Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

Những Lỗi Thiếu Chuyên Nghiệp Sinh Viên Mới Ra Trường Nên Tránh Khi Bắt Đầu Một Công Việc

Có kết quả học tập tốt, bằng cấp của trường thuộc nhóm "top" thế nhưng khi đi làm thực tế, chưa chắc bạn đã là một nhân viên xuất sắc. Bởi vậy, đừng quá ảo tưởng vào một bộ CV đẹp mà quên mất rằng cái gì cũng cần thời gian thích nghi.

Luôn miệng kể công những việc mình đã làm

Thực tế, việc làm tốt công việc của mình đó là nhiệm vụ và bạn cần cố gắng hoàn thành nó, nhà tuyển dụng đã trả cho bạn mức thu nhập nhất định cho những điều bạn làm. Tất nhiên, bạn sẽ được trả lương xứng đáng nếu làm hiệu quả. Tuy nhiên, bạn làm tốt sếp sẽ đánh giá đúng năng lực và có cái nhìn thiện cảm về bạn chứ họ không có "nghĩa vụ" là phải ca tụng, nâng bạn lên trời. Điều này đồng nghĩa với việc, bạn đừng luôn miêng kể công là mình có tài, mình đã làm được điều a, điều b... cho nơi bạn công tác. Đơn giản bởi, trong môi trường công việc, nếu không làm tốt, bạn sẽ bị đào thải vậy nên đây là việc đương nhiên bạn phải làm. Vì lẽ đó, tân cử nhân chớ vội thắc mắc vì sao mình làm tốt vậy mà sếp không khen tới tấp?

Mất quá nhiều thời gian vào việc túm tụm "chém gió"

Nhà tuyển dụng đánh giá năng lực của bạn qua hiệu suất, thái độ với công việc và đồng nghiệp xung quanh chứ không phải qua tấm bằng bạn có

Có lẽ nói chuyện "túm năm tụm bảy" chuyện trò xuyên biên giới không còn là hình ảnh xa lạ với sinh viên. Nhưng khi bắt đầu một công việc mới sau khi ra trường, tân cử nhân nên lưu ý đừng nên sa đà, mất quá nhiều thời gian vào việc túm tụm chém gió. Điều này sẽ khiến nhà tuyển dụng nhìn vào một cách thiếu thiện cảm, thậm chí bị đánh giá là nhiều chuyện, là người thừa thời gian trong khi bạn đang là "ma mới". Thay vì lãng phí thời gian cho việc này, hãy chăm chỉ, quan sát xung quanh học hỏi những điều chưa biết trong môi trường mới sẽ giúp ích cho bản thân hơn nhiều đấy!

Bằng cấp là một chuyện, thái độ và các ứng xử cũng quan trọng không kém

Nhà tuyển dụng đánh giá năng lực của bạn qua hiệu suất, thái độ với công việc và đồng nghiệp xung quanh chứ không phải qua tấm bằng bạn có. Tất nhiên không thể phủ nhận những lợi ích của tấm bằng đẹp như bạn sẽ có một bộ CV gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, nhưng điều này không đồng nghĩa với việc bạn được mặc định trả một mức lương cao chót vót, được mọi người đánh giá cao về năng lực. Có kết quả học tập tốt, bằng cấp của trường thuộc nhóm "top" thế nhưng khi đi làm thực tế, chưa chắc bạn đã là một nhân viên xuất sắc ngay hoặc phải cần có thời gian thích nghi và học hỏi trong công việc. Bởi vậy, đừng quá ảo tưởng vào một bộ CV đẹp mà quên mất rằng cái gì cũng cần thời gian thích nghi và bạn còn phải học nhiều nữa để khẳng định giá trị của bản thân.

Mới bắt đầu đi làm, đã xin nghỉ "liên miên"

 

Đừng quá ảo tưởng vào một bộ CV đẹp mà quên mất rằng cái gì cũng cần thời gian thích nghi và bạn còn phải học nhiều nữa để khẳng định giá trị của bản thân.

Vừa "chân ướt chân ráo" tìm được cho mình một công việc, chưa kịp thể hiện gì cho mọi người thấy khả năng của mình thì bạn lại lên kế hoặc cho hành trình xin nghỉ phép liên miên. Nào là bạn có kế hoạch đi du lịch, nào là cần thời gian để giải quyết một số việc cá nhân... Tất cả những điều này đều không hay chút nào nếu không muốn nói là khiến nhà tuyển dụng khó chịu, mất thiện cảm nơi bạn. Do đó, các tân cử nhân nên hạn chế việc xin nghỉ quá nhiều khi mới vừa bắt đầu công việc. Chỉ khi có lý do thật cần thiết, còn không thời gian này hãy tập trung toàn bộ tinh thần cho công việc mới đạt hiệu quả cao. 

Theo kenh14.vn

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

3,872 lượt xem