: "Tôi rất thích học trong một ngôi trường nổi tiếng về finance, marketing, and general management như trường của ông. Với các khóa học chuyên về finance như X, .... Giáo sư của trường ông cũng nổi tiếng thế giới như Philip Koller..." Chắc cũng đến vài trăm bài có cái phần này giống bài của bạn và tất nhiên, bạn chẳng được để mắt tới.Cách tốt nhất là bạn cố gắng có những contact như đang làm là tốt nhất: tiếp xúc với các Director của Wharton, alumni hay sinh viên. Tất cả đều có cho bạn những ví dụ thực tế. Và cố gắng nếu không có tiếp xúc thì đừng có nói là có vì họ sẽ hỏi rất kỹ nếu bạn có nói trong phần interview. Tôi đã phỏng vấn với Tuck lúc đã gần hết rồi chuẩn bị cúp máy. Tự nhiên bô- bô phan thêm 1 câu là "Tôi có biết có một đoàn SV Tuck đến HCM vào tháng 2 này." Tự nhiên nó hỏi sâu vào chuyện này liền " mày có contact ai không, người đó tên gì ...etc." Sau đó là trả lời là do bận quá nên đã không contact để gặp tại Caravell (SV Tuck ở sang gớm) ...vv Lần đó, tự nhiên để mất điểm phần đó. Vậy thì Why Y-school cũng cho thấy được nó muốn biết chi tiết đến mức nào. Mày quan tâm đến trường tao ra sao? Có điểm gì thu hút mày? SV như thế nào? Cái này thì mỗi người phải tự nghĩ ra và riêng biệt qua những thông tin lấy được từ thực tế. Gặp mặt là phương pháp tốt nhất để tìm hiểu về "tại sao trường Y lại là sự lựa chọn tốt nhất của mình."Mình kể thêm 1 ví dụ cho thấy sức mạnh của việc gặp trực tiếp tìm hiểu thực tế. Công ty mình năm nay cũng có 1 chị được học bổng toàn phần ở Judge (Cambridge). Chị này thi GMAT được có khoảng 560-580 gì đó. Nhưng Judge GMAT averge thì cũng khoảng 650-680 và chị lại apply vào round cuối nữa chứ. Bằng cách bay sang tới UK tìm hiểu tham dự mấy cái class visit và tha thiết mong muốn được học. Lúc được mời PV cũng bay sang luôn, thế là tin vui bất ngờ đậu vào.Tất cả các trường muốn thấy được sự mong mỏi vào học trường của họ sau một quá trình tìm hiểu kĩ càng. Càng tìm hiểu lâu thì "argument" càng thuyết phục, điều này giúp bạn có được những ý rất hay, không bị lặp lại bởi các bài essay mẫu. Trong năm vừa qua, mình cũng hơi gấp rút không làm tốt phần này cho tất cả các trường.Lúc nộp vào Nortra Dame round cuối còn tệ hơn, viết không thuyết phục vì chỉ biết có mấy thông tin "nghèo nàn trên website." Có lẽ đó cũng là một trong những yếu tố, khiến họ phát hiện mình không tha thiết lắm và cuối cùng mình bị "dings" Hãy đầu tư hết sức "hoành tráng" phần này vì nó sẽ giúp ít bạn rất nhiều.

"Why me" là một phần bé tí trong Goal Essay nhưng cũng quan trọng không kém. Thường "why me" được bạn tận dụng tối đa trong interview với alumni. Trong Kellogg Essay phần này cho bạn cả một bài tha hồ mà viết. Tuy nhiên không nên đề cập đến điểm GMAT, TOEFL ..etc để thể hiện bạn là "con ong chăm chỉ" vì điểm cao chẳng "hù" được adcom ở những trường top mà có khi còn phản ánh bạn là người "chằng có gì để nói ngoài GMAT." Đây là chỗ bạn thể hiện tại sao bạn "có thể nhảy vào dàn đồng ca nhà thờ" với SV ở trường này mà không hề bị chỏi. Kellogg đề cập cực kì cao đến "tinh thần đồng đội, đồng chí...vv." Bạn hãy tìm hiểu thật kĩ xem điểm nào bạn có thể đem vào nói ở phần này, nhưng một lần nữa, dù ngắn đến đâu cũng phải cụ thể, vì nó thể hiện đó là ý của bạn. Không thể "ba hoa chích chòe" như thế này :"Em là một người chăm chỉ, có tinh thần đồng đội, chịu khó lao động, biết giúp đỡ bạn bè khi cần thiết." Đây không phải là câu hỏi mẫu trong cuộc thi "hoa Hậu Báo Tiền Phong hằng năm." Nhưng nên viết cụ thể đại loại như " Hôm bữa có nói chuyện với Chris, ông ấy bảo tụi tao mỗi sáng uống cà-phê và ăn sáng với các giáo sư như một văn hóa của trường có từ khi thành lập....Điều này cho thấy ở trường ông có một.......rất phù hợp với ........"

Điểm 5: Hoạt động ngoại khóa - Lạ mới ăn điểm:

Hoạt động này bao gồm tất cả "Outside of work....." Có 2 dạng chính:1. Nếu hoạt động trong thời gian ngắn ít hơn 6 tháng thì nên viết các giải thưởng vì qua đó nó cũng thể hiện bạn đã nổ lực như thê nào. Giải thưởng thì cũng không cần tầm cỡ như Nobel, nhưng cũng đừng tầm thường như " cuộc thi nấu ăn cấp khu phố, xóm Cây Mít, phường Cây Quéo..." vì nó chẳng có giá trị gì lắm như thể bạn "đang liệt kê" cho nó đủ các "ô trống trong hồ sơ" và nhiều khi liệt kê "rất lung tung" nó chẳng thể hiện bạn "là con người như thế nào." Xuyên suốt bài của bạn có 1 cái theme để thê hiện mình, mô tả của mình thì "hoạt động ngoại khóa" cũng "hài hòa" như thế.Giải thưởng cấp quốc gia, và cấp thành phố thì đều ổn cả. Riêng bản thân tôi có 2 giải thường cấp quốc gia tôi mang vào, nhưng phải để ý giải thưởng này nó có nằm trong những điều mình muốn nói không. Giải thưởng sẽ làm tăng giá trị nếu nó thể hiện đúng những gì bạn đang muốn thể hiện mình, nếu không phù hợp thì "bỏ" ra, nó sẽ làm hồ sơ của bạn mạch lạc hơn.2. Hoạt động trong thời gian dài: du lịch khám phá, làm trong cô nhi viện, làm trong một tổ chức hoạt động xã hội...vv.Cái này ở VN coi bộ hơi bị hiếm vì những rắc rối, nhiêu khê, và nhàm chán của các tổ chức xã hội.

Ví dụ nhé! Xin một chân làm ở "hội phụ nữ" thì ngoài lương chẳng thấm vào đâu thì công việc cũng "chán phèo" phô-to, quyên góp thu tiền...vv Còn nếu bạn bịa ra làm cho "Tổ Chức Hội Chữ Thập Đỏ" hay tổ chức "Habitat" thì coi chừng. Những năm gần đây số lượng trước khi học MBA đăng kí vào làm mấy tổ chức này "hơi bị nhiều." Nó làm như bạn "làm việc này" để học MBA. Hằng năm chắc cũng có đến mấy trăm bạn nộp đơn với công việc này. Cuối cùng, Adcom sẽ "nghi ngờ" hồ sơ của bạn - rất không tốt. Adcom thấy mà chán! Hãy làm một việc yêu thích với niềm đam mê, khi kể chuyện sẽ thấy thích hơn!Mấy bạn Tây da trắng dễ dàng xin visa và có tiền để đi đến Amazon, hay những vùng Châu Phi khám phá rồi có chuyện để nói. Trong khi, ta làm việc này hơi khó. Nhưng đi leo núi ở Nepal hay ở Tây Tạng chắc cũng làm được, nhưng đã leo núi và đó là sở thích mạo hiểm thì phải "leo nhiều" à nghen. leo mới có một lần mà viết "tràn giang đại hải" thì cũng hơi "mạo hiểm" thiệt!Riêng mình lúc viết về chuyến đi vùng Mekong Delta. Lúc nhờ người bạn đọc dùm, anh này "add" vào một câu xây nhà tình thương, tình nghĩa cho trẻ em. Nhưng mình nhất định bỏ ra. Thứ nhất, nó đã giống một bài essay của 1 anh đã từng viết về "chuyến đi Amazon xây nhà cho dân địa phương." Thứ hai, nó chẳng giống cái gì mình muốn thể hiện. Tự nhiên lại làm "từ thiện gì ở đây." Vớ vẩn! Một cái chú ý nhỏ là, hằng năm các adcom đọc không biết bao nhiêu essay mà kể có khi đến 3000, chưa kể đến tất cả các bài admitted được đọc bời Director hay Dean. Thật buồn cười khi bài của bạn "hao hao" giống bài của 1 ai đó bên Barazil mặc dù bạn cố gắng "cắt gọt và che đậy" cho nó phù hợp. Tốt nhất, viết về những điều thực tế! Chân thật lột tả bản thân. Các adcom muốn thấy con người thật của bạn chứ không phải nhìn thấy 1 con người có nhiều "thành tích xã hội."* Ngoài lề đỏ:Tôi muốn mở ngoặc nói thêm, tại sao "extracurricular acitivities" lại nặng cân đến như vậy? Các công ty chẳng muốn tuyển một người sếp sáng xách cặp đến chỉ đạo, tối xách cặp đi về. Nhân viên chẳng muốn làm việc lâu với ông này. Mà ở Mỹ, cơ hội chắc còn nhiều hơn ở VN nên chịu đựng không nổi tất nhiên là xin nghỉ việc. Các trường luôn muốn thấy các lãnh đạo cũng "vui tươi,sáng tạo, quan tâm đến mọi người là quan tâm đến tổ chức...etc. Ở công ty tôi, có 2 cái team gọi là team Bugs (ghi cho vui thôi chứ nó có tên nghe cũng hay) và team Cats (tương tự). Một Diector của team Cats thì cho vui chơi thoải mái hết Monthly event này đến Quarterly event khác: Cuộc Thi trang trí phòng, Câu lạc bộ Film, Competition lung tung, trang trí "bất ngờ" phòng cưới, đi học hip hop, aerobic dưới nước..etc Nói chung là rất thoải mái. Chơi nhiều nhưng thành viên việc cũng nhiều mà xin nghỉ việc rất ít (trừ khi đi nước ngoài) và được promotion nhanh nữa chứ! Trong khi team con Bọ nhân viên xách laptop làm cả ngày lễ thường xuyên mà vẫn chưa đạt target lại xin nghỉ nhiều vì stress quá. Nói chung có nhiều lí do khiến không đạt target nhưng bọn nó kháo nhau như thế này, có recommend bạn vào làm thì vào team Cats đấy! Như thế rõ ràng, là leadership của team kia có vấn đề rùi!

Điểm 6: Viết Essay - Đèn đỏ, đèn xanh!

Phần này quan trọng xin "mua nhiều đất" của US Guide để viếtTại sao lại là đèn đỏ? Thì "vi phạm" chứ sao. Sẽ bị police Acdom cho bạn "out" ngay. Đó là chỉ đơn thuần là những lỗi sơ đẳng nhất, nhưng làm hỏng cả một hồ sơ bạn muốn thể hiện. Tôi cũng không đủ tài để viết cả một cuốn sách "101 các lỗi thường gặp trong viết luận" hay "202 cách đánh bóng bài essay." Phần này chỉ đơn thuần đưa ra lời khuyên và kinh nghiệm giúp bạn tránh những sai lầm tưởng nhỏ mà rất lớn. Bạn muốn viết bài viết mình thật "lộng lẫy và kiêu sa." Xin đừng làm vậy. Thứ nhất, dù bạn viết luận giỏi đến đâu bạn cũng không thể lấy được "văn phong" người bản xứ. Họ có cách hành văn khác mình nhiều. Nhưng có cần thiết phải làm một bài văn trông khó hiểu và quá là "chà bóng" không? Hãy nghe bài PV của Admission Director của Harvard trên BW nói " Đây không phải là cuộc thi creative essay!" Đúng vậy, ngay cả khi bạn dùng admission consulting service danh tiếng Accepted.com với hơn 200$ 1 giờ và khoảng trên 600 $ 1 bài essay mẫu thì họ sẽ làm sao với bài của bạn? Sau khi họ tư vấn, bạn sẽ tự viết (nhắc lại bạn sẽ tự viết tất cả) và họ sẽ edit, và tất nhiên họ sẽ giữ nguyên văn phong của bạn, từ ngữ có thay đổi đôi chút nhưng không bao giờ vượt quá cái "lé-vồ" của bạn. Họ không muốn thấy adcom đọc được là bạn nhờ ai đó viết hộ. Tôi đọc được cái survey này ở đâu tôi cũng đã quên source nhưng như thế này mặc dù các consulting service dạo này ăn nên làm ra lắm nhưng chưa đến 20% số sinh viên đậu vào các trường MBA sử dụng dịch vụ. Vậy thì tại sao không tự viết. Tất nhiên, nó cũng tốt với những ai chưa biết học trường gì, viết cái gì, và có nhiều tiền...Trước tiên phương pháp. Vẫn như cũ: KISS (Keep It Simple, Short)Nhưng để làm nền là viết một đoạn văn thế nào cho mạch lạc tôi khuyên bạn nên đọc qua một số cuốn sách về viết luận. Nhưng nếu thời gian hẹp nên đọc cuốn: Academic Writing Practice for IELTS - Sam Mc.Carter (hiệu sách bán đầy!). Sao tự dưng lại "nhảy" qua đọc IELTS? Ở chương viết bài dài nó chỉ bạn cách "nối" các câu với nhau, không chỉ nối bằng "however, moreover, nevertheless..etc" mà nối bằng "từ, các cụm danh từ thay thế cho câu trước rất hay." Nó có bài tập giúp mình hiểu điều này. Cái này tôi thấy viết luận trong TOEFL cái vụ " thay bằng cụm từ, cụm danh từ echo lại ý đằng trước" thường hay không nhắc đến trong sách luận TOEFL - chủ yếu cách bạn được nghe viết 5 paragraph, và có 1 đoạn phản biện, ráng viết càng dài càng tốt ...vv thế là được 5. Nhưng khi viết bài chỉ có 500-1000 từ mà bạn có cả tháng trời thì bạn đâu có thiếu thời gian mà "đua." Chủ yếu là chất lượng của từng đoạn văn. Phải mạch lạc! Tiếp theo, đọc cuốn "kinh thánh" "How to get into top MBA" của Richard Montauk. Cuốn này chỉ bạn sẽ viết gì, cho từng ví dụ cho từng trường hợp. Văn viết lại rất đơn giản, phù hợp với non-native. Trong đó có rất nhiều bài của SV quốc tế. Để ý kĩ sẽ thất tụi nó rất chi tiết nhé: ngày tháng, ở đâu, làm gì, gặp ai....vv Nói suông chẳng thuyết phục được ai tin. "Nội công bắt đâu thâm hậu" thì chuyển qua cuốn " Great Application Essays for Business School của Paul Bodine." Cuốn này còn hay ác! ( Hãy order qua Amazon, chi phí không bao nhiêu nếu bạn được accept vào 1 chương trình MBA). Nhưng nói trước, cuốn này là tập hợp các bài viết của mấy đứa "cao thủ" mình học được gì? Mình học cách tìm ý của nó? Cách nó trả lời các câu hỏi? Ví dụ "Ethical Essay" là bài essay khó nuốt, cũng giống "Failure essay" có nhất thiết Ethics là "đút lót tiền" "phát hiện điều xấu rồi đem méc với sếp?"...vv Bạn viết cái đấy con chừng bị rớt! Mặc dù khó có thể bắt chước được nhưng đoc để thấy cái hay, trách mắc sai lầm vô lí !Có một nền tảng kiến thức rồi thì bắt đầu viết. Những vi phạm bị "thổi còi." Đơn giản nhất là subject and verb argreement. Chắc bạn cười tôi. Ồ không. rất nhiều bạn Ấn Độ submit 1 bài essay mắc đầy lỗi này nhé! Như thể chưa proof-reading đó! Nó làm "hỏng" cả một quá trình bạn mô tả mấy bài essays "tôi siêng năng, tôi cẩn thận...." Ôi cẩn thận ư, 5 lỗi S-V argreement cũng làm bạn "tiêu." Thời gian đầu tư cho essay phải như thế này nhé. Goal Essay là 100 giờ công. Mấy Essay khác phải đạt 60 giờ công. Đó là giờ trung bình của 1 thằng Mỹ viết rất hay, đầu tư để apply vào Chicago năm nay. Đến "tiếng Anh của nó" mà nó còn "kì công" đến như vậy mà! Một trong những cách thể hiện essay làm adcom cảm thấy như bạn như "gượng ép mình phải có tài lãnh đạo," không nên "thô thiển như thế ! Phải "ý nhị," đến thi trang phục tắm mà còn "quấn 1 cái khắn" nữa là. Xin được lấy ví dụ về Goal Essay của 1 bạn Ấn Độ viết về leadership của mình. Có đoạn viết như sau :"I joined X Technologies in 2003 to pursue this goal across multiple business domains. In my first managerial expereince I led the independent testing team of large development project. This experience further deepened my passion to led testing teams and ensure quality. For X's unit, I led the testing teams such as A, B, C,...,etc. As development team leader, I have also led....."Điểm sai thứ nhất, anh này không chi tiết ( chi tiết, thấy vậy mà khó à nghe). Công việc đó là gì? Sao lại liệt kê thành tích leadership của mình ở các team nhưng quên mất mô tả mình đã làm gì? Thứ hai, hiểu sai "leadership" là phải "led" ai đó mà không làm sánng tỏ và cụ thể. Leadership được hiểu với nhiều dạng khác nhau. Bạn động viên người khác giúp học vượt qua khó khăn, bạn biết xây dựng 1 team đoàn kết, bạn biết phục vụ khách hàng đúng thời hạn, bạn giảm số giờ review của sếp với đối với công việc của bạn...vv. Tất cả được xem là công việc lãnh đạo. Điểm thứ ba, trong 1 đoạn văn chưa đến 100 từ mà chữ "led" và "leader" sử dụng quá nhiều. Phải viết sao qua công việc Adcom hiểu được bạn có khả năng lãnh đạo. Tôi không thể nói anh này viết dở được vì anh thi TOEFL và GMAT điểm writing đạt 6 cả hai. Nhưng khổ nỗi, chỉ có 1 tháng rưỡi mà viết essay cho 6 trường...Chắc bạn cũng biết về kết quả rồi đấy... Những điều trên tổi chỉ lưu ý bạn khi viết essay, nó không thể bao quát và chỉ cho bạn viết những gì, phải viết ra làm sao. "Chính bạn là người khám phá!".

Điểm 7: Phỏng vấn với trường - Mr. and Miss "thân thiện" có làm nên chuyện!

Đây là phần các trường cố gắng làm cho đỡ căng thẳng, nhưng theo tôi nó quan trọng vì những năm gần đây không một thí sinh nào được chấp nhận lại bị bỏ qua phần PV. Tôi được "waive" PV với Kellogg vòng 1, nhưng sau khi Adcom "review" bài xong thì mời PV qua điện thoại. Ít nhất là họ muốn biết giọng nói của người mà họ tuyển là ai chứ. Các bạn cứ chuẩn bị "đối phó" !1. Phỏng vấn trực tiếp với alumni, Adcom, sinh viên năm 2.Không cần nhắc lại những "việc nhà" trước khi vào PV như là đi sớm chuẩn bị resume...vv. cái này khi nhận được email PV họ sẽ có lời khuyên."Khúc dạo đầu" trông giống PV xin việc làm, cũng dựa vào tiêu chí tuyển chọn "vẻ bề ngoài". Ngày nay, các trường muốn thấy SV của họ thành công trong các lĩnh vực mà "vẻ bề ngoài" đóng 1 phần không nhỏ vào sự thành công. "Vẻ bề ngoài" hoàn toàn khác với "đẹp". Bạn không cần phải "tốt mã," nhưng trông dễ nhìn, gần gũi, gây thiện cảm bởi cái nhìn đầu tiên. Nhưng có những người trông không có duyên, nhưng khi nói chuyện thì bạn không dứt ra được - rất lôi cuốn (do đó còn tùy). Nhưng theo kinh nghiệm tuyển dụng của tôi cũng được gần 1 năm, tôi sẽ quan sát "đập vào mắt tôi" xem anh này, chị này "có dễ nhìn không". Nhưng điểm quan trọng lắm là sự "chín chắn". Cái này mới thực sự quan trong của tiêu chí MBA đây. Chẵng ai muốn tuyển 1 người "nhí nhố". Dù bạn có chuẩn bị kĩ đến đâu thì một vài sự cố nhỏ vẫn thường xảy ra. Bạn phải bình tĩnh xử lí để không bị xem là "trẻ con". Lúc tôi được mời PV với alumni của Darden, tôi đã chuẩn bị CV rất kĩ tối trước đó. Tôi đã gửi CV update 2 ngày trước đó và confirm ngày giờ. và hy vọng họ sẽ có 1 bản copy. Nhưng khi in thì đợi đến 10:00 sáng mới in (sợ còn chỉnh sửa). Trời, tự nhiên mực in làm đen hai bên mép tờ giấy. Trông không "Pro" tí nào, đến lúc này tôi cứ cầm theo vì 11:00 tôi có PV. Đến nơi, tôi xin lỗi "chỉ 1 lần duy nhất." Tôi không "rối rít như đứa trẻ" cũng hớt lờ cái chuyện mực đen 2 mép. Nhưng nghĩ thầm phen này nếu họ mà cho rớt thì cũng có cớ. Dù bất kì 1 lỗi nhỏ đến đâu cũng thể hiện tính không chuyên nghiệp trong khâu chuẩn bị. Rất dễ bị đánh giá. Nhưng bạn nên bắt đầu 1 câu chuyện khác ngay để "che đậy nhẹ nhàng" khuyết điểm. Nhưng nói trước, có những người họ coi trọng hình thức lắm. Và có thể bạn "phải trả giá" ... Phỏng vấn với alumni thường là cơ hội cho bạn giải bày. Họ thường không đọc qua hồ sơ của bạn bao giờ (trừ Harvard và Stanford) số còn lại phần lớn là "blind interview". Bạn đừng "tấn công" bằng khả năng Anh ngữ của mình "thao thao bất tuyệt". Xin xem thêm bài nói chuyện của Admission Director của Harvard trên BW. Chuẩn bị kỹ sẽ làm "khổ". Đúng, họ không muốn thấy bạn chuẩn bị ra một tời giấy rồi "đọc lời thoại". Bạn chỉ chuẩn bị những ý ra tời giấy, những câu chuyện muốn nói. Càng kiểm nhiều câu chuyện càng tốt. Lỡ mà có run thì còn nhớ lấy 1 câu chuyện. nNhưng nhớ rằng những câu chuyện "bịa" sẽ cho bạn "bài học đau thương" Vì sao ư? Vì họ sẽ PV như thế này bằng "simulation method" : Nếu bạn lỡ "bịa"- Bạn tự làm chủ 1 cửa hàng sách lúc còn là SV năm 3. Bạn sẽ bị "chất vấn"Bạn bỏ vốn bao nhiêu? Hùn hạp với ai? Vì sao lại "phá sản"? Đền bù cái gì cho người bạn của bạn?... Nói chung, những interviewer đã được "luyện" trước khi PV. Họ rất rành. Và họ quan sát thái độ của bạn khi trả lời. Chân thật bày tỏ vẫn hơn. Chỉ cần "cheating" 1 chuyện là xong cái hồ sơ của bạn.Thêm nữa, họ rất thích nghe "failure" của bạn lúc kinh doanh. Chẳng có gì là xấu cả nếu bạn tự làm chủ 1 của hàng và "phá sản". Người Mỹ rấ thích mạo hiểm.Dù không đọc "transcript" nhưng chuẩn bị là cần thiết nên kiền người bạn để "mock". Tôi cũng đã thực tập "mock" với 1 bạn ở Singapre. Rất ấn tượng về profile của bạn này. Speaking cũng giỏi hơn tôi nữa.... vv Như thế, có khi bạn lại kết bạn được. Tóm lại, tự nhiên , tạo câu chuyện, cuốn hút đối tượng, dẫn dắt vào những cách bạn xử lí vấn đề... Nếu ngườii ta thích bạn có khi PV sẽ trên 2 tiếng!Nói chung PV trực tiếp toàn gặp câu hỏi khó. Nhưng vài ấn tượng tốt ban đầu giúp bạn được họ "strongly recommend" là lợi thế. Nên nhớ, dù PV tốt đến đâu, không có nghĩa là bạn đã đậu. PV đơn giản chỉ là 1 data point.Đừng hỏi "Anh ơi, cho em biết kết quả em PV thế nào hả?". (Oh, con bé này hay nhỉ). Trông bạn quá là trẻ con, thiếu tự tin vào bản thân, chưa đọc kĩ sách "hướng dẫn"... Họ thường rất "positive" bằng những câu "very good" "good" liên tục, nhưng có thể bạn rất "ẹ". Tránh những cạm bẫy trong PV.....Nói vậy thôi chứ các trường chả thèm đánh bẫy bạn làm gì. Họ đơn giản là người phỏng vấn chỉ "tò mò" muốn biết năm nay bạn nộp hồ sơ cho mấy trường. Thế thôi! Nhưng bạn sẽ làm cho lớn chuyện nếu:Đôi khi cuối buổi phỏng vấn (không phải tất cả các trường, chỉ 1 số người PV muốn hỏi thêm và tôi tin rằng chẳng có trong tài liệu hướng dẫn phỏng vấn các trường). "Thế năm nay em nộp mấy trường nào?" Lúc này bạn thấy họ quá thân thiện nên chẳng "ý tứ " gì cả. "Đốp" luôn. Năm nay em nộp Harvard và Wharton ạ và còn liệt kê một lúc cả 5, 6 trường phía sau. Bạn tưởng rằng sẽ gây ấn tượng cho "anh ấy" nhưng không. Nhầm rồi. Lúc này anh ấy mới có suy nghĩ bạn thật sự "chẳng có chút gì là tha thiết với trường anh ấy cả". Đơn giản bạn nộp vào Boston để back-up thôi! Rớt hết thì học cũng được. Bạn sẽ bị "phê" vào. "Tôi thấy A rất giỏi nhưng A thật sự không thích hợp lắm với môi trường thân thiện của Boston University, một ngôi trường mang tính cộng đồng cao". Kết quả, bạn sẽ chẳng đậu vào Harvard mà cũng chẳng đậu vào Boston! Thứ nhất, bạn chẳng có định hướng cụ thể. Nộp vào 5 trường là đã bị cho là "choáng" rồi. Đằng này nộp đơn lại rải như bom B-52. Các trường đều muốn thấy sinh viên tha thiết học trường mình vì có những điểm nổi bật mà không đâu có được. Thứ hai, là dạo này các trường đều muốn "yield" của họ cao, không ai muốn trường mình bị cho là trường back-up cả. Bạn nên giải quyết thế nào đây? Tôi vẫn đi theo hướng chân thật, nhưng không liệt kê hết. Bạn chỉ nói rằng năm nay em nộp thêm 2 trường có "cùng nhóm" với trường bạn đang PV và 1 trường dưới "cơ" trường bạn PV. Để cho thấy rằng bạn không quá tự tin nộp chỉ 1 trường của họ (đôi khi họ nghĩ ban đang giấu diếm...vv) và có thấy bạn không coi trường của họ là trường back-up.Thế bắt đầu họ hỏi thêm một chút xíu về sự lựa chọn của bạn. Bạn nên nói sự riêng biệt không đâu có được, nhưng hãy tìm các ý mới mà "đừng có nhiều SV đã áp dụng rồi nghe rất chán. Các trường đều có những điểm mạnh và họ đáng tự hào về điều này:Mở ngoặc nói thêm: Ví dụ tôi có consider trường Vanderbilt và Winscosin Mandison là hai trường đã lâu tôi đã từng nghe đến. WM thì bạn phải nên biết rằng trường có định hướng cụ thể cho sinh viên ngay từ lúc nộp đơn. Nếu bạn chưa biết sẽ làm gì ngay sau tốt nghiệp thì đừng nộp. Đọc application essay bạn cũng thấy trường này chỉ hỏi "short-term goal". Trường có chuyên ngành market research và các hẳn một viện nghiên cứu giúp SV ra trường làm việc, tỉ lệ có job thuộc vào hàng top...vv Bạn nên đề cập đến những điều này vì đây là "niềm tự hào". Vanderbilt lại là trường nổi tiếng với Finance (cực kì nổi tiếng) và có 1 văn hóa ca nhạc vào chiều thứ 6 (nếu như tôi không nhầm). Vậy thì bạn nên tìm hiểu kĩ những nét đặc trưng từng trường mà bạn định nộp vào. Bạn thật sự yêu thích những môi trường, sự riêng biệt chứ không phải lấy ranking ra để "hù" PV viên.Khôn khéo trong cách trả lời, cẩn thận, chững chạc giúp bạn suy nghĩ mình nên ứng xử như thế nào. Dù sao họ - những người PV- đã từng học ở đây hoặc từng làm ở ngôi trường này. Tất cả họ rất tự hào về điều này!

Trả lời PV qua điện thoại thường là "điểm bất lợi" cho các bạn. Bạn gặp phải toàn người "tai to mặt lớn" cỡ Director hoặc Adcom, trong một số trường hợp bạn gặp một alumnus có củng background với bạn. MẶc dù các trường cố ra sức "biện hộ" interview chỉ là một phần "nhỏ" trong hồ sơ, nhưng nếu những người này mới nghe giọng "vàng anh" của bạn đã muốn "cúp máy". Nói vậy thôi chứ họ rất "nice" nhưng tôi tin chắc rằng họ quyết định bạn đậu rớt đấy. Rồi kế tiếp, trong vòng vỏn vẹn 30 phút và không nhiều hơn 45 phút, bạn phải chứng tỏ mình là "ứng cử viên sáng giá", trong khi họ không được nhìn mắt. Kế tiếp, bạn lưu loát thì họ nghĩ bạn đang cầm tờ giấy đọc -Ai biết được? Thôi ráng chịu đựng và "tin vào Thượng Đế". Nhưng điểm mà tôi thấy thích là các câu hỏi rất "đơn giản" như là "đang giỡn" họ hỏi những gì đã được đề cập rồi trong essay, như đã đề cập ở trên họ bị "bịt mắt mà" (blind interview) nên bạn có câu chuyện gì hay bạn viết trong essay thì đem kể lại vậy, không cần phải thêm chuyện mới. Nhưng một lần nữa "đừng đọc essay" vì essay là "tập làm văn" còn bây giờ bạn đang thi "tập nói". Tóm tắt sau đây là những câu hỏi thường gặp trong phỏng vấn có thể được hỏi thành nhiều dạng khác nhau. Nó không bao quát tất cả và bạn sẽ gặp 1, 2 câu hỏi mới như là "adaptive" trong GMAT vậy. Nếu bạn trả lời tốt các câu hỏi thông thường với kỹ năng Anh Văn "điêu luyện" bạn sẽ gặp một số câu hỏi thể loại "xương gà hoặc xương cá" mà không có trong "ngân hàng đề thi tuyển sinh hằng năm". Tùy cơ ứng phó nhé! Riêng tôi (xin nói trước là không tự đánh bóng mình đâu nhé mà chỉ muốn nêu kinh nghiệm bản thân thôi), tôi gặp "xương gà" trong lúc phỏng vấn với Kellogg với câu hỏi "What is other people's misconception about you?" và Duke với câu "you have so many early achievements, why don't you apply to Harvard."Chỉ lưu ý là bạn trả lời thế nào cho hay rất khó. Ví dụ: "misconception" có nghĩa là "đó là trở ngại với cái nhìn đầu tiên" nhưng bạn phải chứng minh "anh đã lầm." Còn câu Harvard, xin đừng trả lời như thế này "Anh biết sao hông, em dở ẹt hà, em thi Harvard sao đậu được bởi vậy em mới thi trường anh đây nè !??" Bạn vừa tạt một gáo nước sôi vào mặt người phỏng vấn. Cách tốt nhất là giữ vững thái độ "positive" nói tốt cả 2 trường nhưng nêu sự khác biết và sự chọn lựa của bạn nghiêng phía bên đây. Nói tốt đâu có chết ai. Nói xâu đối thủ lại đem đến cho người phỏng vấn cảm thấy "bạn 2 mặt" và không chuyên nghiệp: "Biết đâu qua bên trường kia phỏng vấn nó cũng nói xấu trường mình, thôi cho con này rớt!". Tôi rất ghét ngân hàng đề thi vì nó gợi cho tôi nhớ đến 1 thời tôi đã bị "rèn" dưới "những người thợ VN" sáng đề 23,24,25 chiều đề 25,26,27, nhưng xin đưa ra cho các bạn tham khảo. Và hãy nhớ câu này nhé: Ôn luyện kỹ quá sẽ làm "hurt" bạn đấy, nhưng không "mock" và chẳng luyện gì cả cũng làm "đau" bạn luôn. Thế mới khó!!!

1. Discuss your career progression 2. Give examples of how you have demonstrated leadership inside and outside the work environment 3. What do you want to do (in regard to business function, industry, location)? 4. Why the MBA? Why now?5. Describe an ethical dilemma faced at work?6. Describe your career aspirations7. What would you do if not accepted?8. What are your long- and short-term goals? Why?9. Why are you applying to business school?10. Why does this school appeal to you?11. What is an activity you are involved in? Why is it important to you?12. Talk about experiences you have had at work.13. Why are you interested in a general MBA program?14. Why did you choose your undergraduate major?15. Discuss yourself.16. What contributions would you make to a group?17. Name three words or phrases to describe yourself to others18. What is most frustrating at work?19. How would co-workers describe you20. Describe a typical work day21. Have you worked in a team environment? What were your contributions to the effort?22. Discuss any experience you have had abroad.23. How did you choose your job after college24. What do you do to relieve stress25. It's two years after graduation, what three words would your team members use to describe you26. Describe a situation where you brought an idea forward, and it failed.27. How do you define success?28. What would you do if a team member wasn't pulling his own weight?29. Is there anything you would like to ask me/us30. Give an example of leadership that you didn't discuss in your essays 31. What is your leadership style? 32. What are the pros/cons of your style? 33. What did you learn from experience XYZ (that was discussed in my essays) 34. Tell me about a time you had to deal with conflict in the workplace 35. Tell me what you do in your daily job 36. How are you a leader in your job37. Have you thought of other schools?38. What accomplishment are you most proud of?39. What role do you usually take in a team setting? 40. Tell me about a time when you exhibited leadership.41. How do you work in teams? 42. What would your colleagues miss least about you? 43. What makes you unique? 44. Tell me about a standout academic experience. 45. Tell me an important thing that you learned from your work and school experiences.46. Tell me about a specific situation in your professional career where you solved an important problem.47. Why do you want to be in senior executive role?48. When was your belief challenged49. What books do you read50. When did you lead a team? What is the hardest part of leading a team51. Would you have any regrets if the market tanked next year and you were unable to get a premier job52. Where else have you applied and what was the result53. What do you/don’t you like regarding your job54. Second largest, third largest failure55. Why should we admit you56. Why did you switch from X to Y57. What did you think about Enron case58. How could you make positive contributions to the program59. Favorite super hero and why60. How do you deal with criticism61. What are your weakness 

 

Điểm 8: Linh tinh - Chuyện ngày xửa ngày xưa Tấm Cám.

Thật ra các chuyện này "xưa như trái đất," cũng xưa cỡ chuyện Tấm Cám nhưng nó thật sự là điểm lưu ý và sẽ đánh bóng được hình ảnh của các bạn. Hầu hết, tất cả các ứng cử viên cho việc học MBA đều đã làm việc trên 3 năm vì vậy giữ được "phong cách Pro" của bạn là điều mà các Adcom quan tâm. Tôi lưu ý các bạn bằng cuộc phỏng vấn giữa 2 nhân vật em Ngây Ngô và anh Chích Chòe. Em Ngây Ngô: Anh ơi, em mới phỏng vấn xong. Mừng quá, chẳng biết làm gì kế tiếp...Em đợi kết quả hả?Anh Chích Chòe: Còn một việc em cần làm ngay. Thông thường không quá 2 giờ sau khi phỏng vấn, em nên viết 1 lá thư cảm ơn người đã phỏng vấn mình. Điều này, giúp cho họ thấy được em là người làm việc chuyên nghiệp và phần nào đoán được kết quả phỏng vấn (nếu bạn may mắn). Ví dụ: em nhận được trả lời là " I was very interested in the conversation...." Rõ ràng, Adcom cảm thấy thích mới ghi như vậy, chứ nếu không thích em thì có ghi họ hổng thèm reply. Nếu nhận được lời những câu "phỗng mũi," thế cũng an tâm phần nào...NN: Anh ơi mùa tuyển sinh này em rớt hết các trường mơ ước. Em buồn...CC: Đừng buồn. Hãy lập tức đọc kỹ email trong "rejection letter" có ghi rõ Feedback Session. Nếu đó là trường mà em muốn vào, hãy lập tức lên lịch nghe feedback, rất quan trọng để cải thiện cho mùa tuyển sinh tới. Đa số các trường rất "phen -lì" với Reapplicants. Chúc may mắn.NN: Em nên đối xử với người Recommender ra sao đây?CC: Hãy dẫn họ đi ăn tối, hoặc mua cho họ món quà nhỏ để cảm ơn họ đã viết cho em vào 8 trường. Và nếu trường có gọi điện để back-check thì em cũng được có lợi. Đừng "phủ phàng" với họ. Đa số các trường top-7 có gọi điện để check lại.NN: Trong self-report em lỡ đề sai về điểm tốt nghiệp hoặc "bơm" title của em lên cao. Làm sao đây anh?CC: Self-report rất quan trọng. Thông thường sẽ được so sánh với bản gốc hoặc một số trường sẽ nhờ dịch vụ của bên thứ 3 check lại. Sai nó không từ chối bạn ngay, có khi bạn đậu vào và deposit $2000 và đóng một khoảng phí nhỏ $100 để thực hiện việc này. Đa số khi bạn nhận được kết quả back-check thì các deadline các trường nhận bạn đã trôi qua. Nếu bị reject lúc đó thì không có đường thoát... Vừa mới đây Chicago GSB vừa Reject 1 anh vì đã gian lận trong tình trạng khổ sở. Lúc này thì anh ta vừa mất việc vừa mất cơ hội học MBA ( http://www.washingtoncitypaper.com/display.php?id=1799 )Phải cận thận!NN: Em đang chuẩn bị mùa tuyển sinh 2008. Em nên làm gì bây giờ?CC: Nếu đã có GMAT và TOEFL tương đối an tâm, em có thể bắt đầu chọn trường và phân tích essay. Em nên vào US Guide MBA, tạo một chuyên mục MBA ESSAY DICUSSION rồi thảo luận với nhau về đề thi. Cái gì không nên viết , cái gì nên viết...?? Cùng nhau phân tích đề sẽ làm sáng tỏ mọi khúc mắc. Làm như vậy sẹ tránh việc viết lung tung và quá dài. Đa số các trường đều có bộ đề thi 2008 vào khoảng tháng 8.NN: Điểm GMAT của em 680. Em thấy có một chị điểm cũng 680 mà đậu vào Wharton. Vậy em cũng có khả năng đậu như chị ấy?CC: Chưa chắc! Điểm GMAT chỉ là một phần nhỏ trong bộ hồ sơ. Mỗi người đều được nhìn dưới một góc độ khác nhau. Không ai giống ai. Điểm GMAT cao không bảo đảm cho em một chỗ MBA, điểm GMAT thấp không hẳn là em rớt. Đơn giản chỉ là 1 bằng chứng rất nhỏ về khả năng academic của em.NN: Em nên thi GMAT mấy lần?CC: Đa số các trường đều lấy điểm cao nhất. Nhưng sẽ được ngầm hiểu không nên thi quá 3 lần và điểm gần nhất thường được "liếc" 1 cái. Thi nhiều thì Adcom sẽ nghi ngờ là em tập trung vào thi mà chẳng lo làm việc.NN: Em nên nộp càng sớm càng tốt?CC: Sai. Em nên nộp vào thời điểm mà em cảm thấy hồ sơ em "khỏe" nhất. Nộp sớm cũng chẳng em lại cho em cơ hội nhiều hơn nếu bài viết hay sự chuẩn bị em "bét nhè," cốt sao cho kịp round 1 vì mới nghe qua thấy round đấy nhiều người đậu. Chuẩn bị hồ sơ kĩ mới là điều quan trọng hơn là nộp vào round nào. Thay lời kết:Bài vửa rồi cũng khép lại một bài viết về kinh nghiệm nộp đơn với mong muốn góp một phần nhỏ để các bạn lưu ý khi nộp hồ sơ những năm tiếp theo. Mùa tuyển sinh 2008 đã sắp đến, hầu hết các trường bắt đầu cho đề thi cho năm nay (đa số sẽ có đề thi vào tháng 8). Các bạn nên thảo luận làm sáng tỏ các bài luận trong Forum của US Guide giúp các bạn đi đúng hướng. Thực tập phỏng vấn cũng là điều nên làm sau đó. Và xin nhớ lấy, xin học MBA không chỉ cần giỏi gian, thông minh, và cần cù mà chính là sự bền chí. Bền chí mới là yếu tố quyết định sự thành công và tôi tin rằng tôi chẳng phải là người thông minh nhưng tôi rất bền chí.

Tôi chúc các bạn một mùa tuyển sinh đầy hào hứng và đạt kết quả tốt. Stats chỉ là stats thôi !

(thể theo yêu cầu 1 số anh chị)

About me:WE:4+ year (analyst/management/start-ups)Admitted: Chicago, Kellogg, Tuck, Duke, DardenMatriculate: Chicago GSBRecjected: Notre Dame ( I don't know why ?)Schools provided fee waiver inviations but withdraw after exhaustion: Vanderbilt acceped with $, Fisher (not finish application), Boston (not finish yet), Simon (not finsh yet). Terry (not finish) School that I wanted to try, but saw slim chance: Stanford, Wharton

Marketing, không phải Kellogg mà tôi chọn Chicago.Trong đầu tất cả các MBA tương lại, tôi đảm bảo rằng Kellogg luôn là trường đầu tiên khi nghĩ tới đi học MBA marketing. Nhưng cách đây vài tháng tự dưng tôi được ai "ném cho 2 cục thịt" có gắn nhãn hiệu "Kellogg" và "Chicago" nên tôi mới có ý định đem cân chúng theo cách chủ quan của mình... Mời các bạn vào bếp cùng tôi xem tôi cân chúng như thế nào? Tôi bảo là tôi cân theo cách "oái quăm" của mình đấy nhé - No complain!Đầu tiên phải nói rằng việc học ở Kellogg là vui, bởi tính lịch học nhẹ nhàng "chè chén" suốt tháng. Ai biết? Hỏi Dean. Tôi mới đầu cũng khoái điểm này, nhưng nghĩ lại, mình học ở Việt Nam hơi bị "tụt" so với bạn bè. Thôi hai năm này để bù lại kiến thức. Tôi cho là điềm này Kellogg đáng 2kg. Chicago thì phần nào bù đắp được cái điểm này. "Thực đơn tự chọn": ai thích gặm xương cũng có, ai thích nạc cũng có. Là sao? Có nghĩa là năm nhất, thôi tiếng anh của em chưa vững, chọn học 3 courses thôi, mùa tuyển dụng gần đến học ít ít lo cho công việc. Cái này mình " ăn kiêng" mùa cao điểm, ăn "fast-food high fat" mùa đông. Nói chung tôi thích cái điểm này và cân được 3kg.Môi trường thì sao đây? Ở Kellogg người ta thường bàn tán nhau nhiều về tính "teamwork." Nhứng dần dần sinh viên sẽ bị ảnh hưởng bởi việc ra một quyết định. Hãy xem nhận xét 1 PhD, làm ở 1 công ty và dưới quyền có những sinh viên đến từ cả 2 trường, bà chị nhận xét. "Sinh viên Kellogg thường khó đưa ra 1 quyết định độc lập bởi tính công đồng cao và thường hỏi ý kiến đồng nghiệp hoặc cấp trên." Điều này đôi khi tốt, đôi khi không tốt. Học 2 năm MBA để giúp đưa ra 1 quyết đinh nhanh và chính xác, tự nhiên lại bị "mắc kẹt," "mắc nghẹn" về ra quyết định khi học ở Kellogg. Chính vì tính cộng cộng quá cao, nên đôi khi sinh viên quốc tế cảm thấy bị cô lập (isolated - trích nguyên từ của 1 bạn sinh viên quốc tế người Nga). cái điểm này khó mà giải thích. Cũng giống như "những ai có cùng đặc điểm, suy nghĩ thì dễ gần, dễ thân" nhưng có phải mình có củng suy nghĩ với da trắng, da đen... Điểm này thật sự làm tôi cảm thấy sợ "bị nghỉ chơi." Đôi lúc, lỡ nó làm nhóm mà nó không thèm "đoái hoài đến mình" thì "buồn chết." Điểm này tôi không có cơ hội kiểm chứng, nhưng tôi tin nó đúng. Tôi có Kellogg khoảng 500 gr, và Chicago khoảng 2kg. Một điểm nữa về môi trường. Bạn thử vào campus của Kellogg thì hiếm khi có người niềm nở dắt bạn dự lớp. họ có nhóm của họ phải lo, có tiệc tùng cuối tuần...etc. Nhưng điều này lại ngược lại Chicago bạn dễ dàng tìm thấy những người giúp đỡ bạn tham dự lớp. Sao tôi biết ư? Ai mà biết! Nghe kể vậy, thì nghe đi !!! Kellogg lại bị nhẹ hơn 500 gr kí chỗ này nữa.Về cơ sở vật chất thì sao. Chắc "phụ huynh học sinh" của mấy bạn Kellogg không đóng mấy năm nay nên để trường lớp xuống cấp: bàn ghế, lớp học...Đề nghị nhà trường tự kiểm điểm lại? Điểm lưu ý về sinh viên Kellogg dành nhiều thời gian phục vụ cho "nhà trường" từ xây dựng website đến phỏng vấn ..vv Nó cũng hay đấy nhưng bạn nhìn website của Kellogg xem thử "thời đại đế 1996" mà chẳng có thay đổi hình thức gì cả chắc tại website thì không có bị "mòn," nên không cần thay? Ngược lại, cơ sở vật chất của Chicago là điểm mạnh nhất, học sinh bị đóng tiền cũng "phê," nhưng bù lại, sẽ được học trong phòng học có máy ghi hình, đèn chiếu, máy ghi âm, internet nếu bạn bị ốm thì ở nhà nhấn nút ghi hình lại mở lên xem ( nhưng mà phải bị ốm thiết đó, vì điểm chuyên cần cũng được đánh giá)..etc. Điểm này cũng chưa được chứng kiến, nhưng nghe đồn. Adcom phục vụ bạn cũng khác nhau. Bạn có thử chưa? Hãy thử một lần rồi xem...Thôi cho điểm đại : Kellogg 2kg, Chicago 4Kg.Nhưng ngược lại Kellogg nằm ở vị trí đẹp hơn, an ninh hơn. Nhưng bù lại Chicago gần downtown hơn cuộc sống "người dơi về đêm" cũng thuận tiện cho cuối tuần. Nhưng tùy mỗi người có cái thích nghi. Kellogg và Chicago có lẽ bằng cân tiêu chí này! Xin lỗi tôi hơi thiên vị.... Cuộc sống này đôi lúc bạn phải chấp nhận ! Không phàn nàn nhé! Nói về khóa học và công việc thì sao? Tôi đảm bảo rằng nếu chịu khó thì 2 trường sẽ cho bạn cơ hội như nhau. Nếu khó xin việc thì cả hai đều khó, còn nếu đã xin việc dễ thì cả hai đều dễ... Nếu nhìn vào Kellogg thì cũng chỉ xấp xỉ 30% là dân marketing thôi. Chẳng có trường nào chọn toàn dân marketing vào học cả?! Tiêu chí này cho Kellogg hơn 1 tí khoảng 100 gr. Bán buôn cho thêm tí cho vui! Vậy nhé!Về cái khoảng nợ nần thì sao? Cái này quan trọng nhé. Nợ ngập đầu là phải tính bao giờ trả hết? "Đừng có mà xù với chị nha cưng." Chicago điều kiện vay mượn thuận tiện hơn, đương nhiên là bạn có tiền vay với thời gian trả nợ lên đến 20 năm (chắc cho đến đời con trả tiếp quá!??) lãi suất khoảng 8.65 ~9%. Kellogg cũng không phải khó, nhưng "điền đơn đi em, đợi chị duyệt nhé!" Thôi, đi cái nào cho chắc cú...Cái này chác tôi cho Chicago khoảng hơn 2 cân.Nói về brand thì Chicago đang lên còn Kellogg có phần "tuột hậu"...Cái này là chiến lược" dài hơi và hết hơi." Tôi không bàn sâu...Tất nhiên khỏi cần đếm lại cũng biết tôi chọn "cục thịt" nào? Vừa rồi chỉ là cách "cân, đo, đong, đếm" của tôi mà có phần" quá là " thiên vị." Tất nhiên khi tôi nhập học Kellogg thì tôi lại có bài viết "Marketing, sao lại phải chọn Chicago, phải là Kellogg." Ý trên rất chủ quan và có khi không phản ánh đúng quan điểm của Kellogg.

Dù bạn chọn cái nào đi chăng nữa thì không bao giờ sai. Nhưng dù sao cũng đưa ra ý kiến riêng của mình khi đã quyết định chọn 1 cái gì.Thám hiểm đại dương tàu" B-school Insider" và phân tích nham thạch "B-school Essay"

Đầu tiên, tiếp viên trưởng của tàu Insider xin chúc quý khách một chuyến tham quan thú vị. Và, xin hãy đọc kĩ hướng dẫn sau: "trước mặt quí khách là "bảng khuyến cáo," trong lúc tham quan có rất nhiều ý kiến chủ quan được tiếp viên mô tả và vận dụng, không chắc nó phản ánh đúng những gì quí khách chứng kiến và tìm hiểu.

Tôi khuyến khích quí khách tự "đeo bình dưỡng khí" bơi ra xa và tự khám phá để thấy những nét độc đáo riêng. Tất cả những bài văn có "hơi hướm" giống nhau đều bị Adcom cho "lên bờ" hết!"

Chạm dừng chân đầu tiên: Đầu tiên tôi muốn dẫn quí khách ghé chạm dừng chân "heo hút" nhưng khá hấp dẫn UVA (Darden) và Tuck. Hai nơi này có những nét đặc trưng giống nhau như sau:* Đều ở nơi vắng người và "tàu bè" qua lại hơi khó khăn, nhưng mang nét đẹp và đặc trưng riêng của vùng. Số lượng lớp học khá bé không quá 350 SV và 2 năm học tại đây chủ yếu sẽ là chương trình "General Managent." Nhưng tôi không thể phủ nhận được nơi đây đào tạo cũng lắm "thợ săn cá mập Investment Banker" (Goldman & Sachs) và "thợ săn cá đuối Consultant" (Mc Kinsey).* Khi xin học nơi đây chú ý đến tính cộng động của trường này (close-kit community). Thầy cô rất thích "soi mói" SV như "em đã làm gì trước đây?" "em định làm gì trong tương lai?" Thật rõ ràng và cụ thể trình bày trong phỏng vấn sẽ giúp bạn được chú ý. Theo kinh nghiệm làm "tiếp viên" chưa quá 9 tháng, trao đổi với nhiều người thì có nhận xét 5 tiêu chí của cả hai trường: tính sáng tạo (creative), tính hợp tác (cooperative), tính nhân văn (humane), tính lãnh đạo (leadership) và nghề nghiệp thì cần "view your career as your central—but not your only—focus."* Hai trường này ra sức mời các nhà tuyển dụng về campus của mình hằng năm và các chương trình hỗ trợ SV khá tốt. Vì hai trường này không cho tiếp viên "hoa hồng" nên xin được đưa vài ý kiến như sau:"Trường top nhưng chẳng ra top," nằm ở hơi heo hút. Chán phèo! Chương trình đào tạo cũng không trọng tâm lắm, chẳng biết mạnh điểm nào. Finance cũng chẳng nhất, marketing thì càng không. Vì thế, nên mới có chuyện để nói là "lớp ít người nên thầy sẽ quan tâm đến các cậu !," hay " cậu cần gì thì cứ ới mấy bạn đến giúp cậu!" Người ta thường xếp mấy trường này vào loại "midddle of nowhere." Tội nghiệp. Nhưng khi thi vào lại thuộc vào loại "ăn cá nóc" nên thường được các SV mấy trường top trên đem đi làm trường "back-up." Khuyến cáo: lần sau nên cho tiếp viên "tiền cò." (Essay của hai trường: Tôi định lấy essay cũ nhưng nghe đồn rất nhiều trường năm 2008 sẽ đổi essay mới. Đành chờ vậy!)

Ôi, sáng tạo - "Một phần tất yếu của cuộc sống?"Có những trường bắt đầu có kiểu ra đề lạ, điển hình là Chicago và đề thi làm bạn tha hồ sáng tao, vẽ tự do, trang trí đường diềm, tô màu... Đã hai năm rồi hội đồng tuyển sinh Chicago cũng ra sức tìm các thí sinh ngoài những yếu tố thành công trong công việc có những suy nghĩ và tư duy mới. Và đây cũng là xu hướng chung của tất cả các trường. Năm ngoái có "1 món tự chọn" câu 3A đại loại là "Tell us something about yourself that people do not know ..." Cái này hay nhưng hơi "xương" đấy. Vì những điều người khác không biết thì là điều bạn thường giấu kín hoặc chẳng tốt đẹp gì mà đem khoe, cứ như "chuyện của riêng mình" chỉ để "tâm sự" với cô Hạnh Dung báo Phụ Nữ hay anh Bồ Câu báo Thanh Niên đằng này lại bắt đem "thổ lộ" với Adcom mới chết chứ! Mặc khác, chuyện mà bạn thành công "rực rỡ dưới ánh đèn sân khấu" thì " không nói ra thì ai cũng biết." Nói chung, có những bạn có những chuyện để nói thì nói sẽ rất hay và thuyết phục, nhưng không có chuyện thì xin chọn câu khác. Đúng là ra đề kiểu "mắc nghẹn." Đề năm nay bắt buộc nhưng đỡ hơn tí vì đa số mọi người đều làm được. Ít hoặc nhiều thì cũng có đất để thể hiện sự sáng tạo mình. Nhưng nói chung sẽ rất vui khi thấy MBA tương lai thể hiện " em muốn làm họa sĩ..." Suy cho củng đề thi lại rất sát thực tế vì khi bạn học MBA bạn phải trình bày 1 vấn đề bằng powerpoint thôi! Tránh sao được. Không phải tự đề cao ban ra đề chứ kiểu ra đề này hay đấy! Mời các bạn thưởng thức món "đá vôi".... 3. We have asked for a great deal of information throughout this application. In this portion of the application, we invite you tell us about yourself using a non-traditional application format--a PowerPoint presentation. In four slides or less, please provide readers with content that captures who you are. (Trích đề thi Chicago năm 2008 - Câu số 3)Để củng cố thêm tinh thần đó hãy nghe nhận xét của 1 professor về trường"Chicago is a fun place to be. It fairly crackles and sparks with new ideas"Ann McGill- MBA 85', PhD 86Ngoài ra, câu số 2 cũng "bay bổng" không kém. Mặc sức " chơi đùa" thỏa thích với những ý tưởng. Đề rộng, nhiều ý, nhưng chọn viết cái gì. Đó mới là cái khó.

2. If you could step into someone else's shoes for a day, who would it be and why? (Trích đề thi Chicago năm 2008 - Câu số 2)

Phù.....Tuần vừa rồi hơi bị "đừ" 1 tí và quan trọng có nhận được một góp ý đáng để lắng nghe. Thư góp ý rằng: những cái post của tôi có vẻ "cổ xuyến" cho cái vụ đi học trường top quá nên làm cho cái forum của mình bị "bơm"("hype"). Nhưng xin đính chính lại, chủ đích của tôi không phải khuyên các bạn cứ đăng kí hết top này đến top nọ mà bỏ quên cái "prồ-phai" mình đang ở chỗ nào. Vì thế, bay cao thì tốt nhưng chú ý xuất phát điểm của mình. Cảm ơn mọi sự góp ý!Thử xem qua các bước phân tích. Mấy bước bày cừc kì quan tọng nhưng nó chiếm thời gian chưa bằng thời gian bạn "đi tắm."Đọc đề Emory 2007. (Chắc trường này không đổi đế. Ai biết?). về trường này thì có Khoa Phạm sẽ brief cho bạn kĩ hơn. Trường tốt. Nhiêu học bổng. Job IB và MC đều tốt. Top 20. Đáng để nộp đơn!1,2,3 đọc kĩ đề: 1. List one of your most significant professional or organizational accomplishments. Describe your precise role in this event and how it has helped to shape your management skills. Please limit your response to two, double-spaced, typed pages.2. Please complete/address two of the following statements. Full-time candidates (Two-Year and One-Year Programs) must complete/address choice F as one of the two options. Please limit each response to one, double-spaced, typed page.A. I have always wanted to....B. My most memorable cross-cultural experience....C. My family background is unique because....D. The person who has had the greatest influence on my leadership style is... because...E. The greatest lesson I have ever learned....F. Of Goizueta’s core values (courage, integrity, accountability, rigor, diversity, team, community), which value resonates most with you and why?3. What do you expect to accomplish in the Goizueta Business School MBA program? How will your participation in the MBA program fit in with your experiences and responsibilities as well as your short and long-term career goals? Please limit your response to two, double-spaced, typed pages.Một cái đề "lẩu thậm cẩm" thường là đề của nhiều trường hay ra. Thời buổi này phải cái gì cũng phải được "tự chọn."Câu số 1 của đề này là đáp án chung của rất nhiều trường. Đọc vào viết viết liền cái gì. Kinh nghiệm trong công việc. Còn ngoài công việc, hãy đợi đấy...Tôi trích đề này cũng như là đáp án của nhiều trường luôn. Câu này khó tránh khỏi bạn đưa lan man kiểu như đưa "hoa cỏ mùa xuân" cho nó thêm vui tai, nhưng nên tránh vì phần sau mình "có đất để trồng"! Cái mà tôi muốn bàn tới là phần tự chọn. Chọn lựa "khôn khéo" sẽ giúp bạn qua mặt đối thủ. Đừng chọn những câu trông bạn "tệ" hơn đối thủ của mình, mặc dù có thể copy từ trường X sang. Ví dụ câu "vạch áo cho người xem lưng" E. The greatest lesson I have ever learned....Mặc dù bạn có học bài học đó tốt đến đâu thì nếu không khéo câu chuyện của bạn rất "ngây thơ" và đáng đề "đánh đòn"... Lời khuyên: nếu cho chọn, đừng chọn "xương," hãy chọn "nạc." Cho dù, bạn có khỏe để "gặm xương," nhưng so với đối thủ khác bạn trông rất "ngốc" khi người ta tiếp tục kể thành công của người ta thì mình lại đi nói về "điềm yếu" và rút ra bài học.Chỉ không chọn nhưng câu khác, khi bạn chẳng có gì để nói ngoài nói "sai lầm trong quá khứ của mình." Đọc lại một lần nữa nhé coi có nghiệm ra được điểm gì không? A. I have always wanted to....B. My most memorable cross-cultural experience....C. My family background is unique because....D. The person who has had the greatest influence on my leadership style is... because...Thấy chưa? Khác biệt bạn có thể cảm nhận được toàn là "101 câu chuyện tốt có thật"... Câu 3 để ai trúng tuyển vào Emory phát biếu. 3. What do you expect to accomplish in the Goizueta Business School MBA program? How will your participation in the MBA program fit in with your experiences and responsibilities as well as your short and long-term career goals? Ừ mà sao, mấy bạn không nhảy vào "pro" and "con" cho nó xôm tụ !?

-------------------------------------------------------------

Bài viết vửa rồi chắc cũng khép lại loạt bài viết của mình. Đơn giản vì mình cảm thấy nếu viết nữa đâm ra các bạn thấy "nhàm." Các bạn cứ tìm hiểu nhiều, lùng sục, len lỏi, bon chen, leo trèo vào cánh cửa các trườnng sẽ cho bạn những kinh nghiệm thú vị.Một lần nữa, xin chúc các bạn thành công tốt đẹp. Chờ "tin thắng trận" nhé!-Lân

Nguồn: forum.vietmba.com

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

7,246 lượt xem