Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

Tại Sao Mỗi Doanh Nhân Cần Có Một Mentor?

Giống như rất nhiều người thành công trong công việc và cuộc sống, tôi có thể tự tin nói rằng tôi không thể trở thành tôi ngày hôm nay nếu không có những mentors của mình.

Tôi đã viết trong những bài viết trước, tôi luôn luôn nhận ra giá trị của việc có (và trở thành) một mentor như những gì tôi đã và đang làm. Là một doanh nhân trẻ, bạn rất dễ rơi vào cái bẫy “tôi là kẻ đỉnh nhất và tôi biết tất cả mọi thứ”, mọi thứ thường đến cùng với những dư vị đầu tiên của sự thành công. Nó thậm chí còn dễ dàng hơn cả cảm giác sợ hãi hay tự cao để nhờ vả ai điều gì đó.

May mắn thay, tôi đã nhanh chóng nhận ra điều này từ rất sớm, khi còn là một doanh nhân mới vào nghề với đầy bế tắc. Theo thứ tự, tôi biết rằng để mang doanh nghiệp của tôi lên một tầm cao mới, tôi cần phải nói chuyện với mọi người.

Thế nên tôi đã tạm cất đi niềm kiêu hãnh của mình, tìm tới một số người, cả những người đang phát triển mối quan hệ với tôi, kể cả sau 10 năm trời thành công và trải nghiệm, vẫn tồn tại tới ngày hôm nay. Đó là một trong những “vụ làm ăn” và quyết định cá nhân sáng suốt nhất mà tôi từng có được.

Nếu doanh nghiệp của bạn đang ở trong thời điểm hoạt động không tốt hoặc bạn đang có những vấn đề với việc đem doanh nghiệp của mình lên một bước tiến mới, bạn cần phải tiếp cận và kết nối với những người có thể giúp đỡ bạn. Cơ hội luôn ở xung quanh, nó không chỉ ảnh hưởng tới công việc kinh doanh của bạn theo cách mà bạn nghĩ rằng không bao giờ xảy ra, mà còn khiến bạn trở thành một người tốt hơn.

TÌM HIỂU VỀ MENTORING

Tôi nghĩ rằng rất nhiều người lảng tránh việc xây dựng các mối quan hệ mentoring vì 3 lí do chính sau đây:1. Họ không biết bắt đầu như thế nào2. Họ quá tự hào về bản thân.3. Họ tin rằng điều đó lãng phí thời gian.

Rất nhiều người đã thất bại trong việc nhận ra giá trị đích thực của việc có một ai đó để nói chuyện hoặc giao lưu, và điều này thực sự đáng xấu hổ, bởi vì mentoring là vấn đề ở đây. Nó khiến mọi thứ trở nên khác biệt và nó có thể ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của bạn qua những cách hữu hình.

MicroMentor.org

 

 là một dịch vụ miễn phí và rất dễ sử dụng để kết nối những doanh nhân với những tình nguyện viên mentors để họ có thể giải quyết các vấn đề và xây dựng các doanh nghiệp cùng với nhau. Vào năm 2012, họ đã tiến hành khảo sát người dùng dịch vụ của mình và tìm ra rằng: những người được cố vấn đã tăng thu doanh thu của họ lên trung bình là 47,000 đô la Mỹ, hoặc 106%, và những người không được cố vấn chỉ tăng doanh thu trung bình tới 6,600 đô la Mỹ, tương đương với 14%.

Nếu những con số trên chưa đủ tính thuyết phục, MicroMentor cũng đã chỉ ra rằng 49% các kế hoạch kinh doanh trước khi khởi động được cố vấn trên thực tế đã đi vào hoạt động và 82% trong số đó tồn tại khoảng 1 đến 2 năm. Theo như MicroMentor, 13% cao hơn con tỉ lệ tồn tại trung bình doanh nghiệp mới tại Mỹ.

Mentoring không chỉ là lợi ích của doanh nhân và nhưng người chủ doanh nghiệp, nó còn có lợi cho cả những người hành nghề chuyên nghiệp đang tìm kiếm cơ hội tốt hơn cho con đường nghề nghiệp.

Trong một bài báo khác viết về mentoring, tác giả Lisa Quast đã viết về quá trình tìm kiếm của một nghiên cứu nhiều năm về sự ảnh hưởng của mentoring tới môi trường làm việc. Nghiên cứu này theo dõi tiến độ nghề nghiệp của khoảng 1000 nhân viên trong một giai đoạn dài 5 năm và tìm ra rằng “Những nhân viên có sự cố vấn vấn tận tình đã được thăng thức nhanh gấp 5 lần so với những người không có mentors” và “Cả mentors lẫn mentees chiếm khoảng 20%, nhiều hơn so với những người không tham gia vào chương trình mentoring”.

Những con số không hề nói dối. Mentoring chính là vấn đề cốt yếu ở đây và có thể ảnh hưởng mạnh mẽ tới khả năng thành công và phát triển của bạn – cho dù bạn là doanh nhân hay đang làm việc cho ai.

NHỮNG MỐI QUAN HỆ MENTOR NỔI TIẾNG.

Mentoring không phải là một chủ đề và nó sẽ không được đặt trước cho bất cứ doanh nhân khởi nghiệp hay các nhân viên hành nghề chuyên nghiệp nào – mối quan hệ mentoring đã tồn tại trong suốt chiều dài của lịch sử và vẫn tiếp tục hình thành bởi rất nhiều những doanh nhân thành công bậc nhất hiện nay. Sau đây là một vài ví dụ:- Alexander Đại Đế được cố vấn bởi Aristotle.- Plato được cố vấn bởi Socrates.- Thomas Jefferson được cố vấn bởi Geogre Wythe- Warren Buffet được cố vấn bởi Benjamin Graham- Marc Benioff được cố vấn bởi Steve Jobs- Marissa Myrers được cố vấn bởi Larry Page và nhiều người khác.

Bạn còn có thể tìm được những ví dụ “lãng mạn” khác của mentoring trên TV và phim ảnh. Đây là một số ví dụ:- Luke Skywalker được cố vấn bởi Obi-Wan Kenobi- Captain Kirk được cố vấn bởi Captain Pike- Bruce Wayne có được sự cố vấn từ Ra’s Al Ghul & Alfred

Nếu những bộ não tuyệt vời nhất thế giới, những con người thành công nhất và những nhân vật điện ảnh được yêu thích nhất dành thời gian để tư vấn hoặc được tư vấn, nó chắc hẳn sẽ là một khoản đầu tư thời gian an toàn và thông minh.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ TÌM ĐƯỢC MỘT MENTOR?

Vậy, bạn đã biết bắt đầu như thế nào chưa? Nếu cuối cùng bạn cũng đồng ý với việc tạm dẹp đi niềm kiêu hãnh của mình và tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người khác thì bạn đã sẵn sàng để đi đúng hướng. Sau đây là các bước bạn nên thử:

Bước 1: Lập một danh sách trong các mối quan hệ cá nhân của bạn, gồm những người mà bạn đã quen và ngưỡng mộ. Họ là bạn của bạn, thành viên trong gia đình, đối tác kinh doanh hoặc bất kì ai bạn quen biết trước đó.

Bước 2: Lập một danh sách những mà bạn ngưỡng mộ nhưng không hề quen biết. Họ là người hùng của bạn, những người bạn luôn tìm kiếm trong lĩnh vực của mình, những người mà bạn thường đọc về họ hoặc bất cứ ai khiến bạn mong muốn được học hỏi.

Bước 2: Viết ra những mục đích, kì vọng, và những gì bạn có thể đáp trả lại họ. Điều quan trọng là phải xác định rõ những gì bạn muốn, bạn cần giúp đỡ, bạn hi vọng học được từ mentor của mình, và những gì bạn có thể đáp trả lại cho thời gian của họ. (ví dụ: tiền, thời gian của bạn, dịch vụ miễn phí)

Bước 4: Tiếp cận những người trong cả hai danh sách, và đưa cho họ một bản chào. Gửi một tin nhắn hoặc email thân thiện, hoặc một cú điện thoại. Bước này có một chút đáng sợ, nhưng bạn không cần phải sợ sệt gì hết! Phần lớn mọi người thích được giúp đỡ những người còn lại và chia sẻ góc nhìn và kinh nghiệm của họ.

Bước 5: Lên lịch cho cuộc gặp mặt đầu tiên. Gặp ai đó bên ngoài văn phòng hoặc địa điểm nào đó thuận tiện cho họ. Việc tạo cuộc nói chuyện đầu tiên của bạn một cách trung thực, chân thành và thoải mái một cách tốt nhất có thể là rất quan trọng.

Bước 6: Gặp những người hứng thú nói chuyện với bạn - những mentor đầy tiềm năng. Hãy có một cuộc nói chuyện trung thực về mục tiêu, mong muốn, nguyện vọng,...vân vân.

Bước 7: tiếp tục nuôi dưỡng các mối quan hệ mà bạn đã thiết lập. Phát triển một thời gian biểu gặp gỡ thật đồng nhất với những mentors. Nếu bạn đang kết nối với một hoặc hai hay thậm chí nhiều hơn, hãy tiếp tục đầu tư thời gian vào những mối quan hệ như thế này.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRỞ THÀNH MỘT MENTOR?

Một khi bạn đã bắt đầu gặp gỡ với mentor của mình, sẽ không mất quá nhiều thời gian trước khi bạn nhận ra bạn có kinh nghiệm và góc nhìn của riêng mình, thứ có thể chia sẻ với ai đó đang tìm kiếm một mentor. Điều này đã xảy ra đối với tôi. Sau nhiều năm được cố vấn bởi những người khác, tôi tự hào khi nói rằng hiện tại tôi đã cố vấn cho rất nhiều các doanh nhân, doanh nhân tương lai và các marketers, những người đã yêu cầu tôi giúp đỡ. Tôi làm điều này bởi vì tôi biết rằng nó có ý nghĩa, và bởi vì tôi tin tưởng rằng cho dù tôi có làm hay không, thì việc trở thành một mentor giúp tôi thành công gần như việc tôi được cố vấn bởi những người khác. Đó chính là vẻ đẹp của mối quan hệ mentoring: cả hai phía đều học được kinh nghiệm và đều phát triển theo cách nhân văn nhất.

Đây là những bí quyết của tôi để trở thành một mentor:

Bí quyết 1: đảm bảo rằng bạn có thời gian. Đặt một trang trên blog hay website của bạn, nói với các mối quan hệ kinh doanh của bạn, gọi cho bạn bè, hoặc làm bất cứ thứ gì bạn cần để thông báo cho mọi người rằng bạn đang sẵn sàng và rất hứng thú trong việc cố vấn cho mọi người.

Bí quyết 2: Sử dụng blog của bạn để chia sẻ với những người khác. Sử dụng blog của bạn như một cơ hội để truyền đạt lại cho người khác. Mọi người sẽ chú ý và họ sẽ gần như tiếp cận bạn để đề xuất một sự giúp đỡ 1-1.

Bí quyết 3:Chủ động với tất cả mọi người. Nếu bạn nghĩ rằng ai đó có thể sử dụng “quyền trợ giúp” của bạn, hãy tiếp cận họ một cách cá nhân. Đừng đợi họ phải liên hệ với bạn. Hãy nhớ: họ có thể quá sợ sệt hoặc quá tự cao.

Bí quyết 4: Đừng là một kẻ ngốc. Không ai thích lời khuyên từ những kẻ kiêu ngạo, những người đi ngang qua như thể họ biết tất cả các câu trả lời và làm mọi điều đúng đắn. Hãy chân thành với tất cả, hãy trung thực và đừng để mọi người nghĩ rằng bạn quá bận hoặc quá quan trọng để giúp đỡ ai đó. Nếu bạn không thể giúp đỡ hoặc bạn không nghĩ rằng bạn phù hợp, hãy cảm ơn họ vì đã nhờ vả và giới thiệu họ tới ai đó có thể.

Theo fanpage Forbes Việt Nam

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

577 lượt xem