Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

Tại Sao Bạn Cần Lập Kế Hoạch Cho Năm 2018, Chứ Không Phải 2017

Trước khi đặt bút viết chương đầu tiên của Harry Potter, J. K. Rowling lên kế hoạch cho bảy năm học của Harry tại Hogwarts. Harry Porter là một trong những bộ sách được đọc nhiều nhất mọi thời đại. Trước khi thực hiện tập phim Star Wars đầu tiên vào những năm 70, George Lucas lên kế hoạch cho ít nhất sáu bộ phim và bắt đầu từ Tập 4, thay vì từ tập đầu điên. Hơn 40 năm sau đó, cả thế giới vẫn tiếp tục háo hức đón những bộ phim Star Wars mới. Điều này sẽ không bao giờ xảy ra nếu Lucas không có một tầm nhìn xa, và một kế hoạch thấu đáo từ trước. Chân lý rút ra ở đây hết sức đơn giản: Đừng chỉ gieo một cái cây, hãy gieo lên cả một khu vườn

Harry Porter sẽ khác biệt thế nào nếu như Rowling bắt đầu cuốn sách mà không hề có kế hoạch nào xa hơn tập đầu tiên? Có lẽ nó đã chỉ là một cuốn sách về một câu bé, đến trường, giết kẻ xấu. Đến cuối câu chuyện, Rowling hoàn toàn có thể viết tập tiếp theo hoặc không.

  Thay vì đó, nhờ “bắt đầu với kết thúc trong tay”, Rowling đã định hướng và kể câu chuyện của tập đầu tiên một cách rất khác. Harry Porter và Hòn đá phù thuỷ, dù là một cuốn sách hay, nhưng nó còn là một mắt xích xuất sắc hơn thế, dẫn dắt người đọc tới cuốn sách tiếp theo.   Không chỉ vậy, nhờ có sẵn những mục tiêu dài hạn, Rowling đã có thể tạo nên một câu chuyện lớn hơn rất nhiều Hòn đá phù thuỷ. Nhà văn đã thoáng báo hiệu những chi tiết mà người đọc phải mất vài năm sau đó mới có thể nhận ra.   Bà đã gieo những hạt mầm đó từ rất sớm và rất thấu đáo, vậy nên cuốn sau là sự tiếp nối của cuốn trước, thay vì là những câu chuyện riêng lẻ ngẫu nhiên được chắp nối với nhau như một vài dòng truyện khác mà chúng ta biết.     Rất ít người chọn cách sống như vậy Bạn là nhà văn cho chính tự sự của mình. Vậy nhưng bạn đã bao giờ lên kế hoạch cho cả năm dựa vào những mong muốn của mình vào năm sau và năm sau nữa không?   Nếu như, giống Rowling, câu chuyện năm nay của bạn được dựa vào những gì bạn muốn làm trong 1, 3, hay 5 năm nữa?   Tất cả những gì bạn làm bây giờ đều là một sự chuẩn bị cho điều gì đó trong tương lai.   Những mục tiêu năm mới (“Yearly Resolution”) chỉ là phương pháp để bạn đến đích, nhưng bản thân chúng không phải là đích đến.   Tất cả mọi thứ bạn làm đều là định hướng. Bạn có đang định hướng để bản thân mình làm những điều SIÊU TUYỆT trong 1, 3, hay 5 năm sau?   “Nhưng tôi không thể lên kế hoạch cho tương lai! Thế giới thực nào có như Hogwarts?”   Tất nhiên, thế giới thực là thay đổi không ngừng. Bạn không thể lên kế hoạch trước cho mọi thứ. Vậy nên như nhà văn Tony Robbins đã từng nói: “Hãy đưa ra những quyết định tận tâm, nhưng linh hoạt trong phương pháp thực hiện nó.”   Đó chính là sự khác biệt giữa phần thiểu số và phần đa số trên thế giới. Phần lớn mọi người không đưa ra những quyết định tận tâm. Đó là lí do mà chỉ có 8% mọi người hoàn thành được những Mục Tiêu Năm Mới của mình!   Trong một bài phỏng vấn, Triệu phú John Assaraf đã từng chia sẻ về cách người ‘mentor’ đầu tiên của ông dạy cho ông về cách đặt mục tiêu:   Chuyện sau khi đặt mục tiêu cho nhiều lĩnh vực trong cuộc sống của mình (sức khoẻ, tâm hồn, tài chính, mối quan hệ, …) suốt 1 năm, 3 năm, rồi 25 năm, Assaraf được thầy của mình hỏi:   “Các mục tiêu này, anh thích đạt được nó, hay anh quyết tâm đạt được nó?” “Có khác biệt gì giữa hai thái độ đó?” “Nếu anh chỉ thích thú, anh sẽ nghĩ ra đủ câu chuyện, bao biện, lí do, và hoàn cảnh để chỉ ra mình không thể đạt được mục tiêu. Nhưng nếu anh tận tậm với những quyết định này, anh sẽ vứt mọi lí do và bao biện ra ngoài cửa sổ. Anh sẽ làm mọi thứ anh cần để đạt được mục tiêu.”   Hẳn cuộc sống của Assaraf’s bây giờ không giống hệt như những mục tiêu ông đã đặt năm 19 tuổi. Nhưng chắc chắn những mục tiêu đó đã làm nên con người ông hôm nay.   Assaraf đã chơi một cuộc chơi lớn hơn đa số mọi người và viết nên một câu chuyện rất khác biệt.   Khoa học không biết nói dối Một trong những phát hiện lớn nhất của ngành tâm lý học trong suốt 30 năm qua, đó là những người tin vào hiệu suất cá nhân và mang tâm điểm kiểm soát hướng nội thường làm việc tốt hơn hẳn tất cả mọi người khác:   Tin vào hiệu suất cá nhân (Self-efficacy) = niềm tin năng lực cá nhân của mình có thể đạt được mục tiêu mình đã định ra. Bạn có thể nghĩ đến từ “tự tin”.   Tâm điểm tập trung hướng nội (Internal locus of control) = niềm tin rằng bạn, chứ không phải bất cứ ngoại cảnh nào, quyết định cuộc đời của chính bạn.   Tâm điểm kiểm soát hướng ngoại (External locus of control) = niềm tin rằng những yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng quan trọng tới cuộc đời bạn.   Phần lớn dân số không quá tin vào hiệu suất cá nhân và họ mang tâm điểm kiểm soát hướng ngoại, biểu hiện của họ có thể kể đến:

  • Không thích đặt những mục tiêu thử thách
  • Không hay nhận các vai trò lãnh đạo
  • Hay trải qua các cảm giác bị động
  • Hay bị nản và lo âu
  • Hay có cảm giác thiếu động lực
  • Có một cái nhìn bi quan vào tương lai
  • Có mức độ hài lòng trong công việc thấp và thể hiện kém trong công việc
  • Có mức độ hài lòng thấp với cuộc sống
  • Có nhiều khả năng gặp các vấn đề sức khoẻ hơn
  • Hay gặp stress hơn

Danh sách không dừng tại đây nhưng bạn hiểu rồi đó.   Đối với người có niềm tin cao vào hiệu suất cá nhân và mang tâm điểm tập trung hướng nội, danh sách của họ ngược lại hoàn toàn.   Lời nói dối lớn nhất trong xã hội của chúng ta ngày hôm nay Thế giới có đang thay đổi chóng mặt? Có.   Các yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn khó để tiên đoán trước? Đúng vậy.   Bạn không thể kiểm soát được cuộc sống của mình? Hoàn toàn sai! Tôi không quan tâm ai là Tổng thống của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Bạn có thể phát triển hay lụi bại bất kể Tổng thống là ai và Tổng thổng không phải là người quyết định được điều đó.   Nhưng đây lại là lời nói dối được nói nhiều nhất hiện nay: Rằng bạn không thể kiểm soát được những gì diễn ra trong cuộc sống của chính bạn!   Tỷ phú Peter Thiel, người sáng lập ra hệ thống thanh toán PayPal, từng nói:   “Thái độ vô định với tương lai chính là lời giải thích cho những gì sai lầm trong thế giới của chúng ta ngày hôm nay. Quy trình được đánh giá cao hơn bản chất vấn đề, vậy nên khi con người không đặt ra kế hoạch cụ thể mà chỉ cố hết sức theo những luật lệ được đưa ra trước đó để có nhiều lựa chọn nhất có thể. Điều này có thể lấy minh chứng là nền giáo dục Mỹ hiện giờ. Tại trường cấp hai, ta được khuyến khích tham gia càng nhiều “hoạt động ngoại khoá” càng tốt. Tại trường trung học, những học sinh tham vọng càng phấn đấu mãnh liệt để hiểu biết trong mọi lĩnh vực.   Đến lúc học Đại học, anh ta đã dành cả một thập kỉ trong cuộc đời mình để tổng hợp nên một chiếc CV thập cẩm mà mù mờ, sẵn sàng cho một tương lai hoàn toàn vô định.   Anh ta đã sẵn sàng đó - nhưng chẳng sẵn sàng với một điều gì cụ thể”   Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn thuê quản lý công trình xây cho mình một ngôi nhà và ông ta nói rằng: “Khỏi mất công đưa chúng tôi bản thiết kế nhà nữa. Xét cho cùng thì bạn chẳng thể nào lên kế hoạch cho bất cứ thứ gì. Vậy nên tôi cũng không thể hứa trước nhà cậu sẽ ra như thế nào đâu.”   Khi xây một ngôi nhà, bạn có một kế hoạch. Bạn theo đuổi kế hoạch đó và tuân theo một số quy luật nhất định, như là các luật toán học. Vậy nên bạn không cảm thấy ngạc nhiên với kết quả bạn nhận được. Hay nói cách khác, bạn sẽ không gặp phải những bức tưởng chênh nhau không thẳng hàng. Bạn sẽ không gặp phải phòng tắm thay cho nơi mịnh định làm nhà bếp.   Có rất ít người muốn nhận trách nhiệm với quyết định của mình Thật dễ dàng để tin rằng bạn không có trách nhiệm với những gì xảy ra trong cuộc đời bạn.   Nó càng khó hơn để tin rằng ngay lúc này, bạn đang đưa ra những quyết định sẽ định hình tương lai của mình.   Ngay giây phút này, bạn đang đọc bài viết này.   Ai là người chịu trách nhiệm cho việc đó?   Bạn là người click vào đường link đã dẫn đến bài viết này phải không?   Bạn hoàn toàn kiểm soát được hành động đó chứ?   Giây phút mà bạn nhận ra rằng bạn có trách nhiệm hoàn toàn với mọi phương diện trong cuộc sống của mình chính là lúc mà bạn chính thức HOÀN TOÀN TỰ DO!   Nếu có ai đó hay cái gì đó chịu trách nhiệm với sức khoẻ của bạn, bạn sẽ không cố gắng hết sức để trở nên khoẻ mạnh hơn.   Nếu có ai đó hay cái gì đó chịu trách nhiệm với bạn và những người thân, bạn sẽ không cố gắng hết sức để chu cấp cho gia đình bạn.   Nếu có ai đó hoặc cái gì đó chịu trách nhiệm với tương lai của bạn, thì giống như đa số những người khác, bạn sẽ là sản phẩm của những ngoại cảnh.   Nhà văn, diễn giả Jim Rohn từng nói, “Hãy để người khác sống những cuộc đời nhỏ bé, không phải bạn. Hãy để người khác tranh cãi về những điều vụn vặt, không phải bạn. Hãy để người khác khóc than về những tổn thương không đáng kể, không phải bạn. Và hãy để người khác đặt tương lai của họ vào trong tay ai ai, không phải bạn.”   Sống một cuộc đời được thiết kế bởi lý trí “Cách tốt nhất để tiên đoán tương lai là tạo ra nó” - Abraham Lincoln   Nói tóm lại, đây là cách sống đó có thể trở thành thực tế:

  1. Bạn phải tin rằng BẠN CÓ KIỂM SOÁT với những thứ xảy ra trong cuộc đời mình (tâm điểm kiểm soát hướng nội)
  2. Bạn phải tin rằng BẠN CÓ KHẢ NĂNG để biến những điều đó thành hiện thức (tin vào hiệu suất cá nhân)
  3. Bạn phải tin rằng bạn, và chỉ có bạn, CHỊU TRÁCH NHIỆM với những quyết định của mình
  4. Bạn phải có NIỀM TIN rằng những gì bạn tìm kiếm, nhất định sẽ đến

  “Mọi thứ kết thúc rồi sẽ ổn. Nếu nó chưa ổn, thì mọi chuyện vẫn chưa kết thúc.” - John Lennon Nguồn : hrc.com.vn

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

1,309 lượt xem