Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

Phỏng Vấn Tiếng Anh: Cách “Xử Lý” Hoàn Hảo 8 Câu Hỏi Thông Dụng

Tìm việc luôn là áp lực với tất cả mọi người, nhất là những bạn học sinh, sinh viên sắp và vừa mới tốt nghiệp. Nhưng khi được gọi đi phỏng vấn, bạn lại đối mặt với nỗi lo lắng khác…và càng áp lực hơn khi đó là buổi phỏng vấn tiếng Anh!

Bình tĩnh và thả lỏng đi nào. Không phải lo gì cả.

Dưới đây là 8 câu hỏi mà các nhà tuyển dụng thường sẽ hỏi, kèm theo đó là các câu trả lời giúp bạn thể hiện tốt nhất trong buổi phỏng vấn đó.

Cách trả lời ghi điểm tuyệt đối trong mắt nhà tuyển dụng

1. Tell me about yourself.

Sau màn chào hỏi, bắt tay và giới thiệu sơ qua về bản thân, thì điều tiếp theo mà người phỏng vấn có thể sẽ yêu cầu là bạn hãy nói rõ hơn về bản thân mình.

Phần này có vẻ khá đơn giản vì bạn đã luyện tập rất nhiều ở lớp tiếng Anh rồi, nhưng nhà tuyển dụng không muốn nghe những chi tiết vụn vặt, bởi họ cũng đã xem CV bằng tiếng Anh của bạn rồi. Tránh nói những thứ kiểu như:

“I was born in Bac Ninh. I love playing the computer and surfing the net.”

Hay là:

“I have two sisters.”

You’re a person, aren’t you???

Họ không muốn biết tất tần tật về cuộc sống cá nhân của bạn. Họ chỉ muốn biết con người bạn và định hướng phát triển nghề nghiệp của bạn. Điều họ quan tâm là bạn có kiến thức và kĩ năng gì liên quan đến vị trí công việc cần tuyển hay không.

Hơn nữa, bạn không được sử dụng từ lóng hay phạm bất kỳ lỗi ngữ pháp cơ bản nào.

Ví dụ:

I’ve been working as a junior chef at a small Italian restaurant for 2 years and my duties included assisting the head chef and preparing salads. I have always been interested in food and cooking which was why I chose to follow this career path. I studied at ABC college, where I gained my first level cooking diploma.

(Tôi đã và đang làm đầu bếp sơ cấp tại nhà hàng Ý nhỏ trong 2 năm và nhiệm vụ của tôi bao gồm hỗ trợ bếp trưởng và chuẩn bị món xa-lát. Tôi luôn luôn quan tâm đến thực phẩm và nấu ăn, chính điều đó khiến đã khiến tôi quyết định đi theo con đường này. Tôi có được chứng chỉ nấu ăn đầu tiên ở trường đại học ABC.)

Câu trả lời này rất rõ ràng, từ vựng đơn giản, dễ hiểu và có sự uyển chuyển trong ngữ pháp. Hơn thế nữa, câu trả lời này cũng đáp ứng vừa đủ những yêu cầu cơ bản của nhà tuyển dụng: học vấn, công việc, niềm đam mê dẫn tới sự phù hợp cho công việc.

Một số mẫu từ vựng tham khảo:

  • Duty (n): nhiệm vụ trong một công việc.
  • Follow this career path: theo đuổi con đường (sự nghiệp) này.
  • Major in sth: chuyên môn trong lĩnh vực.
  • Start my career: bắt đầu sự nghiệp.
  • Take on a variety of challenges: tiếp nhận/đón nhận những thử thách đa dạng.

2. What are your strengths?

Khi nhà tuyển dụng hỏi bạn câu này là họ muốn biết tất cả những khả năng nổi bật của bạn. Những khả năng này cần phải liên quan đến những yêu cầu của công việc mà nhà tuyển dụng cần và đang tìm kiếm.

Vì vậy trước khi bạn tới buổi phỏng vấn, bạn buộc phải tìm hiểu xem vị trí bạn ứng tuyển có những tiêu chí gì, nhất là nếu đây là lần đầu bạn đi xin việc. Bạn hãy coi câu hỏi này như là một cơ hội để quảng bá bản thân – bạn là một sản phẩm mà họ cần và giờ họ cần “tóm” bạn lại ngay.

Chú ý: Không nên dùng một loạt tính từ mô tả tính cách, phẩm chất của bạn (ai cũng có thể nói được). Hãy sử dụng những ví dụ thực tế.

Sau đây là các cụm từ được dùng để trả lời. Nhưng đừng chỉ chú ý tới mỗi cụm từ, bạn hãy tham khảo cả ví dụ để tìm ý cho câu trả lời của mình thêm phong phú.

a. To be punctual – đúng giờ.

I’m a punctual person. I always arrive early and complete my work on time. My previous job had a lot of deadlines (time when you must finish something by) and I made sure that I was organized and adhered to (respected) all my jobs.

(Tôi là một người đúng giờ. Tôi luôn đến sớm và hoàn thành công việc của mình đúng hạn. Công việc trước đây của tôi có khá nhiều thứ yêu cầu hạn định và tôi đảm bảo rằng tôi là một người có tổ chức và chú tâm vào công việc.)

b. To be a team-player – làm việc nhóm tốt.

I consider myself to be a team-player. I like to work with other people and I find that it’s much easier to achieve something when everyone works together and communicates well.

(Tôi nghĩ mình là người làm việc nhóm tốt. Tôi thích làm việc với người khác và tôi thấy mọi người cùng nhau làm và chia sẻ công việc thì dễ hoàn thành hơn.)

c. To be ambitious – có hoài bão, tham vọng.  

I’m ambitious. I have always set myself goals and it motivates me to work hard. I have achieved my goals so far with my training, education and work experience and now I am looking for ways to improve myself and grow.

(Tôi có hoài bão. Tôi luôn đặt mục tiêu và thúc ép bản thân làm việc chăm chỉ. Tôi đạt được mục tiêu hiện tại của mình nhờ vào rèn luyện, học tập và kinh nghiệm làm việc và giờ tôi đang tìm cách trau dồi và phát triển bản thân.)

d. To take initiative – khởi xướng.  

When I work, I always take initiative. If I see something that needs doing, I don’t wait for instruction, I do it. I believe that to be get anywhere in life, you need this quality.

(Khi làm việc, tôi luôn khởi xướng. Nếu thấy việc gì đó cần phải làm, tôi tự làm được mà không cần chỉ dẫn. Tôi tin dù ở bất cứ đây cũng cần năng lực này.)

e. To be proactive – chủ động.  

I’m proactive. When I think about things, I do them. I like to see results and it’s important in this industry to be proactive and responsible for your own actions.

(Tôi là người chủ động. Tôi nghĩ là làm. Tôi muốn thấy thành quả, chủ động và tự chịu trách nhiệm với việc mình làm là yếu tốt quan trọng trong ngành này.)

d. To keep your cool – giữ được bình tĩnh trong mọi tình huống.  

I think it’s really important to be able to stay calm when you’re working as a reporter. It can get really stressful, but one of my greatest qualities is that I can keep my cool and I don’t allow the pressure to get to me, which helps me achieve all my goals and remain focused.

(Tôi nghĩ làm phóng viên thì việc giữ được bình tĩnh hết sức quan trọng. Công việc này có thể khá căng thẳng, nhưng một trong những năng lực của tôi là tôi có thể giữ được bình tĩnh và tôi không để áp lực đè nặng lên mình, mà nó còn giúp tôi hoàn thành được các mục tiêu và vẫn tập trung được.)

Sau đây là những cụm từ có thể hỗ trợ bạn trả lời câu hỏi này:

Focused (Adj) Tập trung tốt Confident (adj) Tin cậy Problem-solver (N) Giải quyết vấn đề Team building skills (N) Kỹ năng làm việc nhóm Negotiate (V) Đàm phán To have a good work ethic (V) Tinh thần làm việc tốt (siêng năng, chăm chỉ)

Hãy nhớ: Quan trọng là bạn phải là lời đúng trọng tâm và kèm theo những “bằng chứng”chứng minh điều đó; nếu không, câu trả lời của bạn sẽ giống như bài học thuộc lòng và có thể mang đi áp dụng cho mọi trường hợp vậy.

Một số công ty sẽ không hỏi thẳng “điểm mạnh của bạn là gì?”, thay vào đó họ sẽ có vài cách hỏi khác như sau:

  • Why do you think we should hire you?
  • Why do you think you’re the best person for this job?
  • What can you offer us?
  • What makes you a good fit for our company?

Trả lời đúng trọng tâm và…đừng dọa họ như thế này!!!

3. What are your weaknesses?

“Trời ơi! Tôi có cả đống điểm yếu ấy!”

Dĩ nhiên rồi – chẳng ai hoàn hảo cả. Ai cũng có điểm yếu, nhưng mục đích của câu hỏi này là để kiểm tra xem bạn cố gắng khắc phục điểm yếu ấy thế nào, và quan trọng hơn cả là khả năng “tự nhận thức” bản thân của bạn.

Một thủ thuật mà bạn có thể sử dụng là “biến nhược điểm thành ưu điểm”.

Ví dụ: nhược điểm của bạn là dành quá nhiều thời gian cho các dự án và điều đó làm tiến độ công việc của bạn bị chững lại. Giờ bạn sẽ biến nó thành ưu điểm như sau:

I sometimes am slower in completing my tasks compared to others because I really want to get things right. I will double or sometimes triple-check documents and files to make sure everything is accurate (correct).

(Đôi khi tôi hoàn thành nhiệm vụ của mình chậm hơn so với những người khác bởi tôi thực sự muốn làm đúng mọi việc. Tôi sẽ kiểm tra lại hồ sơ và tài liệu khoảng 2 hoặc 3 lần để đảm bảo mọi thứ đều đúng.)

Một thủ thuật tuyệt vời nữa là hãy nêu ra một yếu điểm và cả cách giải quyết của bạn. Cách làm này chứng tỏ bạn luôn nhận thức được bản thân và có ý thức sửa chữa những điều chưa được tốt đó => ghi điểm cực tốt trong mắt nhà tuyển dụng.

Ví dụ: nếu bạn là người làm việc không có tổ chức.

I have created a time-management system, which allows me to list all my duties and organize my deadlines so I have a clearer idea of what I need to do.

(Tôi tạo một hệ thống quản lý thời gian cho phép tôi liệt kê tất cả các nhiệm vụ và đặt thời hạn hoàn thành, vì thế tôi sẽ có một khái niệm rõ ràng mình cần làm gì.)

4. Why did you leave your last job?

Nếu đây là lần đầu bạn đi xin việc thì nhà tuyển dụng sẽ không hỏi câu này.

Tuy nhiên, nếu bạn đã có kinh nghiệm làm việc rồi thì nhà tuyển dụng sẽ muốn tìm hiểu lý do bạn nghỉ việc. Bạn bị sa thải hay tình nguyện nghỉ, hay thậm chí là cắt giảm nhân lực?

Nếu là tình nguyện nghỉ, điều tối kị là nói xấu sếp và công ty cũ (kể cả đó là sự thật đi chăng nữa). Điều này sẽ khiến người phỏng vấn có cái nhìn thiếu thiện cảm về bạn.

Nếu bạn cứ thao thao bất tuyệt “kể tội” sếp và công ty cũ của mình thì người phỏng vấn sẽ thắc mắc liệu sau này khi bỏ công việc ở đây, bạn có lại kể xấu họ hay không?

Bạn sẽ rơi vào một tình thế rất khó xử nếu công ty cũ của bạn lại chính là đối tác hay khách hàng quan trọng của công ty đang phỏng vấn bạn. Bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra, trái đất tròn mà bạn. Họ sẽ nghi ngờ về khả năng làm việc của bạn khi bạn ghét khách hàng tương lai của mình như vậy.

Khi trả lời câu hỏi này, điều quan trọng nhất là bạn nên đưa ra một câu trả lời tích cực, rõ ràng, thể hiện được mục tiêu trong tương lai.

Đây là câu hỏi gần như chắc chắn bạn sẽ gặp phải khi đi phỏng vấn, vậy bạn nên chuẩn bị các phương án trả lời “an toàn” nhất.

Dưới đây là một số gợi ý.

  • I’m looking for new challenges. (Tôi muốn tìm tiếm những thách thức mới.)
  • I feel I wasn’t able to show my talents. (Tôi cảm thấy mình chưa được thể hiện hết năng lực bản thân.)
  • I’m looking for a job that suits my qualifications. (Tôi đang tìm một công việc phù hợp với trình độ chuyên môn của tôi.)
  • I’m looking for a job where I can grow with the company. (Tôi đang tìm một công việc mà mình có thể phát triển bản thân cùng công ty.)

Lý do nghỉ việc của anh chàng này…

5. Tell us about your education.

Khi hỏi câu hỏi này là nhà tuyển dụng muốn biết tất cả những thứ bạn học liên quan gì đến công việc bạn đang ứng tuyển (như là đại học, trường dạy nghề, cao đẳng…). Bạn không cần phải liệt kê hết mọi thứ, chỉ cần nêu những ý chính mà thôi.

Lưu ý: Phân biệt các từ sau:

  • Degrees – Trình độ/Bằng cấp. (Thời gian học từ 3-4 năm, đại học/ cao đẳng)
  • Diploma – Bằng cấp. (Khóa học ngắn hạn – ví dụ: 1 năm – ở trường đại học, cao đẳng..).
  • Certificate – Chứng chỉ.

Nhớ cầm tất cả những giấy tờ tài liệu liên quan vì có thể nhà tuyển dụng cần bằng chứng!

Ngoài ra còn có một câu hỏi nữa: “Tell us about your scholastic record”, thì bạn phải liệt kê cho họ những thành tích học tập của bản thân mà bạn đã đạt được.

6. Where do you see yourself 5 years from now?

Câu hỏi này là nhà tuyển dụng muốn biết những mục tiêu của bạn – dĩ nhiên, nó phải liên quan đến công việc chứ không phải đời sống cá nhân của bạn. Vì thế bạn hãy tránh nói về gia đình.

Hãy cẩn thận với những gì bạn nói, bạn cần thể hiện tham vọng và ý chí cầu tiến của bản thân. Nhưng tham vọng đó cần ở mức vừa phải và thực tế, nhà tuyển dụng sẽ không muốn bạn trở thành mối đe dọa cho sự nghiệp của họ đâu.

Bạn có thể đề cập tới vấn đề này bằng mẫu câu: By then I will have…I would have liked to…

Ví dụ:

  • Improved my skills. (Phát triển kỹ năng sự nghiệp.)
  • Created more of a name for myself in the industry (become more known for what you do). (Xây dựng thương hiệu bản thân.)
  • Become more independent in what I do and productive (doing more). (Độc lập và có năng suất cao trong công việc.)
  • Enhanced (improved) my knowledge. (Trau dồi bồi dưỡng kiến thức.)
  • Achieved a higher position. (Đạt được vị trí cao hơn trong công việc.)
  • Become a team leader…(Trở thành nhóm trưởng…)

Chuẩn bị trước câu hỏi ở nhà để không bị bối rối và “out”.

7. What kind of salary do you expect?

Đây là câu hỏi khá quen thuộc và sẽ trở thành câu hỏi “nhạy cảm” nếu bạn không biết cách trả lời khéo léo.

Lời khuyên cho bạn là hãy lý trí và tỉnh táo.

Bạn cần đảm bảo rằng mình đã tìm hiểu trước mức lương trung bình dành cho công việc này rồi. Đừng trả lời: “I don’t know”, nó sẽ khiến nhà tuyển dụng nghĩ bạn là người không thành thật.

Hãy tự tin và nêu rõ mức giá của bạn, đừng ít quá mà cũng đừng cao quá.

Sự thực là họ đã định sẵn mức lương cho bạn rồi. Đây chỉ là cách nhà tuyển dụng kiểm tra xem liệu bạn có hiểu gì về ngành này và liệu bạn có nhận thức được khả năng của mình hay không mà thôi.

8. Do you have any questions for me/us?

“Yes, I do!”. Đây là câu hỏi chốt hạ cho buổi phỏng vấn này, và cũng là cơ hội cuối cùng để bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Đừng nghĩ rằng đây chỉ là một hình thức để kết thúc buổi phỏng vấn, họ không phải đang tỏ ra lịch sự đâu – họ muốn bạn nói lên suy nghĩ của mình đấy.

Nên nhớ nhà tuyển dụng vẫn đang đánh giá khi bạn trả lời câu này. Vậy thì đừng hỏi bất cứ câu ngớ ngẩn gì kiểu như:

“What kind of work does your company do?”

Hay “How much vacation time do I get each year?”

Tất cả những ấn tượng tốt đẹp của nhà tuyển dụng dành cho bạn từ đầu đến giờ sẽ sụp đổ.

Nhà tuyển dụng luôn cho rằng, phải là một ứng viên có đam mê thực sự với nghề này, hiểu sâu về công việc đó mới có những thắc mắc mang ra hỏi ngược lại họ. Và nếu như bạn không đặt câu hỏi thì có thể họ sẽ coi điều này là biểu hiện của việc bạn không hứng thú lắm với vị trí này.

Đừng hỏi những câu như thế này!

Hãy hỏi một số câu như sau:

  • Do you have any examples of projects that I would be working on if I were to be offered the job? (Anh/chị có mẫu tài liệu tham khảo nào liên quan tới công việc này không?) => Câu hỏi này thể hiện bạn quan tâm đến công việc thực sự chứ không phải chỉ là có được tuyển hay không.
  • What is the typical day for this position (job)? (Nhiệm vụ chính hàng ngày là gì?) => Hãy tìm hiểu xem nhiệm vụ của bạn gồm những gì và bạn mong chờ được làm thêm những gì mỗi ngày.
  • Does the company offer in-house training to staff? (Công ty có đào tạo nhân viên mới không?) => Câu hỏi này bày tỏ mối quan tâm của bạn không chỉ là có nhận được việc hay không, mà bạn còn muốn trau dồi và phát triển bản thân nữa.
  • What is the next step? (Bước tiếp theo là gì?) => Đây là cách hỏi xem bước tiếp theo trong tiến trình của buổi phỏng vấn là gì. Họ sẽ nói cho bạn biết sau bao nhiêu ngày họ sẽ đưa ra quyết định và thông báo cho bạn nếu bạn cần phỏng vấn thêm chút nữa.

Lời kết

Điều cuối cùng bạn cần nhớ là: phỏng vấn xin việc không phải điều kinh khủng nhất trong cuộc sống của bạn. Hầu hết mọi người đều thấy hơi lo sợ khi đi phỏng vấn…sau tất cả, cơ hội này có thể thực sự thay đổi cuộc đời bạn mãi mãi!

Đừng để lo lắng và sợ hãi phá hỏng buổi phỏng vấn của bạn. Ấn tượng tốt ban đầu luôn ghi điểm (đi sớm, có mặt đúng giờ, trang phục đúng đắn). Nghĩ kĩ trước khi nói và cho họ thấy vốn tiếng Anh tự tin của bạn, đưa ra những câu trả lời xuất sắc để đạt được công việc mong muốn. GOOD LUCK!!!

Theo x3english.com

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

2,485 lượt xem