Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

Muôn Màu Phỏng Vấn: Đâu Chỉ Là Phỏng Vấn Giản Đơn!

Nhắc tới phỏng vấn tuyển dụng, không ít người sẽ nghĩ tới những cuộc phỏng vấn đơn 1 - 1. Tuy nhiên, trong thực tế, phỏng vấn tuyển dụng rất đa dạng với nhiều Hình thức, Phương pháp và Kỹ thuật khác nhau. Mỗi ứng viên cần nắm rõ những loại hình phỏng vấn đa dạng này để có được sự chuẩn bị tốt nhất.

Trong bài viết dưới đây giới thiệu tới các bạn những Hình thức, Phương pháp và Kỹ thuật phỏng vấn phổ biến mà mỗi ứng viên cần biết.

I. Phân loại theo Hình thức:

Sau đây là những thông tin cụ thể hơn về 2 hình thức Phỏng vấn Nhóm:

Phỏng vấn Nhóm Nhà tuyển dụng

Một (hoặc một số) ứng viên sẽ được phỏng vấn bởi một nhóm nhà tuyển dụng. 

Phỏng vấn Nhóm Ứng viên

Một nhóm các ứng viên cùng tham gia phỏng vấn. Hình thức phỏng vấn nhóm ứng viên khá đa dạng.

Nhà tuyển dụng có thể hỏi từng ứng viên riêng lẻ. Như vậy, khi kết thúc, cuộc phỏng vấn nhóm đơn thuần giống như nhiều cuộc phỏng vấn đơn gộp lại. Dưới đây là một ví dụ:

Trong một trường hợp khác, các ứng viên sẽ tương tác với nhau. Nhóm ứng viên có thể sẽ được yêu cầu giải quyết một vấn đề do nhà tuyển dụng đưa ra.

Trong thực tế, các cuộc phỏng vấn vừa đa dạng vừa linh hoạt trong hình thức. Nhà tuyển dụng hoàn toàn có thể kết hợp nhiều hình thức với nhau để phục vụ mục đích của mình. Ví dụ: một nhóm nhà tuyển dụng phỏng vấn một nhóm ứng viên,...

II. Phân loại theo Kỹ thuật Phỏng vấn:

 

Trong thực tế, các kỹ thuật phỏng vấn rất đa dạng nếu tìm hiểu từ góc nhìn của một nhà tuyển dụng.

1. Phỏng vấn Áp lực (Stress Interview)

Đúng như tên gọi của mình, trong Phỏng vấn Áp lực, ứng viên sẽ bị nhà tuyển dụng cố tình tạo áp lực bằng nhiều cách: đặt câu hỏi dồn dập và liên tục, tỏ thái độ tiêu cực (bất mãn, tức giận, coi thường,...), để ứng viên chờ đợi lâu,...

Mục đích của phương thức phỏng vấn này là kiểm tra khả năng chịu áp lực của ứng viên trong công việc.

Chính vì vậy, điều quan trọng nhất bạn cần nhớ là hãy luôn cố gắng giữ bình tĩnh. Những thể hiện tiêu cực của nhà tuyển dụng (rất có thể) là dàn dựng.

2. Phỏng vấn Mẹo (Puzzel Interview)

Chúng ta tạm dịch là phỏng vấn … "Mẹo" bởi các câu hỏi phỏng vấn mẹo thực sự giống như những câu đố mẹo. Một số ví dụ:

  • Khi đồng hồ chỉ 3:15, góc giữa kim giờ và kim phút là bao nhiêu? (gợi ý: không phải bằng 0)
  • Cần bao nhiêu tiền để vệ sinh hết toàn bộ cửa sổ (kính) tại thành phố Seattle?

Các câu hỏi này kiểm tra khả năng tư duy và giải quyết tình huống của ứng viên. Trong thực tế, Google là công ty nổi tiếng với những câu hỏi “hại não” như trên và còn hơn vậy. Dưới đây là 7 trong số những câu hỏi phỏng vấn của Google:

II. Phân loại theo Phương pháp:

1. Phỏng vấn hành vi (Behavioral Interview)

Trong phỏng vấn hành vi, nhà tuyển dụng hỏi ứng viên về những tình huống công việc mà ứng viên đã trải qua trong quá khứ. Logic của phương thức phỏng vấn này nằm ở chỗ: hành vi trong quá khứ dự báo hành vi của ứng viên trong tương lai.

Nội dung câu hỏi (và cả câu trả lời) dựa trên cấu trúc S.T.A.R. Trong đó:

  • S - Situation: Tình huống
  • T - Task: Nhiệm vụ
  • A - Action: Hành động
  • R - Result: Kết quả

Hãy luôn cố gắng đưa ra câu trả lời rõ ràng theo cấu trúc trên.

Xem video sau để hiểu rõ hơn về phỏng vấn hành vi và cấu trúc S.T.A.R:

Một số ví dụ về câu hỏi phỏng vấn hành vi:

  • Hãy kể lại một thời gian anh/chị đã làm việc hiệu quả dưới áp lực?
  • Hãy kể lại một lần anh/chị mắc sai lầm trong công việc và cách anh/chị giải quyết sai lầm đó?
  • Hãy kể lại một lần anh/chị có bất đồng trong công việc với đồng nghiệp?

2. Phỏng vấn tình huống (Situational Interview)

Trong phỏng vấn tình huống, ứng viên được yêu cầu giải quyết một bài toán/vấn đề cụ thể trong công việc. Phương thức phỏng vấn này sẽ khai thác được kỹ năng phân tích và xử lý vấn đề ở ứng viên.

Phỏng vấn tính huống khá tương đồng với phỏng vấn hành vi. Tuy nhiên, điểm khác biệt cơ bản giữa hai phương thức phỏng vấn này là thời gian của tình huống phỏng vấn:

  • Phỏng vấn hành vi: thuật lại lại một tình huống trong quá khứ
  • Phỏng vấn tình huống: yêu cầu giải quyết một tình huống giả định có thể xảy ra trong tương lai

Một ví dụ về câu hỏi phỏng vấn tình huống cho vị trí Quản lý Dịch vụ Khách hàng:

  • Do trục trặc trong quá trình sản xuất, công ty không thể giao hàng đúng hẹn. Khách hàng rất không hài lòng và yêu cầu được bồi thường vì sai sót của công ty. Anh/chị sẽ xử lý như thế nào?

Trong thực tế, các cuộc phỏng vấn cho vị trí Management Consulting - Tư vấn Chiến lược nổi tiếng với phương thức phỏng vấn này. Tuy nhiên, phương thức này thường được biết đến với một tên gọi khác: Case Interview.

2.1. Case Interview

Cơ bản, Case Interview chính là Phỏng vấn Tình huống. Tuy nhiên, những tình huống được đưa ra có độ phức tạp cao hơn rất nhiều so với tình huống được lấy ví dụ về vị trí Quản lý Dịch vụ Khách hàng ở trên.

Những bài toán trong Case Interview là những ví dụ điển hình cho công việc hằng ngày của một nhà tư vấn chiến lược.

Độ khó của Case Interview còn được thể hiên qua việc: phương thức này thường được sử dụng cho cuộc phỏng vấn cuối cùng.

Nhiều công ty lớn như McKinsey&Company, Deloiite và BCG,... đều đang sử dụng phương thức phỏng vấn này.

Hi vọng rằng, qua bài viết này, bạn đã có được cái nhìn tổng quan và chính xác hơn về phỏng vấn tuyển dụng.

Theo hrc.com.vn

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

1,960 lượt xem