Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

Mỗi Quyết Định Của Chúng Ta Được Hình Thành Như Thế Nào?

Chúng ta có quyền trong mỗi quyết định của chúng ta,vấn đề nhớn là rất nhiều quyết định của chúng ta sinh ra đóng vai trò rất ít từ chúng ta. Đi xe ngoài đường chúng ta ít phải nghĩ vì chúng ta đang sử dụng vô thức (tiềm thức) để lái, vô thức phản ứng rất nhanh, nhanh hơn là phần ý thức trong ta. Khi gặp vật trướng ngại trên đường mà không thể tránh chúng ta lập tức bóp phanh, quyết định này là của vô thức và gần như tức thời, nếu như lúc đó chúng ta suy nghĩ là nên làm gì thì có khi đâm vào vật đó rồi chúng ta mới bóp phanh.

Sáng sớm chúng ta mở mắt ra, nhất là trong tiết trời mùa đông này, chúng ta thích tiếp tục nằm trong chăn ấm, đó là quyết định của vô thức. Lúc đó phần ý thức của chúng ta còn chưa được hồi phục, chúng ta không nghĩ được nhiều và vì vậy để cho vô thức làm chủ. Trong cuộc sống có những cơn giận bùng nổ rất nhanh mặc dù chúng ta hiểu rất rõ kết quả của những cơn giận thường là không tốt. Nhưng lúc đó phần vô thức đã đánh bại phần ý thức của chúng và chúng ta không làm chủ được mình.

Khi đi làm về, phần ý thức của chúng ta bảo chúng ta là hãy đi học thêm, hãy đọc sách,… để ta ngày càng giỏi hơn để ta kiếm được nhiều tiền hơn để cho gia đình sống sung túc hơn... Nhưng phần vô thức của chúng ta bảo chúng ta hãy nằm nghỉ, hãy bật tivi lên, hãy đi nhậu…

Mỗi quyết định của chúng ta là sự hòa trộn hoặc cũng có thể là đấu tranh của: Vô Thức và Ý Thức.

Nếu như hai cái này là tương đồng nhau thì sức mạnh của mỗi quyết định sẽ được nhân lên còn nếu ngược nhau thì cùng một tình huống lúc thì ta quyết định thế này, lúc thì quyết định thế khác, chúng ta mệt mỏi bới sự tranh đấu giữa vô thức và ý thức.

Vô thức được hình thành từ khi ta còn nhỏ thông qua môi trường sống xung quanh. Càng lớn lên thì vô thức càng khó thay đổi vì đã trở thành thói quen đã trở thành niềm tin của chúng ta. Vô thức cũng có tên gọi khác là tiềm thức. Chúng ta hãy thử xem vô thức của chúng ta thể hiện như thế nào thông qua phân loại sau đây, chú ý là không không có vô thức tốt hay xấu mà chỉ có vô thức phù hợp hay không phù hợp:

  1. Xu hướng lựa chọn và trình tự: Người có xu hướng trình tự thích lập mục tiêu, kế hoạch sau đó thực hiện. Người xu hướng lựa chọn thích có đầy đủ các lựa chọn rồi mới quyết định vì vậy hay chần chừ kém quyết đoán. Người có xu hướng trình tự quá thì hay máy móc cứng nhắc.

  2. Xu hướng chi tiết và tổng thể: Người có xu hướng chi tiết thích làm cái gì cũng chi tiết ít khi nhìn vấn đề đó từ trên cao. Người tổng thể thì thích nhìn vấn đề ở vĩ mô và ngại làm chi tiết.

  3. Xu hướng trực giá và xu hướng lý trí: Người có xu hướng trực giác có xu hướng để cảm xúc dẫn lối trong khi người có lý trí thì thích phân tích logic và không để cảm xúc xen vào.

  4. Xu hướng thích ổn định và thích thay đổi: Người thích ổn định có xu hướng lặp lại những điều đã làm kiểu như đi trên cùng một con đường, ăn cùng một quán ăn, đi nghỉ ở cùng một nơi cho mọi năm, làm lâu ở một nơi. Người có xu hướng thích thay đổi thì thích thử nghiệm những cái mới và khó làm ở đâu lâu.

  5. Xu hướng cá nhân và xu hướng tập thể: Thích làm việc một mình hoặc thích làm việc tập thể. Người có xu hướng cá nhân sẽ quyết đoán hơn phù hợp với công việc không cần nhóm, có thể tự chăm sóc mình.

  6. Xu hướng tự đánh giá và nhận đánh giá: Chúng ta như thế nào quyết định bởi chính chúng ta và chúng ta như thế nào quyết định bởi những người xung quanh. Người có xu hướng tự đánh giá không cần lời khen từ bên ngoài để tôn mình lên, họ có động lực từ bên trong, mặt trái là nếu quá thì thành tự phụ hoặc quá tự ti. Người xu hướng nhận đánh giá thì luôn tiếp thu suy nghĩ của người khác nhưng kém tự chủ, động lực phụ thuộc vào bên ngòai mà đôi khi bên ngoài không phản ánh đúng bên trong.

Khi chúng ta quá thiên về một xu hướng nào đó thì đều không tốt vì mỗi xu hướng đều có mặt tốt và mặt xấu về tương đối. Hai loại người ở hai thái cực chắc chắn là khó làm việc được với nhau nhưng nếu biết kết hợp thì sẽ tận dụng được mặt tốt của nhau. Một ông chi tiết thì không thích làm việc với một ông tổng thể vì nói chuyện với nhau rất khó nhưng nếu kết hợp hai thế mạnh lại thì ta có được một bức tranh rộng với những chi tiết rõ ràng.

Trong vô thức, chúng ta cũng có những niềm tin cả tích cực và tiêu cực. Có những niềm tin xuất hiện từ thời ấu thơ như “Đàn ông là bọn xấu” nếu như cô ta sống trong một gia đình người bố hay đánh đập bà mẹ. Có những niềm tin mới xuất hiện thông qua trải nghiệm như “Đừng cho tiền những người ăn xin vì có thể họ đang lừa chúng ta”. Mỗi người chúng ta đều có một bộ niềm tin khác nhau có thể viết ra giấy. Chúng ta tin là chúng ta không thể giao tiếp tiếng anh, chúng ta không thể kiếm nhiều tiền, bọn họ luôn lừa chúng ta, chúng ta…

Những niềm tin này định hình các quyết định của chúng ta mà chúng ta khó cảm nhận được.

Không có niềm tin tốt hay xấu cho dù đó là niềm tin tiêu cực hay niềm tin tích cực mà chỉ có niềm tin phù hợp hay không phù hợp với xung quanh. Tin rằng mọi người xung quanh luôn lừa chúng ta khiến chúng ta cảnh giác hơn và vì vậy ít bị lừa. Tin rằng mọi người xung quanh tất cả đều là những người tốt, đáng tin thì có thể một ngày nào đó chúng ta bị lừa hết tài sản,…

Có những niềm tin không phản ánh đúng bản chất thực sự mà chỉ vì chúng ta gặp một vài trải nghiệm, tuy nhiên niềm tin đó đã thực sự thành sự thực bởi vì chúng ta tin là thế. Nếu chúng ta tin con chúng ta là là đứa học dốt, niềm tin đó phản ảnh ra hành vì và mặc dù có thể từ đầu con chúng ta không dốt nhưng nó sẽ hành xử và sống trong môi trường mà nó là đứa dốt. Hành vì của ta và của đứa trẻ sẽ hoàn toàn ngược lại nếu như chúng ta nghĩ chúng rất thông minh, điều này có thể biến một đứa trẻ kém thông minh thành đứa thông mình vì nó và mọi người đều nghĩ là nó thông minh.

Các niềm tin bó hẹp chúng ta, nếu như cuộc sống của chúng ta đang có vấn đề nào đó thì có vẻ như chúng ta phải thay đổi một số niềm tin của chúng ta. Sao người khác cùng có một khởi đầu như ta mà họ lại thành công hơn ta, sao họ làm ít mà hưởng nhiều, sao ta luôn bị đối xử không công bằng,… Niềm tin được hình thành và cũng có thể mất đi nếu như chúng ta biêt được niềm tin nào cần phải thay đổi, cần phải bỏ đi. Chúng ta cũng không nên dễ dãi hình thành các niềm tin chỉ thông qua một vài sự kiện có vẻ như vậy.

Phần lý trí là yếu tố thứ hai ảnh hưởng tới quyết định của chúng ta. Phần lý trí thực hiện theo cách thức logic, tuy nhiên không phải lúc nào chúng ta cũng đủ dữ kiện, đủ kỹ năng để ra quyết định đúng. Chỉ có những quyết định mà có nhiều thời gian chúng ta mới có xu hướng sử dụng lý trí nhiều còn lại đa phần chúng ta quyết định bằng vô thức, bằng cái phần mà đa phần chúng ta chưa rõ và vì vậy có vẻ những chúng ta thực sự không làm chủ những quyết định của chính chúng ta

Theo chienluocsong.com

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

413 lượt xem