Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

Quản Lý Khủng Hoảng - Phần 2: Nhận Diện Khủng Hoảng

Phần 1: TẠI ĐÂY

Hồi còn nhỏ khi về quê tôi còn nhớ hình ảnh ghê sợ nhất là thấy có một cái quan tài chiếm một góc nhà. Dần dần vài lần về thì không còn sợ nữa, thậm chí còn chui vào nằm. Một trong các công việc cần làm của ông bà ta thời xưa là cả đời tích cóp chuẩn bị được một cái quan tài bằng gỗ tốt, một mảnh đất sẵn sàng. Đó như là việc đương nhiên phải làm.

Ngày nay có những khủng hoảng tất yếu sẽ xảy ra mà chúng ta không bao giờ dám nghĩ tới chứ chưa nói tới việc đưa ra để bàn thảo. Cuộc sống càng nhiều thứ để khám phá thì càng có nhiều ham muốn mà con người muốn thỏa mãn và vì vậy họ càng sợ phải đối mặt với các khủng hoảng làm thay đổi hẳn cuộc sống của họ.

Trong entry đầu ta biết rằng đặc trưng của khủng hoảng đó là luôn có dấu hiệu báo trước và tăng dần theo thời gian cho tới khi một rắc rối nhỏ biến thành một cuộc khủng hoảng trên diện rộng. Để phòng tránh và xử lý khủng hoảng ta cần biết có những khủng hoảng nào có thể xảy ra.

Các khủng hoảng xuất phát từ yếu tố chủ quan đều do con người gây ra. Trong một doanh nghiệp có người dẫn đầu, những cán bộ chủ chốt và nhân viên tệ hại đều có thể là tác nhân gây ra khủng hoảng. Họ có thể chủ định hoặc vì năng lực kém mà vô ý gây ra, sau này khi bàn tới ngăn chặn khủng hoảng chúng ta sẽ bàn về các cv cần làm sau.

 

II. Các vấn đề về sản phẩm/dịch vụ

Thu hồi xe ô tô về để xử lý một sự cố nào đó là cơn ác mộng của các hãng xe.

Ngày 30/3/2016 Yamaha công bố thông tin triệu hồi 95.350 xe Nozza Grande do Yamaha Việt Nam sản xuất do lỗi ở họng rót xăng.

Ngày 5/5/2016 Trường Hải công bố triệu hồi 661 chiếc xe tải có mui mang tên Auman C2400A do mắc 4 lỗi cần sửa chữa. Cùng thời điểm Ford cũng triệu hồi 8.300 xe tại Việt Nam liên quan đến lỗi điều khiển hộp số tự động.

Chúng ta chủ yếu thấy các tin triệu hồi xe chứ ít khi thấy triệu hồi máy hút bụi, tủ lạnh,… Không phải là các sản phẩm khác không dính lỗi mà vì các lỗi đó không liên quan tới an toàn khi sử dụng. Mỗi lần triệu hồi là tiêu tốn rất nhiều tiền cũng như ảnh hưởng tới sự hài lòng của khách hàng, uy tín của thương hiệu.

Nếu DN chúng ta một năm sản xuất chỉ 10.000 sản phẩm. Vì một lỗi nào đó của sản phẩm mà phải thu hồi hết các sản phẩm của lô hàng đã sx trong năm đó để khắc phục sửa chữa thì đó sẽ là một bước ngoặt của DN.

Tôi nhớ cách đây 10 năm khi nhà thầu Nhật xây hầm chui Kim liên có đăng biển “Xin lỗi cộng đồng vì đã làm phiền” cùng với một biểu tượng người đàn ông cúi đầu kiểu Nhật. Hồi đó đọc thấy dưng dưng và thấy yêu mấy ông nhà thầu Nhật lắm (mặc dù cái hầm đó cũng bê bối vì xây lâu).

Ngày nay công trường nào cũng có cái biển xin lỗi này. Càng ngày càng thấy  bình thường đến mức tất yếu phải có cái biển đó. Đơn giản là người ta xin lỗi nhưng những thứ làm được để giảm sự khó chịu của người qua lại thì người ta không làm. Bụi mù mịt, rào chắn không được gỡ khi không cần thiết và đặc biệt là thời gian kéo dài lê thê từ năm này qua năm khác.

Khi lần đầu tiên Toyota triệu hồi xe ô tô người ta nể lắm vì Toyota đã dám vì người tiêu dùng mà nói ra cái xấu của mình và thu hồi để xử lý với chi phí tốn kèm. Rồi dần dần lần 2, lần 3, lần 4 thì thương hiệu sẽ đi xụống vì giống như với trường hợp xin lỗi ở trên, khi người ta đã quen với việc triệu hồi vì lỗi hỏng là đương nhiên thì người ta chỉ còn sự khó chịu vì mất thời gian của họ.

 

Các lỗi chủ quan rất khó tránh khỏi vì con người không giống như máy móc, với đầu vào giống nhau thì máy móc cho ra đầu ra giống nhau. Con người thì khác, họ bị chi phối bởi cảm xúc, họ có khả năng tập trung khác nhau ở mỗi thời điểm. Khi phải phối hợp với nhau thì họ tạo ra vô vàn các khả năng có thể xảy ra.

Con người sử dụng công cụ lao động theo một tiến trình để tạo ra sản phẩm, sử dụng phương tiện để mang tới khách hàng. Khách hàng bỏ tiền ra mua và sử dụng sản phẩm để tạo ra giá trị cho bản thân

Đối với mỗi DN khác nhau thì cần trọng tâm vào các chữ bôi đỏ ở trên khác nhau. Nếu sp của DN liên quan tới an toàn cho con người (thực phẩm, cháy nổ, phương tiện đi lại,…) thì DN phải chú tâm kiểm soát tốt “sản phẩm” , “phương tiện mang tới”, ” sử dụng”.

Các DN sử dụng lao động nhiều như may mặc xuất khẩu quan tâm quá trình tạo ra sản phẩm như không được sử dụng lao động trẻ em, cưỡng bức lao động. Đối với khách hàng khó tính thì sản phẩm phải đúng như cam kết để tránh bị trả lại.

DN nói chung đều cần đảm bảo An toàn thông tin nhưng vẫn phải đủ mở để mọi người trong DN có thể trao đổi thông tin phục vụ công việc.

 

B. Nhóm khách quan

I. Kinh tế vĩ mô:

Kinh tế vĩ mô là yếu tố tạo ra cơ hội và thách thức cho DN. Khi nền kinh tế đi lên, chính sách tiền tệ nới nỏng, chính sách tài khóa nới lỏng thì mọi DN đều được hưởng lợi không ít thì nhiều. Nhưng khi khủng hoảng kinh tế xảy ra thì sẽ kéo theo khủng hoảng của chính DN.

Khi nền kinh tế rơi vào khủng hoảng mọi thứ sẽ diễn ra rất nhanh. DN còn nhiều hàng tồn chưa bán hết, còn nhiều khoản công nợ chưa thu hồi được, lãi vay ngân hàng tăng lên, đồng tiền mất giá ảnh hưởng tới các hợp đồng ngoại…. Tất cả dồn dập một lúc khiến cho DN không đủ nguồn lực giải quyết, gây ra khủng hoảng cho chính DN.

Chính phủ còn ban hành các chính sách để điều chỉnh các hành vi của các đối tượng trong nền kinh tế. Lúc này chính phủ sẽ ưu tiên ngành này, lúc khác lại ưu tiên ngành khác, lúc thì ưu tiên DN nhỏ và vừa, lúc thì ưu tiên kinh tế hộ gia đình,…..

Nếu như chính phủ điều chỉnh các chính sách một cách từ từ thì không tạo ra khủng hoảng nhưng nếu chính sách thay đổi đột ngột, DN không có thời gian chuẩn bị sẽ tạo ra khủng hoảng. Chắc hẳn ai cũng nhớ giai đoạn 2008 tới 2011 khi mà tỷ giá mỗi lần được điều chỉnh không phải là các đường cong mềm mại mà là các đường thẳng đứng.

kichbancuoinam20a1

Một DN nhập khẩu có một hợp đồng thanh toán chậm giả sử còn lại 1 triệu usd. Tỷ giá tăng thêm 1000đ mỗi đô la thì DN bị thiệt hại 1 tỷ đồng. Mà các DN nhập khẩu lớn nói chung ít khi thanh toán ngay lắm, thường sẽ thanh toán chậm phần lớn.

 

II.Các thảm họa do tư nhiên và cả do con người.

Ngày 11/3/2011 một trận động đất sóng thần lớn nhất trong lịch sử Nhật Bản có tâm chấn cách nhật bản 70km về phía đông đã xóa sổ nhiều thị trấn, gây sự cố rò rỉ hạt nhân và khiến hàng nghìn người dân rơi vào tình cảnh tuyệt vọng. Thảm họa đã gây thiệt hại cho Nhật Bản 300 tỷ đô la, 19.000 người chết và việc xử lý vẫn còn kéo dài tới ngày nay.

Trận động đất tại Ấn Độ Dương năm 2004 hơn 9 độ richte lớn thứ hai trong lịch sử tạo ra các đợt sóng thần khiến 230.000 chết, 125.000 người thương tích, 1,69 triệu người phải di tản.

Khủng bố 11/9/2001 tại hai tòa tháp trung tâm của Mỹ khiến 2000 người chết và đặc biệt gây thiệt hại về kinh tế chỉ xếp sau Đại suy thoái 1929.

khung hoang bat nguon tu tham hoa

Các thảm họa tự nhiên hay do khủng bố gây ra diễn ra ở nước nào thì người dân, DN nước đó bị ảnh hưởng trước hết cho dù có cách xa trung tâm thảm họa tới đâu. Đó là ảnh hưởng về mặt kinh tế khi chính phủ sẽ phải dồn sức vào tái thiết vùng ảnh hưởng. Nó ảnh hưởng tới niềm tin nhà đầu tư khi họ tháo chạy khỏi thị trường châm ngòi cho suy thoái.  Nọ tạo ra sự bất an của người dân khiến họ muốn tích trữ thay vì chi tiêu hay đầu tư.

Trong chiến lược thâm nhập thị trường nước ngoài thì ngoài các yếu tố phải tính tới như là một DN trong nước thì còn là các yếu tố về chính trị của chính nước sở tại nữa.

 

chay nha may may

Cháy nổ chủ yếu mang yếu tố chủ quan của con người, diễn ra mức độ thường xuyên hơn. Các DN kinh doanh da giày, may mặc, đồ dễ cháy nói chung rất sợ điều này. Những sự kiện kiểu như ngày mai chuyển hàng cho khách hàng, tối cháy cả kho xảy ra nhan nhản. DN cho dù có mua bảo hiểm cũng như là một cú cùi chỏ vào bụng.

Theo chienluocsong.com

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

603 lượt xem