Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

Phương Pháp Học Tiếng Anh: Tổng Quát, IELTS, TOEIC, TOEFL, GMAT & GRE

PHƯƠNG PHÁP HỌC TIẾNG ANH (PHẦN 1)

Tiếp theo chuỗi bài viết về Phương pháp học đại học, như đã hứa, hôm nay mình sẽ tiếp tục chuỗi bài viết về phương pháp học tiếng Anh để giới thiệu cho các bạn phương pháp học tiếng Anh mà mình đã áp dụng từ cấp ba cho đến bây giờ (sau khi học xong đại học). Vì mục tiêu của chuỗi bài viết này sẽ đưa ra phương pháp học tiếng Anh từ cơ bản đến nâng cao nên các bạn có thể áp dụng cho từng trình độ của mình cho phù hợp. Lưu ý, những bạn mới bắt đầu thì cố gắng từng chút từng chút một, đừng nản, tiếng Anh không có lắm đâu.

Trước khi bắt đầu, mình sẽ giới thiệu sơ qua về các mục chính của bài viết. Lưu ý, mình sắp xếp các bài thi theo độ khó tăng dần.

  1. Một số nguyên tắc quan trọng khi học tiếng Anh
  2. Phát triển các kỹ năng tiếng Anh chung
  3. Chiến thuật học thi TOEIC
  4. Chiến thuật học thi TOEFL iBT/IELTS
  5. Chiến thuật học thi GRE/GMAT

 

Nguyên tắc quan trọng

Đầu tiên, mình xin bắt đầu bằng việc nói đến một số nguyên tắt học tiếng Anh mà các bạn cần phải biết để theo suốt con đường học tập sau này của mình.

  • Dù học đến trình độ nào đi nữa thì vẫn luôn khiêm tốn, không tự cho mình là đã giỏi, sẽ không tiến được nữa. Và luôn mong cho người khác giỏi hơn mình.
  • Nói gì thì nói, trình độ tiếng Anh của bạn phản ánh qua vốn từ của bạn. Dùng vốn từ là thước đo trình độ tiếng Anh của bạn là chính xác nhất.
  • Sử dụng tiếng Anh càng nhiều càng tốt khi có điều kiện, đừng ngại, nhưng nên nhớ là phải xin phép người đối diện trước nếu không sẽ gây phản cảm.
  • Buổi sáng sớm là thời gian tốt nhất để ghi nhớ, đặt biệt là ghi nhớ từ vựng nên hãy tận dụng thời gian quý báu này.
  • Bắt đầu bằng việc học từ vựng và ngữ pháp trước rồi mới tiến đến học Nghe, Nói, Đọc, Viết. Đừng chạy theo xu hướng hiện tại là chê ngữ pháp, chỉ lo học giao tiếp. Mọi thứ sẽ sụp đổ bất cứ lúc nào. Bạn có thể xem từ vựng như những viên gạch của ngôi nhà tiếng anh của mình. Ngữ pháp chính là hồ, vữa, xi măng, cốt thép để kết nối các viên gạch là với nhau. Nhờ có gạch và xi măng mà từ đó biết bao nhiêu là các kỹ năng khác được phát triển. Nhưng học ngữ pháp cũng không cần cao cấp lắm, chỉ học tới mức độ intermediate là được. Mình bắt đầu học ngữ pháp với các cuốn sách của cô Mai Lan Hương. Nên mua cuốn tổng hợp ngữ pháp nhé.
  • Sử dụng từ điển tiếng Anh cho thích hợp và tùy thuộc vào từng hoàn cảnh. Mới bắt đầu nên sử dụng từ điển Anh - (Anh) - Việt, sau khi đã vững thì sử dụng từ điển Anh Anh (như Oxford, Collins…), và sau khi đạt đến trình độ cao lại sử dụng từ điển Anh - (Anh) - Việt. Điều này nghe lạ nhưng bạn thật sự trải qua mới hiểu được. Mình hay sử dụng các từ điển online cho tiết kiệm chi phí, sử dụng Oxford Online Dictionary (http://www.oxfordlearnersdictionaries.com/), Dictionary (http://dictionary.reference.com/) hoặc Google Translate (https://translate.google.com/) cũng rất tốt. Để sử dụng từ điển hiệu quả, bạn PHẢI học qua 3000 cần thiết nhất của Oxford - http://goo.gl/VGG1cR.
  • Bất cứ khi nào gặp từ mới, các bạn đừng bỏ qua mà hãy tra nghĩa rồi ghi lại vào một cuốn sổ/smartphones (mình thường sử dụng Google Keep hoặc Evernote)… Nếu từ mới quá nhiều thì nên tra từ trước rồi tiến hành đọc/nghe…
  • Sử dụng flashcard bằng giấy, tự làm hoặc sử dụng phần mềm flashcard (mình thường sử dụng phần mềm Anki hoặc Quizlet) có sẵn để lưu các từ đã học và có kế hoạch ôn từ kịp thời. Vậy mình nên ghi gì trong flashcard. Một mặt các bạn ghi từ và cách đọc (dùng kí hiệu chuẩn). Mặt kia, ghi nghĩa tiếng Anh (nếu dễ hiểu, không dài) hoặc ghi tiếng Việt nếu từ đó quá trườu tượng, khó diễn đạt bằng tiếng Anh. Tiếp theo các bạn ghi câu ví dụ, một vài từ đồng nghĩa, gợi ý nhớ từ (mnemonic) đối với các từ khó, và cuối cùng là vẽ hình nếu muốn. Khi ôn từ, các bạn cần phải viết từ đó ra, đọc lớn từ đó và nếu cần thiết thì tự đặt một câu có sử dụng từ đó.
  • Giọng Anh hay giọng Mỹ không quan trọng, quan trọng là nội dung và cách nói. Nên bắt đầu bằng giọng Mỹ trước, sau đó nghe thêm giọng Anh và các giọng khác để quen dần.
  • Nên lựa các bài đọc phù hợp với trình độ hiện tại, không quá khó vì sẽ không hiểu mà cũng không quá dễ vì sẽ không nâng cao được trình độ. Tốt nhất là tìm một tờ báo tiếng Anh mà mình yêu thích (mình thường hay đọc báo Time (http://time.com/) hoặc Newyorker (http://www.newyorker.com/) rồi gắn bó đọc hằng ngày những tờ báo này, trình độ đọc hiểu của các bạn sẽ tăng lên đáng kể. Khi đạt trình độ khác thì chuyển sang các tờ báo khó hơn.
  • Cũng tương tự như đọc, cũng lựa các bài nghe phù hợp với trình độ hiện tại. Tốt nhất là lựa chọn một podcast như NPR (http://goo.gl/N38Tr)
  • Tập nghe và nói theo VOA Special English (http://goo.gl/xF7PhZ) hoặc BBC Learning English (http://goo.gl/PhgWDA) hằng ngày để luyện giọng nói bất kể bạn đang ở trình độ nào.
  • Cố gắng tập viết ít nhất một lần/tuần, đừng ít hơn, vì khi đó trình độ viết của bạn sẽ không tiến bộ. Ban đầu thì viết những câu đơn giản, tiếp theo viết thành những đoạn văn và viết thành một bài luận (essay) theo chủ đề.

PHƯƠNG PHÁP HỌC TIẾNG ANH (PHẦN 2)

Phát triển các kỹ năng tiếng Anh chung

Chúng ta đã biết, ngày nay tiếng Anh đã trở thành một phần không thể thiếu đối với đời sống của chúng ta. Có người học tiếng Anh để giao tiếp trong công việc của họ, có người thì học tiếng anh với niềm say mê tiếng anh, về văn hóa của các nước sử dụng tiếng anh làm ngôn ngữ chính của mình như Anh, Mỹ, Úc,… nhưng cũng có người học tiếng Anh để làm công cụ đắc lực trong học tập, nghiên cứu như sinh viên, học sinh, …. Tùy thuộc vào mục đích mà sẽ có cách học tiếng Anh riêng. Nhưng tổng quát, việc học tiếng Anh vẫn phải trải qua các bước cơ bản giống nhau.

1. Mở đầu

  1. Xác định mục đích (determine your purpose): Theo mình thì khi học tiếng Anh thì đầu tiên các bạn nên xác định rõ mục đích của mình là gì để rồi từ đó có kế hoạch, phương pháp học tập cho phù hơp. Vd, bạn học tiếng Anh để giao tiếp trong công việc thì bạn cần đầu tư kĩ về từ vựng, khả năng nghe nói, khả năng giao tiếp của mình. Còn nếu như dùng trong học tập, nghiên cứu thì bạn phải trau dồi vốn từ của mình càng nhiều càng tốt, cách đọc tiếng anh, và không thể thể thiếu cách viết sao cho đúng, cho hay. Hay các bạn học tiếng Anh để mở rộng kiến thức của mình thì cần trau dồi vốn từ, phong tục tập quán của đất nước mình muốn tìm hiểu.
  2. Xác định thái độ (determine your attitude): đây là một phần rất quan trọng trong tiến trình học tiếng anh, mình xem nó chiếm 50% sự thành công của một người. Sau khi xác định mục đích của mình thì phần xác định thái độ tương đối là dễ. Học với thái độ khiêm tốn, không tự cao, luôn cởi mở nhưng phải thận trọng, xem xét lại nếu thấy không hợp lý.
  3. Xác định thời gian học cho thích hợp (set your schedule): mình khuyên các bạn là nên mỗi ngày học tiếng anh một chút (khoảng 1 giờ là được rồi) còn tốt hơn một tuần học một lần (mỗi lần 5 giờ). Và nên sắp xếp thời gian học sao cho mình cảm thấy thoải mái nhất, và minh mẫn nhất. Trong vòng 1 giờ các bạn có thể sắp xếp như sau:
  • 15’ học từ và ôn từ, mỗi ngày 5 từ là được
  • 15’ để học đọc (từ báo, sách…)
  • 30’ để nghe, luyện nói
  • Cuối tuần tập viết/ ngữ pháp

2. Từ vựng (vocabulary)

Mình xem phần này là quan trọng nhất vì học gì thì gì nếu bạn có vốn từ vựng càng phong phú thì càng có lợi. Và cũng là thước đo trình độ tiếng Anh của bạn.

  • Đầu tiên, các bạn nên đặt ra mục tiêu của mình. Theo mình tốt nhất mỗi ngày nên học từ 5 đến 10 từ là đủ rồi, hằng tháng bạn sẽ có được 200 từ và mỗi năm bạn sẽ có thể có khoảng 2000 từ, một con số cũng lớn đó đủ có thể cho bạn giao tiếp đơn giản rồi đó.
  • Tiếp theo, bạn nên có một cuốn từ điển bên mình. Mình xin đưa ra 2 phương án
    • 1 là đối với các bạn mới bắt đầu học tiếng anh thì nên chuẩn bị cho mình các cuốn từ điển Anh-Việt loại nhỏ thôi (loại bỏ túi cũng được) để nâng cao vốn từ của mình lên một mức khá hơn.
    • 2 là đối với các bạn đã học được tiếng anh khoảng 2, 3 năm gì rồi, đã có vốn từ vựng kha khá rồi thì nên chuyển sang dùng từ điên Anh-Anh của các nhà xuất bản nổi tiếng như: Oxford (mình khuyên dùng cuốn Advanced learner là tốt nhất), Collins.... Như trong cuốn từ điển Oxford có mục 3000 từ tiếng Anh quan trọng cần phải biết, bạn nên học các từ này vì các từ này là sẽ giúp các bạn hiểu nghĩa các từ khác được định nghĩa sau này.

  • Ghi chép từ: theo mình các bạn có thể tự do ghi chép từ của mình ở đâu cũng được. Có thể là ghi lên các notes/flashcard rồi dán khắp phòng của mình để học cũng được, hay có thể ghi vào một cuốn sổ nhỏ, mang theo bên mình, lúc nào rảnh lấy ra học cũng được, hay dùng cái laptop của mình hay mobile là sổ ghi chép từ cũng được, nói chung là tùy bạn, miễn sao bạn cảm thấy thoải mái là được.
  • Nguyên tắc chính để học từ vựng:
    • Sự “bất ngờ”: ví dụ bạn học một từ nào đó, sau đó bạn giao tiếp, bạn xem tivi hay nghe một bản nhạc nào đó mà từ đó lại xuất hiện, thì lúc đó bạn sẽ nhớ từ đó rất lâu.
    • Sự “luyện tập”: bạn càng gặp một từ nào đó nhiều bao nhiêu thì bạn sẽ nhớ càng lâu (thông thường là 7 lần là bạn sẽ nhớ luôn) nên bạn đọc nhiều, nghe nhiều, giao tiếp nhiều thì càng dễ nhớ từ hơn vì tần suất sử dụng từ đó càng nhiều, và điều không thể thiếu là phải ôn lại từ đã học.
    • Sự “liên kết”: khi bạn học một từ, bạn phải liên kết từ đó với các sự vật hiện tượng quen thuộc, hay các từ đã học, tạo thành một câu, hay một câu thơ gì đó, thì lúc đó bạn sẽ nhớ tốt hơn

  • Nguồn từ để học: có nhiều cách để bạn có thể làm điều này:
    • Thứ nhất là trong khi học tập nghiên cứu bạn thấy từ mới rồi học luôn (một công đôi chuyện vì biết được nội dung của bài học vừa nhớ được từ được sử dụng trong ngữ cảnh nào)
    • Thứ hai, có thể học từ vựng theo các sách học từ theo chủ đề, hoặc các bài thi như Essential words for TOEIC, TOEFL, IELTS, GRE, GMAT. Những cuốn sách này giúp các bạn mở rộng vốn từ vựng của bạn rất nhiều đấy.

  • Khi học một từ các bạn cần học những nội dung sau:
    • Nghĩa (meaning): cái này thì chắc chằn rồi
    • Cách phát âm (pronunciation): cái này cũng khỏi phải bàn, các bạn nên đọc to cách phát âm ra ha.
    • Các câu ví dụ (example sentence): cái này rất quan trọng nhé
    • Gợi ý để ghi nhớ (mnemonics): giúp các bạn ghi nhớ dễ dàng hơn. Các bạn nên tham khảo trang web này: http://mnemonicdictionary.com/
    • Các yếu tố khác (others): như các từ đồng nghĩa (synonym) hay trái nghĩa (acronym) hay các từ bà con (relatives, các điểm ngữ pháp cần chú ý (vd: avoid +Ving….), hình vẽ nếu cần.

3. Ngữ pháp (Grammar)

Cách học tiếng anh ngày nay khác với cách học tiếng anh lúc trước, ngữ pháp là một phần rất quan trọng, nó giúp bạn viết, nói, giao tiếp đúng. Tuy nhiên bạn không cần đầu tư kĩ quá về ngữ pháp (trừ trường hợp các bạn phải thi các cuộc thi yêu cầu ngữ pháp nhiều). Theo mình thì nên học ngữ pháp tới mức độ trung cấp là được, là đủ để học tập nghiên cứu rồi (ngoại trừ các bạn học chuyên về tiếng anh thì phải học đến mức độ cao cấp). Và dù gì đi nữa, học ngữ pháp đều nhằm mục đích là để mình nói đúng, viết đúng, dùng đúng. Các bạn chỉ cần làm thêm các bài tập ngữ pháp của các sách trong nước như của Mai Lan Hương,… hoặc các bạn nếu muốn biết thêm, hiểu rõ thêm cách dùng ngữ pháp thì có thể coi các sách của nước ngoài như của Oxford, Cambridge hay của Longman cũng được.

4. Đọc (Reading)

Có 2 cách đọc như sau:

  • Đọc để phục vụ học tập, nghiên cứu, biết thêm thông tin. Đối với cách đọc này thì các bạn nên làm theo các bước sau:
    • Lựa chọn chủ đề bài đọc cho phù hợp với mình cả về trình độ và lĩnh vực mình quan tâm. Các bạn mới bắt đầu nên đọc các bài của VOA Special English (http://learningenglish.voanews.com/) hoặc BBC Learning English (http://www.bbc.co.uk/worldservice/learningenglish/)
    • Về độ khó: cũng được chia ra như sau: khó (trên 50% từ mới), vừa (khoảng 30 % từ mới), dễ (dưới 10% từ mới) công việc này rất quan trọng các bạn nên đọc lướt qua trước để xác định cho phù hợp. (không nên đọc những bài dễ quá vì sẽ không giúp mình nâng cao trình độ, cũng như các bài khó quá vì mình sẽ nản, chỉ nên đọc các bài vừa sức với mình thôi).
    • Các bước khi đọc:
      • Đọc trước các tiêu đề, những gì nổi bật nhất từ bài đọc đó (như in đậm, hình ảnh, gạch chân, v.v..) để xác định các kiến thức cũng như từ vựng có liên quan đến chủ đề cần đọc đồng thời xác định độ khó của bài đọc.
      • Đọc kĩ các câu mở đầu của một đoạn vì nó thường chứa thông tin quan trọng nhất của toàn bài, giúp bạn hình dung được nội dung của bài viết. Đồng thời xác định được đại ý của bài đọc. Trong khi đọc có thể tóm tắt nội dung bài đọc vào giấy. Tùy thuộc vào độ khó, nếu khó quá thì đọc được 1 hai câu thì viết tóm tắt một lần, nếu quá dễ thì có khi đọc hết đoạn mới tóm tắt. Việc ghi tóm tắt giúp bạn tập trung tốt hơn và có hứng thú đọc hơn.
      • Tiến hành đọc cụ thể chính thức: đọc kĩ nội dung từng đoạn. Trong lúc đọc chú ý đến các yếu tố như ví dụ hay, yếu tố bất ngờ…
      • Nói lại nội dung bài đọc theo notes đã ghi được. Phần này giúp củng cố phần đọc hiểu của bạn đồng thời cũng tập nói luôn.

  • Các việc không nên làm khi đọc:
    • Tra từ mới. Khi đọc mà thấy từ mới thì tạm thời đánh dấu, hoặc gạch chân rồi đọc tiếp cho hiểu được đại ý của toàn bài (vì khi bạn tra từ thì sẽ ngắt mạch suy nghĩ của bạn, khó nắm bắt được ý chính của đoạn), sau khi đọc xong toàn bộ bài thì lúc này mới tra từ mới để giúp mình hiểu sâu hơn cũng như học từ. Hoặc cũng có thể tra từ mới trước rồi mới đọc, tùy bạn nhưng tuyệt đối không vừa đọc, vừa tra làm giảm khả năng đọc hiểu của các bạn.
    • Đọc thầm bằng cách lẩm nhẩm bằng miệng: vì nó sẽ hạn chế tốc độ đọc cũng như khả năng hiển khái quát toàn bài của bạn. Mình đọc lấy ý là chính, trừ trường hợp bạn đọc để sữa lỗi chính tả hay lỗi ý thì cần đọc to.
    • Đọc từng chữ, sẽ hạn chế tộc độ đọc của bạn, các bạn nên đọc thành cụm từ, và bỏ những từ không cần thiết như is, are, of…
    • Đọc quay lại: khi bạn không chắc ý nghĩa của câu mình vừa đọc có đúng hay không thì bạn có xu hướng đọc quay lại, điều này là không nên vì theo các nhà nghiên cứu thì thói quen này không giúp bạn hiểu thêm nghĩa của câu mà còn làm giảm tốc độ đọc của bạn nữa đấy. Hãy nên nhớ rằng, tốc độ đọc càng nhanh, bạn càng tập trung, bạn càng hiệu nội dung của bài.
  • Đọc để tham dự các cuộc thi: chỉ khác với cách đọc thông thường ở chỗ là các bạn phải ngay lập tức xác định được nội dung khái quát của bài đọc đó (nó nói về cái gì) rồi nhanh chóng sang phần câu hỏi để trả lời câu hỏi, hỏi câu nào thì đọc kĩ phần đó để trả lời thôi. Tùy thuộc vào các cuộc thi mình sẽ có chiến thuật đọc hiểu khác nhau, phần này mình sẽ trình bày trong các bài viết sau.

5. Nghe (listening)

Đây là phần khó của việc học tiếng Anh.

  • Các thiết bị hỗ trợ: các bạn có rất nhiều cách để nghe, có thể nghe bằng băng cassette, đĩa CD, và nếu có điều kiện thì các bạn có smartphones như iphones, android thì cũng ok lắm. Cũng được vừa nghe nhạc vừa nghe tiếng anh luôn cho tiện, và nếu bạn có điều kiện hơn nữa thì bạn nên có một cái computer hoặc một laptop, nó sẽ giúp bạn rất nhiều sau này đấy.
  • Các nguồn tài liệu (tốt nhất là có các transcript đi kèm): các bạn có thể nghe các tài liệu của các khóa học mà bạn đang theo học, hoặc có thể mua hoặc mượn các sách luyện nghe cho các cấp độ, hoặc cách sách luyện thi TOEIC ® hoặc TOEFL iBT ®,hoặc IELTS. Hoặc bạn có thể nghe các bản tin, các bài nghe trên Internet (rất tốt đấy, mình xin giới thiệu một số trang web như: VOA Special English, BBC Learning English, NPR). Ngoài ra, nghe các kênh nước ngoài trên tivi cũng là một cách hay (mình xin giới thiệu một số kênh như CNN, BBC, National Geographic, Discovery Channel, Disney Channel). Khi trình độ các bạn đã được nâng cao, các bạn có thể xem các phim tiếng Anh, đây là trình độ rất khó vì khi xem phim thì các nhân vật thường nói chuyện với nhau bằng giọng bản xứ, dùng rất nhiều từ lóng, từ chuyên dụng, nói nuốt chữ rất nhiều. Nếu xem các phim này mà hiểu được 80% trở lên thì xem như bạn đã luyện thành công lực ở mức thượng thừa :D. Một số kênh phim mình giới thiệu như: HBO, Star Movies, Star World, AXN...
  • Các việc cần làm trong khi nghe:
    • Xác định chủ đề bài nghe và ghi chú (take notes) những ý quan trọng.
    • Đối với các bạn chưa vững lắm:
      • Nghe lần 1 xác định nội dung chính (main idea) và ghi ra các từ nghe được.
      • Nghe lần 2, 3, 4 bổ sung các thông tin chưa nghe → Hoàn thiện bản transcript (bản lời).
      • Nghe và đọc to theo các transcript và bổ sung những thông tin mà mình không nghe được và tiến hành học từ mới.
    • Đối với các bạn đã vững rồi thì cứ tiếp tục luyện tập theo cách mà mình thích và thêm phần nói lại bài nghe theo cách của mình dựa trên các notes mà mình ghi được.
  • Các lưu ý khi ghi chú:
    • Không nên ghi chú quá nhiều vì sẽ gây mất tập trung khi nghe, chi ghi những keywords, những sự kiện khó nhớ.
    • Ghi các main idea và các important example.
    • Sử dụng các từ viết tắt một cách khoa học, không nên tùy tiện quá vì sẽ mất thời gian để hiểu (vd như example, có thể viết là e.g. hoặc and - & hoặc because – b/c). Các bạn có thể tham khảo thêm ở đây: http://goo.gl/uWn2k
    • Có nhiều cách take notes có thể take notes theo outline, hoặc sử dụng mindmap.
    • Và chú ý nghe thật kĩ phần đầu và phần cuối của bài nghe cũng như là giọng điệu, thái độ của người nói, vì sẽ giúp mình hiểu được ý nghĩa của toàn bài dễ hơn và phải takes notes các từ quan trong như:
      • được nhấn mạnh
      • được nhắc lại nhiều lần
      • yếu tố bất ngờ

6. Nói (speaking)

  • Luyện cách phát âm: khi bạn học từ mới, các bạn phải đọc to từ đó lên. Đặt trong ngữ cảnh một câu thì cách nói sẽ khác vì vậy tập nói các câu đơn giản trong giao tiếp. Và khi nghe như mình đã nói ở trên thì phải ghi tập đọc theo giọng cũng như là ngữ điệu của người bản xứ để mình có một giọng đọc tốt và cũng cần lưu ý như sau:
    • Nguồn luyện phát âm: các video của VOA Special English http://goo.gl/xF7PhZ hoặc của BBC Learning English http://goo.gl/PhgWDA
    • Phải xác định rõ mình đang học theo tiếng Anh của người Anh hay tiếng anh của người Mỹ vì chúng có sự phát âm khác nhau như giọng người miền Bắc và miền Nam của mình đấy mà, học theo tiếng nào thi học theo một cái thôi, không thì sẽ lẫn lộn đấy. Ví dụ: phần trong tiếng anh: người Anh nói Later /lây tờ/ còn người mỹ sẽ nói là /lây đờ r/
    • Không nên đọc điệu quá mức cần thiết vì sẽ làm cho người nghe khó hiểu, khó chịu và sẽ làm giảm tốc độ nói cũng như sự tự nhiên của ngôn ngữ giao tiếp.

  • Tiến hành nói những bài nói đơn giản: sau khi bạn đã luyện cách phát âm cũng như ngữ điệu bạn có thể bước qua một trình độ mới đó là nói những bài nói đơn giản. Có 2 loại:
    • Nói theo một chủ đề cho trước. Bạn nên ghi ra giấy những ý mà mình muốn nói rồi nói thật to, rõ bài nói của mình. Giống như thi TOEFL, IELTS
    • Nói thuật lại: có nghĩa là sau khi bạn đọc một bài đọc, bạn nghe một bài nghe thì bạn nói lại những ý chính bằng lời văn của mình dựa trên các take notes của mình có sẵn (điều này rất có lợi khi bạn tham gia các kì thi Như TOEFL iBT ®)
    • Các bạn có thể ghi âm lại bài nói của mình, sau đó nghe lại xem mình có phát âm có chuẩn không, có rõ không, có mạch lạc, có dễ hiểu không. Các bạn sẽ thấy tiến bộ rõ rệt đó.
  • Giao tiếp với bạn bè, thầy cô, hoặc có điều kiện hơn nữa thì giao tiếp với người nước ngoài, giống như thi IELTS. Có 2 cách:
    • Giao tiếp trực tiếp: Các bạn nên mạnh dạn nói chuyện với bạn bè bằng tiếng Anh những lúc thích hợp ví dụ như khi đi dã ngoại, trong lớp tiếng anh yêu cầu giao tiếp bằng tiếng anh thôi. Hoặc các bạn có thể tham gia các câu lạc bộ tiếng anh của trường, của Ký túc xá, của địa phương. Và các bạn có điều kiện hơn nữa thì có thể tham gia các trại hè, cắm trại mà chỉ sử dụng toàn tiếng anh thôi. Và đặc biệt là các bạn ở các thành phố du lich thì có thể nói chuyện với khách nước ngoài (nhưng các bạn phải cẩn thận đấy!)
    • Giao tiếp gián tiếp: Nếu không có điều kiên như trên thì bạn có thể sử dụng Internet để giao tiếp. Bạn có thể tham gia các forum nói tiếng anh và lập các chatroom nói tiếng anh cũng là một ý kiến rất là hay, bạn có thể sử dụng các phần mềm như Hangouts hay Skype nhưng các bạn phải hết sức cẩn thận đấy, không nên đưa bất cứ thông tin cá nhân quan trong nào cho người lạ đó như số điện thoại, địa chỉ, hay mã số ngân hàng và nếu lắm thì cũng chỉ cung cấp email của mình thôi ha, bạn nên lịch sự khi giao tiếp trên mạng.

7. Viết (writing)

Đây không chỉ đơn thuần là chỉ viết thành câu như trong các bài tập ngữ pháp, mà ở đây là viết thành các bài essay, các report, vv…. Mình ở đây xin nói về phần essay thôi.

  • Các bạn phải quen thuộc các điểm ngữ pháp thường dùng (như mình đã nói rồi, không cần phải cao siêu gì hết chỉ cần trung cấp là đủ rồi ha), các bạn phải tập viết thành các câu hoàn chỉnh.

  • Các việc trong khi viết:
    • Chuẩn bị viết:
      • Đọc kỹ đề, xác định nội dung, yêu cầu của chủ đề định viết
      • Tìm ý trước khi viết (brainstorming) việc này hết sức là quan trọng giống khi viết văn tiếng Việt vậy, một lần nữa mình khuyên các bạn nên sử dụng mindmap để viết ha, cứ nghĩ ra ý gì thì viết vào, không cần biết nó có phù hợp hay không. Bạn phải thật sự có kinh nghiệm sống thì bạn mới viết hay, sâu sắc được.
      • Sắp xếp các ý cần viết, nếu các bạn dùng mindmap ghi số thứ tự các ý cần viết và bỏ đi những gì không cần thiết
    • Tiến hành viết:
      • Đối với viết trên máy
        • Nên viết các ý chính (topic) của các đoạn phần thân bài trước (body) rồi phát triển các ý trong đoạn như theo mindmap (phải có đủ lí lẽ và dẫn chứng (details and example) để thuyết phục
        • Viết phần kết bài (conclusion) (mục đích của kết bài là tóm tắt các ý chính, gây ấn tượng cho người đọc có thể là bằng câu hỏi, một câu nói Shock)
        • Cuối cùng dựa trên thân bài (body) và kết bài (conclusion) viết mởi bài (introduction).
      • Đối với viết tay thì phải làm đúng theo trình tự 3 phần Mở bài, thân bài, kết bài. Cái này khó hơn nhưng bạn không cần phải luyện đánh máy nhiều.
    • Kết thúc viết: cần kiểm tra những lỗi sau:
      • Lỗi nội dung: không đủ example để support.
      • Lỗi ngữ pháp, lỗi dùng từ (cần phải đọc to để phát hiện những lỗi này)

  • Nên đọc các bài mẫu, các bài chuẩn để có được văn phong hay và chuẩn nhưng lưu ý là vẫn phải nêu chính kiên riêng của mình.
  • Sau đây là list các câu hỏi và các bài trả lời tương ứng để viết essay, các bạn xem thêm ở đây nhé: http://goo.gl/O4Oz5T. Và để xem thêm cách viết luận thì các bạn xem tại đây nhé: http://www.slideshare.net/ducminhkhoi/english-writing-skills

Mình xin dừng phần xây dựng các kỹ năng tổng quát chung ở đây. Trong bài viết tuần tới mình sẽ nói về cách chuẩn bị cho các kỳ thi.

PHƯƠNG PHÁP HỌC TIẾNG ANH (PHẦN 3)

Chiến thuật học thi TOEIC

Giới thiệu chung

Như đã nói ở trên, kể từ phần này, mình sẽ chia sẽ một số kinh nghiệm học thi các bài thi tiếng Anh như TOEIC, TOEFL, IELTS, GRE, GMAT. Để mở đầu, mình xin nói về bài thi TOEIC.   TOEIC (Test of English for International Communication) là chứng chỉ tiếng Anh quốc tế dành cho những người có nhu cầu sử dụng tiếng Anh trong các công việc của mình như nhân viên văn phòng, hỗ trợ khách hàng… nói cách khác là dùng trong làm việc. Chứng chỉ này được sử dụng rộng rãi ở phần lớn các công ty Việt Nam.   Mình biết rằng 1 số trường đại học ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới yêu cầu Sinh Viên của mình phải đạt số điểm TOEIC nhất định trước khi ra trường, cụ thể ở trường Bách Khoa TP.HCM là 450. Số điểm này mình nghĩ cũng không phải khó khăn lắm để đạt được, các bạn cứ chuyên tâm luyện TOEIC trên trường, hoặc tự học cũng có thể đạt được. Hôm nay mình sẽ giới thiệu 1 cách để học và luyện thi TOEIC cho có hiệu quả, đạt được số điểm cao đến mức có thể. Nếu bạn đã có nền tiếng Anh vững sau khi bỏ ra 3 - 5 năm học các phương pháp phát triển các kỹ năng tiếng Anh chung ở phần trước mình đã đề cập, thì việc đạt điểm số từ 600 TOEIC trở lên không phải là chuyện khó đâu. Nào chúng ta hãy cùng bắt đầu.   Hiện nay một số trung tâm luyện thi TOEIC thường hướng dẫn học viên mua 1 số cuốn sách nổi tiếng để luyện thi TOEIC của các tác giả nước ngoài được NXB Nhân Trí Việt mua bản quyền lại và xuất bản ở Việt Nam, những cuốn sách này phù hợp cho mọi trình độ, tuy nhiên không phải sách nào cũng hay, cũng tốt, nếu bạn không phải thuộc trình độ đó thì rất khó để đạt được hiệu quả. Nguyên tắc của các bạn để chọn 1 cuốn sách hay đó là phù hợp với trình độ hiện tại của mình, có nội dung rõ ràng, và lời giải thích các bài tập thật rõ ràng để giúp các bạn biết được điểm sai của mình để rút kinh nghiệm lần sau.

Chuẩn bị học

Sau đây mình sẽ trình bày cho các bạn 1 phương pháp mình đã áp dụng, với mong muốn rằng các bạn sẽ tiết kiệm được thời gian, nhất là các bạn tự học, không phải tốn thời gian vào cuốn sách này, cuốn sách nọ mà tìm lối đi cho mình.   Thứ nhất, chúng ta phải xác định rõ thời gian chúng ta sẽ đăng kí và dự thi. Thời gian này tùy thuộc vào các bạn sắp xếp sao cho phù hợp nhất. Sau khi đã xác định xong ngày chúng ta sẽ dự thi, thì chúng ta hãy bắt đầu lên kế hoạch học và ôn, bạn hãy tính ngược thời gian từ lúc thi ra trước 3 tháng, đó chính là thời gian thích hợp để bắt đầu. Hãy sắp xếp thời gian học và ôn thi thật cụ thể, tốt nhất là mỗi ngày các bạn dành khoảng 1 tiếng đồng hồ để ôn luyện, và luyện hằng ngày, không nên để dồn vào học tất tần tật vào một ngày trong tuần, như vậy sẽ không có hiệu quả. Bạn hãy cam kết với mình là sẽ giữ vững lịch của mình một cách rõ ràng, theo đuổi đến cùng cho đến tận ngày thi, dù có cám dỗ đến đâu cũng phải quyết chí đến cùng.   Thứ hai, chúng ta cần có 1 số công cụ sau đây để phục vụ học tập.
  • (i) 1 cuốn sổ ghi từ học được và lấy ra ôn lại khi rảnh rổi. Trên cuốn sổ đó, bạn cũng có thể ghi chú những điểm ngữ pháp, từ vựng mà bạn gặp phải trong lúc ôn luyện để giúp mình ghi nhớ tốt hơn. Thế là xong rồi, đơn giản phải không các bạn.
  • Hoặc nếu bạn yêu thích công nghệ, các bạn cũng có thể dùng 1 số phần mềm sau đây để thay thế cuốn sổ ơ trên:
    • (ii) Phần mềm Anki (http://ankisrs.net/) hoặc Quizlet (http://quizlet.com/latest) . Đây là phần mềm flashcard rất hay, có nhiều phiên bản trên các nền tảng khác nhau, Windows, Android, iOS… và điểm đặt biệt là chúng có thể đồng bộ được với nhau vì dụ có 10 từ mình cần ôn, các bạn ôn trên máy được 5 từ, rồi có việc bận, bạn đồng bộ lên máy chủ của nó thì trong lúc rảnh rỗi, bạn có thể lấy smartphone của mình ra ôn tiếp 5 từ còn lại.
    • (iii) Phần mêm Evernote (http://evernote.com/) hoặc Google Keep (https://keep.google.com/). Đây là phần mềm hỗ trợ ghi chú dùng để ghi những điểm ngữ pháp, từ mình hay mắc phải. Đây cũng là phần mềm hỗ trợ nhiều nền tảng và giúp đồng bộ hóa rất tốt.
  Tiếp theo, sau khi đã có đủ công cụ học tập, các bạn phải lựa chọn sách để ôn luyện. Đây là một vấn đề khó, và sẽ đụng chạm tới nhiều người vì mỗi người khi đi học tại các trung tâm hoặc tự luyện ở nhà đều có khuynh hướng là cuốn sách mình đang luyện là số 1 và chê bai các cuốn sách khác. Theo mình thì không có cuốn sách tốt nhất và không có cuốn sách dở nhất, nếu có thì chẳng qua sách đó viết sai nhiều điểm thôi. Mỗi cuốn sách, bạn đều có thể học từ đó 1 số điều. Tùy thuộc vào trình độ của các bạn mà có cuốn này sẽ phù hợp với các bạn này, nhưng sẽ chưa phù hợp với các bạn có trình độ khác, nên đừng chê bai các bạn dùng các cuốn sách khác nhé. Cũng trên tinh thần đó, thì mình có 1 vài cuốn sách để các bạn “tu luyện”, nó phù hợp cho các bạn có trình độ trên 600 điểm và đang muốn lấy được điểm maximum mà mình có thể. Đối với các bạn muốn mua sách mới, không muốn mượn lại của các bạn đi trước thì số tiền các bạn bỏ ra khoảng chừng 700K. Nào hãy điểm qua tên của các cuốn sách đó. Các cuốn sách này đều đang có bán trên thị trường, mình đã thử qua các nhà sách, đặc biệt là nhà sách Nguyễn Huệ, Quận 1, TP.HCM.
  • (1) Essential Words for the TOEIC (http://goo.gl/vstnw5). Bản mới nhất là bản 5. Đây là cuốn sách mà theo mình các bạn nên có dù học theo phương pháp nào. Trong đó trình bày dưới dạng các bài học được phân ra thành các chủ đề, kèm theo đó là các bài tập rất hay, sát với đề thi TOEIC thật.
  • (2) Barron's TOEIC with 4 Audio CDs (http://goo.gl/c9lgr9) Bản mới nhất là bản 6. Đây là cuốn sách khá hay dùng để cho các bạn làm quen với các chiến thuật cũng như dạng thức đề thi như thế nào, và đặc biệt là các các câu hỏi được giải thích đáp án hết sức kĩ càng, các bạn sẽ học được những lỗi sai và rút ra kinh nghiệm cho mình một cách nhanh chóng. Các bạn cứ học hết các chiến thuật và luyện tập thường xuyên thì chắc chắn sẽ đạt được điểm cao thôi. Tuy nhiên, cuốn sách này còn có hạn chế là các bài tập đưa ra khá dễ so với đề thi thật.
  • (3) The Complete Guide to the TOEIC Test (http://goo.gl/5Lxr0m). Trong sách này chứa đựng những kiến thức hết sức cần thiết để các bạn có thể làm các câu hỏi trong bài thi TOEIC.
  • (4) Barron's TOEIC Practice Exams (http://goo.gl/vuD3H7). Đây là cuốn sách Practice test khá hay, có giải thích rõ rang, giúp bạn tìm được lỗi của mình. Tuy nhiên, nếu so với đề thi thật thì sách này dễ hơn, khoảng chừng bằng 70 – 80% đề thi thật. Không sao, cứ luyện để lấy kinh nghiệm, nhưng đừng xem trọng điểm quá nha, dễ gây tâm lí là mình đã giỏi.
  • (5) Tactics for TOEIC Listening and Reading Test Student Book (http://goo.gl/8yBRB7). Cuốn sách này do chính ETS và ĐH Oxford kết hợp viết. Tuy nội dung không hay nhưng 2 bài test cuối sách là hết sức quan trọng, cực kì giống với đề thi chính thức, và nếu bạn làm được bao nhiêu trong bài thi này thì bạn cũng sẽ đạt số điểm tương tự trong bài thi thật (tuy nhiên các bạn phải tính đến yếu tố tâm lí,.. khi thi thật, điểm thật sự sẽ thấp hơn 1 chút, khoảng từ 10 – 15%)

 

Phương pháp học

  Tiếp theo nữa, mình sẽ đề xuất cho các bạn 1 lịch trình cụ thể để học và ôn luyện.
  • Đầu tiên, các bạn cần làm 1 bài Diagnostic Test trước để kiểm tra trình độ của mình tới đâu trước khi bước vào ôn luyện, các bạn lấy 1 bài Practice Test1 của sách thứ (5) để làm nhé. Sau đó các bạn sửa bài theo đáp án và giải thích của sách và rút ra kinh nghiệm
  • Sau đó, các bạn bắt đầu vào thời gian ôn tập. Mỗi ngày, các bạn dành thời gian khoảng 1h với nội dung sẽ ôn luyện như sau, kéo dài khoảng 2 tháng.
    • 0.5h làm bài tập trong sách (1) (mỗi ngày 1 lesson). Một tuần học một bộ 5 bài + review. Những từ nào các bạn biết rồi thì đọc qua, những từ bạn chưa biết thì lấy cuốn tập (i) hoặc dùng phần mềm Anki (ii) để ghi lại từ mới + nghĩa và ví dụ. Các bạn nên học theo các ví dụ thì sẽ ghi nhớ tốt hơn nhiều. Sau đó đọc và làm các bài tập theo hướng dẫn trong sách. Có 50 lesson trong bài. Cứ sau 5 lesson thì có 1 bài review lại.
    • 0.5h còn lại thì chúng ta sẽ học các chiến thuật và các điểm ngữ pháp trong sách (2) hoặc/và (3). Các bạn cứ chia ra xen kẽ nhau 1 tuần học Reading, 1 tuần học Listening hoặc, 1 ngày học reading, 1 ngày học Listening. Nhớ là làm các bài tập và xem thử coi mình sai chỗ nào nếu sai, những điểm ta còn mập mờ cũng nên coi lời giải thích nhé. Nhớ sử dụng cuốn tập (i) hoặc Evernote (iii) cho hiệu quả nhé. Trong lúc học các bạn sẽ tự rút ra kinh nghiệm cho bản thân mình.
  • Cuối tuần các bạn nên dành thời gian khoảng 1h cuối tuần để ôn lại những gì mình đã học trong tuần, những điểm cần chú ý, những điểm sai mình hay mắc phải.
  • Cuối cùng là thời gian giải đề, 1 chuyện không thể thiếu đối với bất kì 1 cuộc thi nào. Sau khi đã ôn luyện xong, chúng ta sẽ dành ra khoảng 1 tháng để giải đề. Đây cũng là thời gian các bạn nên đăng kí thi TOEIC, nhớ đấy nhé. Mỗi ngày các bạn dành khoảng 1h để làm bài nghe hoặc đọc và 1 ngày để sửa (1 bộ đề làm và sửa trong 3 ngày). Đầu tiên, các bạn làm các bài Practice Test trong sách (2), (3) trước, sau đó là trong sách Practice Test Book (4), có 6 bài test. Và cuối cùng ngày cuối cùng, các bạn làm bài Practice Test thứ 2 của sách (5). Đây là bài test có tính chất quyết định, xác định điểm của mình có được cải thiện đáng kế hay không. Nếu có bất kì chia sẽ gì thì các bạn nên reply theo topic này hoặc gửi mail cho mình ([email protected]).

 

Chuẩn bị cho ngày Thi

  Cuối cùng, chuẩn bị cho cuộc thi nhé. Trước ngày thi khoảng 1 ngày, bạn nên dành 1 buổi sang để ôn lại những điểm ngữ pháp, từ vựng, những lỗi mình hay mắc phải. Và buối chiều hôm đó bạn không nên học thêm bất cứ cái gì, cứ để cho đầu óc thư thái, làm những chuyện mình thích nhưng không được quá nặng, hoặc giải trí không lành mạnh. Nếu thi buổi sang thì tối đó nên đi ngủ sớm và dậy sớm để chuẩn bị cho kì thi. Các bạn nên mang theo giấy tờ cần thiết như CMND, giấy đăng kí dự thi, thẻ SV (nếu trường yêu cầu). Và thứ duy nhất mà các bạn được mang vào phòng thi ngoài các giấy tờ trên là 1 cục gôm (tẩy). Trong lúc làm bài thi thì cứ theo sự hướng dẫn của cán bộ coi thi, và khi làm bài nhớ các quy tắc sau đây.
  • Hãy giữ bình tĩnh, không quá hoang mang nếu đề thi khó hơn, hoặc không chủ quan khi đề thi dễ hơn.
  • Làm bài từ trên xuống dưới, đã qua rồi thì không nên đoái hoài lại, để tập trung tinh thần cho các câu tiếp theo.
  • Nên tận dụng thời gian hợp lí, VD, phần 3, 4 trong phần Listening, các bạn có thể lợi dụng lúc máy đọc phần hướng dẫn để đọc trước câu hỏi tiếp theo. Nên đọc trước các câu hỏi cả bài nghe tiếp theo, khi nghe thì trả lời thẳng trực tiếp luân, nghe tới đâu, trả lời tới đó. Thời gian trả lời câu hỏi thì sẽ dành để đọc trước và hình dung câu hỏi của bài nghe tiếp theo. Cứ như thế thì các bạn sẽ làm tốt ở phần 3 và 4 của Listening. Đối với phần 2 của listening thì cần nghe cho rõ từ để hỏi (wh_question) và nội dung chính của câu hỏi để chọn đáp án cho phù hợp.
  • Nếu không làm được 1 câu nào đó thì không nên bỏ mà nên phương pháp loại trừ, trong nhiều trường hợp, không chọn đáp án có từ phát âm gần giống với từ có trong câu hỏi. Vì thường là sai.
  • Đối với phần double Passages của phần 7 thì nên đọc cho kĩ câu hỏi và đối chiếu với cả 2 passages để trả lời, nếu không rất dễ bị mắt bẫy.
  • Và cuối cùng 1 điều cũng không thể thiếu là chúc cho các bạn cùng thi làm bài thật tốt, tốt hơn mình càng tốt :D. Chúc cho các bạn thi có 1 bài thi TOEIC thật hiệu quả và đạt được số điểm mình mong muốn.

PHƯƠNG PHÁP HỌC TIẾNG ANH (PHẦN 4)

Chiến thuật học thi TOEFL/IELTS

1. Giới thiệu chung

Sau khi các bạn đã có thời gian học tiếng Anh với các kỹ năng chung như từ vựng, ngữ pháp, nghe, nói, đọc, viết. Và cũng có dịp luyện qua cuộc thi TOEIC, chắc chắn các bạn đã có một trình độ tiếng Anh khá là vững. Khác với chứng chỉ TOEIC dành cho người đi làm, TOEFL và IELTS là chứng chỉ tiếng Anh chủ yếu dành cho đối tượng học sinh, sinh viên muốn có nhu cầu du học nước ngoài, đặc biệt là tại các nước sử dụng tiếng Anh như là ngôn ngữ đầu tiên như Mỹ, Anh, Úc, Canada, Singapore…

Sự khác nhau giữ TOEFL và IELTS được đề cập ở bài viết sau: http://goo.gl/zaGHL2 Các bạn xem thêm nhé. Theo mình sự khác biệt giữa IELTS và TOEFL là không lớn lắm vì cả 2 đều là bài thi kiểm tra trình độ tiếng Anh, có khác chỉ là cách thức làm bài khác nhau mà thôi, nhưng phần này không quan trọng lắm chỉ làm sai lệch 10 - 20% tổng điểm của bạn mà thôi. Các bạn cũng không nên so bì giữa 2 cuộc thi này. Điều quan trọng là chọn cho mình 1 cuộc thi và bắt đầu ôn luyện thôi. Hoặc nếu thích, bạn có thể thi cả 2 luôn. Có 1 số lưu ý là nếu mục tiêu của các bạn là trường đại học Mỹ thì một số trường chỉ chấp nhận TOEFL thôi. Vậy thôi.

Tiếp theo, các bạn nên xác định mục tiêu điểm các bạn đạt tới. Dĩ nhiên là càng cao càng tốt,  tuy nhiên các phải xác định mục tiêu của mình vừa phải, đừng cao quá mà với không tới tùy thuộc vào khoảng thời gian của bạn có để ôn luyện nữa nha. Mình xin được trình bày về cách học TOEFL iBT trước.

2. Chuẩn bị

Các công cụ sử dụng

  • Laptop hoặc ít ra cũng có máy nghe đĩa CD/MP3
  • Một cuốn sổ để ghi chú (note taking).
  • Một cuốn sổ để ghi chép những kiến thức cũng như chiến thuật làm bài (Strategy)/ hoặc một phần mềm máy tính có chức năng ghi chép (Evernote hoặc Google Keep hoặc Microsoft OneNote)
  • Flashcard để ghi và học từ hoặc một phần mềm máy tính có chức năng Flashcard như (Quizlet hoặc Anki)

Các sách sử dụng

  • (1) Official Guide to the TOEFL Test, 4th edition - http://goo.gl/YftzUP. Đây là cuốn sách bắt buộc phải có để luyện thi TOEFL vì các đây là tài liệu chính thức của ETS - nơi tạo ra kỳ thi TOEFL. Nó chứa đựng các câu hỏi mẫu rất phong phú, và được giải thích kỹ lưỡng tại sao chọn phương án đó mà không phải là phương án khác. Đồng thời có một danh sách các chủ đề sẽ được hỏi trong phần Independent Speaking và Writing. Ngoài ra còn cung cấp 1 CD chứa 4 bài thi với độ khó, hình thức giống hệt bài thi thật. Ngoài ra còn có các bài luận mẫu mà bạn có thể bắt chước viết theo.
  • (2) The Complete Guide to the TOEFL iBT Test - http://goo.gl/VVnVSa. Đây là cuốn sách rất hay dạy các kỹ năng thiết yếu của bài thi TOEFL iBT từ nghe, nói, đọc viết, note-taking, paraphrasing, summarizing…. Tuy nhiên các bài thi không giống với bài thi thật lắm.
  • (3) Essential Words for the TOEFL - http://goo.gl/Ydww9e. Đây là cuốn sách học từ khá hay.
  • (4) Delta’s Key to the TOEFL iBT - http://goo.gl/pgEHI3. Đây là cuốn sách rất hay để luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết để đạt mức độ “thượng thừa”. Đây là cuốn sách nâng cao của cuốn (2).
  • (5) Delta’s Key to the TOEFL iBT - Seven Practice Test - http://goo.gl/F6rPJt. Đây là cuốn sách chứa 7 bài tập rất hay. Các bạn cần làm qua.
  • (6) Cambridge Preparation for the TOEFL iBT - http://goo.gl/bqAIsc Đây là cuốn sách hay, tuy phần strategy không thực tế lắm và khó, tuy nhiên các bài mẫu trên CD-ROM rất hay, rất giống với thực thế.
  • Nếu các bạn muốn luyện thêm đề thì có thể mua các cuốn sau đây:
    • (7) IVY’s TOEFL Reading - cung cấp 15 bài thi mẫu và có giải thích, tóm tắt cụ thể, cung cấp từ mới rất hay
    • (8) IVY’s TOEFL Listening - tương tự như cuốn Reading ở trên
    • (9) 120 Speaking Topics with Sample Answers - http://goo.gl/3dgYwO. Cuốn sách này cung cấp các bài mẫu rất hay không chỉ cho TOEFL mà cả IELTS…
    • (10) 120 Writing Topics with Sample Essays - http://goo.gl/3F1Fft. Tương tự như cuốn trên.
  • Ngoài ra nếu các bạn muốn luyện TOEFL từ ban đầu (không phải trải qua thời gian học các kỹ năng cơ bản ở phần trước) thì bộ sách của Compass cũng rất hay {Building, Developing, Mastering, Sharpening} Skills for the TOEFL iBT Test http://goo.gl/EEhw4I.

Các trang web hay nên tham khảo

  • http://www.english-test.net/toefl/ - đây là trang web có rất nhiều tài liệu hay về TOEFL, ngoài ra còn là nơi chia sẽ kinh nghiệm làm bài, cách học và đặc biệt là bạn có bài viết essay nào cần sửa, có mạnh dạn post bài ở đây để nhận được góp ý.
  • http://www.englishteachermelanie.com/ten-tips-for-the-toefl-ibt/ đây là bài chia sẽ kinh nghiệm học TOEFL rất hay, các bạn nên tham khảo qua
  • http://magoosh.com/toefl/ - tập hợp các bài chia sẽ, cách học cho TOEFL cũng rất hay
  • http://www.ets.org/toefl/ - đây là trang web chính thức của TOEFL, có rất nhiều tài liệu, thông tin chính thống ở đây, các bạn cũng phải xem qua
  • Ngoài ra còn các trang web học tiếng Anh khác như BBC, VOA, và NPR các bạn cũng theo dõi và luyện tập thường xuyên.
  • Từ điển các bạn nên dùng ở giai đoạn này là Oxford Advanced Learning Dictionary.
  • https://www.youtube.com/user/NoteFulldotcom - tập hợp các bài giảng, những tips rất hay dành cho các bạn ôn tập.

 

 

3. Cách thức học thi

Đầu tiên là các bạn phải xác định là thời gian các bạn dự tính thi TOEFL là trong bao lâu. Nên nhớ là chứng chỉ TOEFL có giá trị trong vòng 2 năm kể từ ngày cấp chứng chỉ. Cho nên xác định thời gian cho đúng để khỏi phải uổng tiền. Tốt nhất là trước khi thi đại học đối với các bạn muốn du học ở bậc đại học hoặc gần tốt nghiệp đại học đối với các bạn muốn du học ở bậc cao học. Tùy thuộc quỹ thời gian mà bạn có mà thời gian ôn luyện sẽ dài ngắn thông thường là từ 1 năm đến 3 năm cho người đã có ít nhất 3 năm học tiếng Anh và muốn đạt số điểm trên 80. Nếu bạn có thời gian 3h đồng hồ mỗi ngày để luyện thì 1 năm là đủ (không nên ngắn hơn vì các bạn không có đủ thời gian để thấm đâu). Nếu bạn chỉ có 2h đồng hồ thì cần 2 năm. Còn nếu chỉ có 1h đồng hồ thì cần 3 năm. Tùy các bạn sắp xếp ha. Sau đây mình đề xuất lịch học cho các bạn có hơn 2h đồng hồ mỗi ngày nhé (tức là có 2 năm), các bạn khác có thể sắp xếp tùy ý. Miễn là hoàn thành nội dung học là được. Lưu ý là dù là học thi TOEFL nhưng các bạn vẫn phải dành ra 1h đồng hồ mỗi ngày để luyện các kỹ năng cơ bản ở phần trước mình đề cập nhé. Chính nhờ luyện các kỹ năng cơ bản mà trình độ các bạn mới tăng lên đáng kể đó. Lưu ý, các bạn dùng sách (10) ngay từ giai đoạn 1 luôn nhé, mỗi tuần viết 1 chủ đề và tham khảo các bài viết mẫu.

Giai đoạn 1 - Làm quen với bài thi TOEFL

Thời gian: 2 tháng

Nội dung: đọc sách (1) The Official Guide to the TOEFL Test của ETS.

Ghi chú: Các bạn phân chia mỗi ngày một kỹ năng nghe, nói, đọc, viết trong tuần và làm một số bài tập kèm theo để quen dần với bài thi và cách thức sơ lược để làm bài thi. Lưu ý, các bạn làm qua bài test đầu tiên trong CD sách này để khảo sát trình độ hiện tại của mình nhé.

Giai đoạn 2 - Luyện kỹ năng cơ bản và nâng cao

Thời gian: 12 tháng (1 năm)

Nội dung: đọc sách (2) The Complete Guide to the TOEFL iBT Test  - luyện cơ bản (8 tháng)

   đọc sách (4) Delta’s Key to the TOEFL iBT Test - luyện nâng cao (4 tháng)

Ghi chú: học các kỹ năng cơ bản để làm các phần thi: Dọc, nghe, nói, viết và các kỹ năng như note-taking, summarising, paraphrasing…

Giai đoạn 3 - Luyện thuần thục

Thời gian: 7 tháng

Nội dung: đọc sách (7), (8), (9), (10) để hoàn thiện dần đến thuần thục các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.

Ghi chú: Phải cố gắng tạo hoàn cảnh sao cho giống bài thi thật nhất. Và lúc làm bài phải rút ra kinh nghiệm làm bài thi, mình hay sai chỗ nào nhất để khắc phục dần dần.

Giai đoạn 4 - Giải đề

Thời gian: 3 tháng

Nội dung: Trong tay bạn hiện tại có các bài practice test sau, tổng cộng là 22 bài:

  • Official Guide của ETS (3 bài) - rất giống bài thi thật
  • Cambridge (7 bài) - tương đối giống bài thi thật
  • Delta’s Key (4 bài + 6 practice Test) - khá giống bài thi thật
  • Complete Guide (2 bài) - không giống bài thi thực tế lắm nhưng độ khó tương đương

Ghi chú: 1 bài test làm 2 ngày. Một ngày dành 4 tiếng để làm, ngày kia dành 2 tiếng để sửa bài và đút kết kinh nghiệm thi. Cũng cố gắng tạo hoàn cảnh cho giống thật nhất. Điểm trung bình của các bài thi chính là điểm bài thi thực tế của bạn (chưa kể yếu tố tâm lý).

Lúc làm bài thi

Làm theo hướng dẫn của giám thị coi thi, nhớ phải đọc kỹ đề, tránh làm lộn sang ý khác. Đến trước địa điểm thi 30’, mang theo CMND hoặc Hộ chiếu (passport). Hít thở thật sâu khi bị hồi hộp. Nhiều khi đang làm bài nghe mà thí sinh khác sang phần nói sẽ làm ảnh hưởng đến phần làm bài của các bạn đó, nên tập trước tình huống này.

4. Cách luyện các kỹ năng cụ thể

Từ vựng (Vocab)

Đầu tiên là về từ vựng. Đây có thể nói là phần quan trọng nhất của mọi bài thi tiếng Anh, nếu không biết từ, bạn không thể làm gì được cả cho nên bạn phải học từ. Vậy nguồn từ lấy từ đâu ra. Thứ nhất là từ vựng trong lúc học, những từ mới các bạn ghi chép lại rồi học. Thứ hai là từ sách (2) Essential Words for TOEFL Test mà học dần dần. Các bạn tự sắp xếp thời gian, mỗi ngày học 10 từ là vừa, không nên nhiều quá mà nhớ không nổi.

Có kế hoạch ôn từ hợp lý. (1) Cuối ngày ôn lại các từ đã học trong ngày. (2) Cuối tuần các bạn ôn lại các từ đã học trong tuần. (3) Cuối tháng các bạn ôn lại các từ đã học trong tháng. (4) Cuối quý (3 tháng), các bạn ôn lại các từ đã học trong quý. (5) Cuối năm các bạn ôn lại các từ đã học trong năm. Như vậy một từ các bạn ôn lại ít nhất 5 lần thì khả năng nhớ của bạn sẽ cao hơn.

Ngoài ra các bạn nên sử dụng các phần mềm flashcard (giới thiệu ở trên) để sắp xếp thời gian ôn lại từ cho mình cho hợp lý hơn, nhiệm vụ của của các bạn là nhập từ vào thôi, còn phần mềm sẽ lo phần nhắc từ ôn tập cho bạn. Vậy một từ cần nhớ những gì: Từ, cách phát âm, nghĩa tiếng Anh nếu dễ nhớ, hoặc nghĩa tiếng Việt nếu từ đó trừu tượng, khó hiểu, câu ví dụ, từ đồng nghĩa (nếu có), gợi ý cách nhớ (mnemonics) đối với từ khó nhớ, một số điểm ngữ pháp quan trọng (nếu có).

Ngữ pháp (Grammars)

TOEFL iBT không kiểm tra trực tiếp ngữ pháp của bạn mà sẽ kiểm tra thông qua cách bạn sử dụng ngữ pháp trong lúc nói và viết. Do đó, các bạn phải chắc chắn các điểm ngữ pháp cơ bản và trung cấp. Nhất quyết không để bị sai. Sử dụng câu đơn giản và nếu sử dụng câu phức tạp thì phải chắc chắn cách dùng. Có thể ôn lại các điểm ngữ pháp quan trọng trong sách (1) của ETS hoặc các sách khác, hoặc coi lại sách của cô Mai Lan Hương.

Đọc (Reading)

Đây có thể xem như là phần dễ nhất trong bài thi TOEFL. Nói là dễ đối với các bạn có khả năng đọc hiểu tốt và vốn từ vựng lớn thôi. Do đó không còn cách nào khác là các bạn phải trau dồi vốn từ của mình và đọc thật nhiều vô. Từ các bản tin, thông tin trên mạng đến các bài báo cáo, bài luận, các bài đọc trong sách…Các trang web có thể tìm kiếm các bài đọc như VOA, BBC, NPR, Time.com, New York Times... Ngoài ra đọc các bài chuẩn trong các sách học ở trên cũng rất tốt, nên nhớ tập tóm tắt lại nội dung bài đọc nhé.

Nghe (Listening)

Ngược lại với đọc, theo mình thấy đây là phần khó nhất của bài thi TOEFL. Thứ nhất, khó là vì bạn phải nghe các chủ đề “trên trời dưới đất”, nếu bạn hên thì gặp trúng chủ đề quen thuộc, nếu bạn xui thì gặp chủ đề lạ hoắc, nghe xong mà không biết nó đang nói cái gì nữa. Thứ hai, khó là vì bạn phải nghe liên tục trong 1.5h, lúc đầu còn tập trung, lúc sau hết tập trung nên hiệu suất giảm. Thứ ba, khó nữa là không phải chỉ có giọng Mỹ không, lâu lâu thêm giọng Anh với Úc vô, nghe không quen, nên không hiểu đang nói cái gì. Do đó, phần nghe không khó vì cách làm bài mà khó vì nội dung nghe (trái ngược với IELTS). Nhiều khi nghe loáng thoáng thôi không hiểu ý nghĩa thật sự nên chọn sai đáp án.

Do đó để luyện phần nghe này không còn cách nào khác là phải nghe thật nhiều với tất cả các lĩnh vực dù quen thuộc hay lạ lẫm. Cũng phải tập nghe. Một số nguồn các bạn có thể tập nghe:

  • Nếu có điều kiện thì tham dự các buổi Seminar của người bản xứ thuyết trình, chủ đề nào cũng được, cứ đi nghe để luyện.
  • Xem các kênh truyền hình:
    • Tin tức: CNN, BBC
    • Các phim tài liệu: Discovery Channel, National Geographic
    • Các phim: Star Movies, Star Worlds, HBO
  • Các podcast trên mạng như: NPR, BBC, VOA, TED Talk
  • Các Documentary trên mang: http://goo.gl/9G0xT, http://goo.gl/DPvVsl, http://goo.gl/AcAMYO   
  • Các course trên mạng như: Coursera, UC Berkeley, MIT OpenCourseWare

Khi nghe tập ghi chú cho thích hợp, tóm tắt lại và nói lại nội dung bài nghe theo tóm tắt.

Nói (Speaking)

Đây có thể xem như là phần yếu của mình và phần lớn các bạn khác. Vì tiếng Anh không phải là ngôn ngữ mẹ đẻ nên nói sẽ không tự nhiên và phát âm sẽ không được chuẩn nếu không được luyện từ nhỏ. Do đó, nếu bạn còn nhỏ tuổi (dưới 18 tuổi) thì bạn nên luyện nói giống giọng Anh, Mỹ. Còn nếu bạn đã lớn tuổi thì bắt chước giọng rất khó nên bạn nên tập nói cho đúng, phát âm đúng để người đối diện dễ hiểu hơn. Bạn sử dụng các bài nói của VOA Learning English hoặc BBC Learning English để tập nói và phát âm chuẩn.

Còn đối với bài thi mình tạm chia ra làm 2 phần.

  • Independent Speaking: Nói theo chủ đề thì các bạn tập nói theo các chủ đề trong sách (9) ban đầu nói tự do, sau đó lập dàn ý và nói theo, cuối cùng là tập nói trong vòng 45s
  • Integrated Speaking: Nói kết hợp với nghe, đọc. Các bạn luyện bằng cách tóm tắt lại nội dung của bài đọc, nghe mình đã đọc bằng lời văn của mình dựa trên bản tóm tắt bạn đã làm trước.

Viết (Writing)

Phần này không khó lắm. Thứ nhất, ôn lại các điểm ngữ pháp quan trọng cho chắn chắn. Sau đó tập viết các bài luận (essays) theo chủ đề theo sách (10) hàng tuần. Nếu các bạn ôn luyện 1 năm thì các bạn sẽ viết được khoảng 50 bài, 2 năm khoảng 100 bài...Tham khảo cách viết luận tại đây: http://www.slideshare.net/ducminhkhoi/english-writing-skills và cách viết bài ở phần phát triển các kỹ năng chung (trong phần 2 của phương pháp học tiếng Anh này). Điểm quan trọng nữa là các bạn phải xem qua các bài mẫu trong sách (10) để rút ra kinh nghiệm viết và học tập các ý hay trong đó. Ngoài ra sau khi viết xong cũng phải xem xét lại bài viết của mình, có sai lỗi chỗ nào không, có chỗ nào diễn đạt lủng củng không. Có chỗ nào thiếu support không… Nếu có điều kiện thì nhờ bạn bè, anh chị đi trước xem lại giùm, nếu có điều kiện nữa thì nhờ thầy cô tiếng Anh có kinh nghiệm sửa bài giùm (rất tốt đấy, trình độ viết của bạn sẽ tăng lên đáng kể) ngoài ra nếu không có thì các bạn có thể post bài lên forum này, sẽ có người review giúp bạn: http://www.english-test.net/toefl/.

5. IELTS

Đối với kỳ thi IELTS thì thật sự mình không có kinh nghiệm lắm. Mình xin hướng dẫn các bạn một số trang web chia sẽ kinh nghiệm học thi IELTS:

Lưu ý các bạn có thể search thêm những bài chia sẻ học thi IELTS khác, tuy nhiên các bạn nên nhớ là những bạn mà thi một lần mà đạt điểm cao (7 điểm trở lên) là nhờ luyện các kỹ năng tiếng Anh chung hết mới được kết quả như vậy, chứ việc làm quen với đề thi IELTS chỉ là phần phụ thôi. Càng đạt điểm cao thì thời gian đầu tư càng nhiều. Và dĩ nhiên các bạn đạt điểm rất cao (8 trở lên) là các bạn phải hiểu hết tất cả nội dung đọc, nghe hết chứ không phải chỉ nghe được ý chính mà thôi. IELTS có một cái mốc rất khó vượt qua là ở 7 điểm, nếu từ 6 lên 7 dễ thì từ 7 lên 8 là khá khó đó.

Sau đây mình cung cấp một số quy đổi giữa TOEFL và IELTS. Mình chỉ cung cấp bảng quy đổi từ IELTS 6.0 trở lên thôi nhé.

TOEFL iBT (0 - 120)

IELTS (0 - 9)

100

7.5

72

6.0

106

8.0

79

6.5

115

8.5

90

7.0

120

9.0

Tới đây mình xin dừng phần hướng dẫn học thi TOEFL ở đây. Chúc các bạn làm bài thi thật tốt nhé.

PHƯƠNG PHÁP HỌC TIẾNG ANH (TỔNG KẾT)

Sau khi kết thúc loạt bài về Phương pháp học tiếng Anh, mình xin tổng kết lại thành cuốn sách sau đây.

  1. Phiên bản đọc trên máy, các bạn download tại đây: http://goo.gl/yzLcA0
  2. Phiên bản in ra khổ A5 (Booklet), các bạn download tại đây: http://goo.gl/df4UE1
Chúc các bạn học tốt nhé. Nguồn: nguyenducminhkhoi.com  

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

9,387 lượt xem